Bạn đang xem trang 3 / 4 trang

Re:[Đô thị] Bảo tồn phố cổ Hà Nội

Đã gửi: Hai T11 17, 2008 3:26 pm
Viết bởi Ansamurai
Đã gần hơn hai tuần sau cơn đại hồng thủy ở Hà Nội, nhưng có lẽ chúng ta vẫn không quên được những hình ảnh Thủ đô chìm trong nước. Tôi tự nhủ không biết chuyện gì đã xảy ra với Hà Nội vậy?? vấn đề này là do Thiên tai hay Nhân tai??? Báo chí Việt Nam trong những ngày gần đây đang dần mổ xẻ câu chuyện này. Xin tạm dùng topic này để tiếp tục chuyển đến anh em câu trả lời cũng như cùng tìm hiểu bàn luận .



Hà Nội lụt vì "nhân tai" cộng với thiên tai

"Tôi tin rằng các chuyên gia thủy lợi đã cảnh báo rồi nhưng có lẽ tầm nhìn, sự tiếp nhận, khả năng giải quyết... ở lãnh đạo Hà Nội thì chưa có, hoặc là nhiều khi chỉ nhìn gần mà không nhìn xa nên đã dẫn đến tình trạng như bây giờ", PGS-TS Nguyễn Văn Hùng nói.

Vị ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, ông Nguyễn Văn Hùng cho rằng quy hoạch của Hà Nội đang thiếu hẳn tầm nhìn, làm theo kiểu "rách đâu vá đấy". Vỉa hè, lòng đường đều bị bê tông hóa, các hồ điều hòa bị thu hẹp. Ông Hùng kiến nghị phải tạo diện tích đất tự ngấm và bể ngầm.



Hệ quả thiếu quán xuyến quy hoạch tổng thể Hà Nội của nhiều "đời" lãnh đạo

- Thưa ông, là một chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng, ông lý giải như thế nào về trận lụt nghiêm trọng của Hà Nội mấy ngày hôm nay?

- Có lẽ đây là hệ quả của cả một quá trình mà quy hoạch tổng thể Hà Nội không được quán xuyến qua nhiều đời lãnh đạo.

Ngày xưa Hà Nội có rất nhiều hồ điều hòa, nhiều diện tích đất tự ngấm, còn bây giờ, khi Hà Nội phát triển lên rồi, lòng đường, vỉa hè thì bị bê tông hóa, mặt đất nhiều nơi là bê tông hết, khu đất nhiều nơi ngày xưa là hồ ao thì lấp đi, san nền bán, giải quyết tính kinh tế trước mắt nhưng không nhìn thấy hậu quả.

Và khi mà lượng nước nhiều lên, đường thì bê tông không thấm nước, lượng nước đổ vào không có chỗ chứa thì phải dồn ra kênh mương, muốn thoát được nước thì phải có độ chênh mặt nước để có thể chuyển từ này sang nơi khác theo nguyên tắc bình thông nhau.

Nhưng ở Hà Nội bây giờ, các kênh thoát nước và nhất là các trạm để bơm từ các hồ chứa ra ngoài không còn độ chênh mặt nước nữa khiến nước ứ lại. Chưa kể xây dựng thì không có quy hoạch, xây thì lấp cả dòng chảy của nó, bản thân các con đường không theo quy hoạch gì cả, có những chỗ giống yên ngựa, lõm xuống, nước sẽ tụ vào đấy, và khi độ chênh lệch mặt nước giữa hồ ao chứa và những dòng kênh chính thoát ra ngoài không có thì đương nhiên thành phố sẽ ngập hết khi lượng mưa lớn.

Bê tông hóa, nước Hà Nội chảy về đâu?


- Như vậy, bài toán đặt ra là phải tạo độ chênh mặt nước cho Hà Nội?

Đúng như vậy. Nếu chúng ta không biết cách tạo độ chênh mặt nước và nếu chỉ có giải pháp giai đoạn 1 làm hết 2.500 tỷ thì đến giai đoạn 2 nếu không giải được bài toán làm sao xử lý được lượng nước đổ ra kênh mương thì chúng ta sẽ còn chịu lụt.

Hà Nội hiện nay mới làm xong việc thoát nước giai đoạn 1. Hà Nội đã bê tông hóa hết rồi, vậy nước chảy đi đâu? Chỉ chảy ra sông Hồng, hoặc sông Kim Ngưu... Bây giờ chỉ thấy dùng máy bơm, mỗi giờ chỉ được 160.000 mét khối/giờ, thế thì liệu có giải quyết được bài toán ấy không? Cho nên có lẽ trong từng khu đô thị, vài tòa nhà là phải tạo ra một bể ngầm chứa nước.

Ở những vườn hoa, phải tạo ra những bể ngầm lấy nước dùng để cứu hỏa, tưới cây, rửa đường vừa là để chống mất nước mặt, giảm độ thất thoát nước ngầm, đồng thời Hà Nội sẽ đỡ sụt lún và sẽ đỡ ngập. Cộng với việc làm thêm những kênh mương và khơi thông dòng chảy.

Hiện công nhân thoát nước Hà Nội mỗi khi thành phố ngập chỉ đi khơi thông dòng chảy, như thế thì không giải quyết được nhiều nếu như không giải quyết được độ chênh của mặt nước. Và nếu Hà Nội không tạo được độ chênh giữa mặt nước đường phố và mặt nước các sông như Kim Ngưu thì thoát đi đâu, chỉ có thể ngập thôi.

- Để giải bài toán này, điều kiện tiên quyết là gì?

Giải quyết bài toán úng ngập của Hà Nội có lẽ cũng giống như chống úng ngập trong kinh tế hay trong giáo dục, là phải có giải pháp đồng bộ, tổng thể, nhất quán và khách quan.

Hà Nội phải làm sao tìm ra giải pháp để nước chảy ra kênh mương, đồng thời cải tạo các cống, các ống thoát nước làm sao cho thông thoáng. Chứ khi sông Kim Ngưu hay các hồ điều hòa như hồ Tây, hồ Thuyền Quang, hồ Hoàn Kiếm, Ba Mẫu bị thu hẹp hoặc biến mất, thì chúng ta phải làm bể ngầm, rồi làm những đường thoát nước ra sông Hồng, không thì Hà Nội sẽ trở thành "Hà Lội".

Trách nhiệm tập thể ?

- Các chuyên gia như ông đã bao giờ từng kiến nghị những việc này với Hà Nội chưa?

- Tôi tin rằng các chuyên gia thủy lợi đã cảnh báo rồi nhưng có lẽ tầm nhìn, sự tiếp nhận, khả năng giải quyết... thì chưa có, hoặc là nhiều khi chỉ nhìn gần mà không nhìn xa nên đã dẫn đến tình trạng như bây giờ.

- Trách nhiệm thuộc về ai? Ông Chủ tịch TP, ông Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc hay Giám đốc Sở Xây dựng?

- Có lẽ nói về trách nhiệm thì ta hay nói đến trách nhiệm tập thể, từ Đảng, chính quyền đến các cơ quan chuyên môn tham mưu.

Tính từ khâu quy hoạch thì đâu đến nỗi!

- Những việc như ông nói: làm bể thấm, dành diện tích hợp lý dành cho cỏ ở vỉa hè... để thấm nước có tốn kém nhiều cho Hà Nội không?

- Nếu ngay ban đầu khi quy hoạch từng khu đô thị đã tính đến thì đâu đến nỗi. Chúng ta vẫn thường làm đi làm lại vỉa hè, ngay cả công viên Thống Nhất cũng đổ toàn bộ vỉa hè bê tông nhựa... thì chúng ta phải làm lại, tất nhiên khắc phục thì khó hơn nhưng thà muộn còn hơn không bao giờ.

Giải quyết thì chúng ta có thể làm từng khu một, từng nhà một có bể... thì sẽ chia sẻ gánh nặng xã hội. Mà xét cho cùng, nếu là Nhà nước làm chăng nữa thì chi phí cũng là của dân cả. Quan trọng nhất là phải có quy định: mỗi nhà diện tích mặt mái là bao nhiêu, mặt bể bao nhiêu, một khu đô thị phải có bể chứa là bao nhiêu.

Hiện Hà Nội đang chống ngập bằng cách gì? Cứ đắp đường lên cao, nhà lại thấp hơn, thành ra những khu như Bạch Mai không những ngập ngoài đường mà còn ngập trong nhà nữa. Chuyện này các nước khác không bao giờ có.

Quy hoạch chắp vá, rách đâu vá đấy

- Nhiều người Hà Nội thắc mắc rằng ở khu vực do người Pháp làm thì không hề lụt?

- Có lẽ là khu trong thì khả năng thoát nước lớn hơn. Khu ngoài thì còn đang xây dựng ngổn ngang  và có lẽ tích diện ống cống thì người ta tính toán đủ hết rồi.

Các chuyên gia hồi đó đã nhìn xa, làm lớn, trông rộng, với cái nhìn của những kinh tế gia. Nó giống như ở phương Tây, đường phố họ nhìn xa trông rộng thiết kế quy hoạch đâu ra đấy, chứ không làm như ta, theo kiểu chắp vá, rách đâu vá đấy.

Lắm lúc tắc đường chúng ta cứ đổ cho dân trí nhưng thực ra cũng phải nói đến trách nhiệm của những người hoạch định chính sách, những người làm công tác quy hoạch.

Ta thì giật gấu vá vai chăng, hay là đầu óc nông dân, làm một cái nhà ra nhà, cống ra cống thì cũng khó.

Muộn còn hơn không...

- Theo ông, sau trận lụt này, lãnh đạo Hà Nội có nên gặp các chuyên gia, nghe chuyên gia nói và lắng nghe họ không?

- Tôi cho rằng chúng ta tổ chức hội thảo thì cũng nhiều, chuyên gia cũng không phải thiếu, trí tuệ VN thừa sức giải quyết vấn đề. Các nhà hoạch định chính sách, các nhà khoa học cùng các nhà thực thi vấn đề mà phối hợp với nhau thì tôi nghĩ là làm được.

Nhưng nhiều khi người ta nghĩ đến kinh phí. Trong khi lẽ ra phải biết nghĩ đến việc dồn kinh phí cho việc nào lớn. Khi mà thấy trách nhiệm với người dân càng lớn thì càng phải thấy phải có chính sách để làm sớm và làm nhanh.




Thiệt hại đợt lụt này tổn hại lớn nhất đến tâm lý người dân, họ cảm thấy cuộc sống của họ không được đảm bảo, chưa kể tổn hại kinh tế là phải nghỉ việc, đi muộn, xe máy, ô tô hỏng... Người dân cảm thấy lãnh đạo chưa quan tâm đến cuộc sống của họ, làm sao bộ máy lãnh đạo phải thấy đó là trách nhiệm và giải quyết.

Tôi xin nhắc lại, giải pháp phải đồng bộ, tổng thể, nhất quán và khách quan.  Tôi từng nói với một lãnh đạo của Hà Nội là trách nhiệm của lãnh đạo Hà Nội với người dân cần cao hơn. Làm thủy lợi không làm mà làm thủy hại, lỗi này là do nhân tai cộng với thiên tai.

Vân Anh

http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5211/index.aspx

Re:[Đô thị] Bảo tồn phố cổ Hà Nội

Đã gửi: Hai T11 17, 2008 3:37 pm
Viết bởi Ansamurai
Vì sao đô thị mới Hà Nội ngập lụt?

Trận mưa lịch sử ở Hà Nội vừa qua đã cho thấy, thành phố sẽ còn nhiều việc phải làm, chứ không hẳn chỉ là chuyện nâng công suất trạm bơm thoát nước.

Mưa trong vòng ba ngày đêm liên tục, ấy vậy mà phần lớn các khu đô thị, các đường phố cũ của Hà Nội không bị ảnh hưởng úng ngập bao nhiêu. Trong khi đó, hầu hết các khu đô thị của thành phố mới được xây dựng trong vòng chục năm trở lại đây lại rơi vào tình trạng “biển nước”. Vậy nguyên nhân là từ đâu?

VnEconomy đã trao đổi với GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, một chuyên gia hàng đầu về vấn đề đất đai, đô thị để có thể phần nào thấy được nguyên nhân của ngập lụt tại các khu đô thị mới của Hà Nội.

Ông Đặng Hùng Võ nói:

- Trận lụt lịch sử của Hà Nội vừa qua cho thấy, việc đặt ra một độ cao chuẩn của thành phố để các công trình xây dựng phải có nền cao hơn độ cao đó, bảo đảm tránh được ngập lụt kể cả khi gặp phải trường hợp xấu nhất là hết sức cần thiết.

Vấn đề xác định một độ cao chuẩn cho thành phố đã được Tp.HCM đã xem xét rất nhiều lần, thì ngược lại, các cơ quan chức năng của Hà Nội lại chưa một lần bàn đến vấn đề này.

Chính vì vậy, qua trận mưa liên tục trong ba ngày liền khiến nhiều khu, đặc biệt là những khu dân cư mới của thành phố ngập lụt nặng thì các cơ quan chức năng cũng như người dân Thủ đô mới nhận ra một điều, trước đây họ không thể hình dung là Hà Nội lại có thể ngập đến thế.

Cũng chính vì vậy mà sau trận lụt, nhiều người cũng cho rằng, Hà Nội cũng nên có một cốt chuẩn để làm cơ sở khi xây dựng các khu dân cư, dịch vụ… vượt quá cốt chuẩn đó mới đảm bảo không bị ngập lụt.

Hiện nay, tất cả các tỉnh, thành trên cả nước đều có bản đồ địa hình chi tiết (về độ cao) và cũng có số liệu đo đạc thủy văn chi tiết (mức nước theo mùa). Riêng Hà Nội và Tp.HCM đã có bản đồ địa hình tỷ lệ 1/500.

Như vậy, độ cao của từng khu vực, từng đường phố, độ dốc… là đều đã có đầy đủ. Vấn đề là khi quy hoạch thì phải tính độ cao đến mức an toàn, trong trường hợp bị lũ xấu nhất thì cũng không để người dân bị ngập lụt. Tất nhiên, độ cao chuẩn được xác định kết hợp với giải pháp thoát nước của thành phố.

Một điểm cần phải lưu ý, trong khi các khu dân cư cũ của Hà Nội hầu như không bị ảnh hưởng của ngập lụt, thì hầu hết các khu đô thị mới của Hà Nội lại bị ngập nặng. Như vậy là trong quy hoạch Thăng Long, Đông Đô cũ, các tiền nhân đã tính toán rất kỹ điểm này.

Điều này đã cho thấy, trong quá trình phát triển đô thị gần đây, chúng ta chưa tính đến việc nên bày đặt khu dân cư vào đâu cho khỏi bị lụt. Những chỗ có thể bị ngập thì phải tôn cao nền kết hợp với giải pháp thoát nước hợp lý, nếu không bảo đảm điều kiện này thì chỉ nên quy hoạch vào những khu đất có nền tự nhiên cao hơn, không thể thiếu yếu tố này mà lại để người dân chịu ngập lụt.

Thứ nữa, cần phải nói thêm vấn đề xây dựng hạ tầng thoát nước của đô thị phải tính toán đủ cho tình trạng ngập lụt xấu nhất. Ở các nước, giá nhà chung cao là bởi vì công trình hạ tầng của họ rất tốn kém, tức là họ bảo đảm không bao giờ có cảnh rủi ro do ngập lụt, mất nước, mất điện… Ở ta, nhiều nhà đầu tư chỉ tính tới diện tích nhiều, xây dựng nhanh, tốn kém ít để làm ra cho mình nhiều lợi nhuận.

Tiếp theo, công nghệ, kỹ thuật xây dựng cũng cần phải được tính đến sao cho dù mưa liên tục cũng không ảnh hưởng tới đời sống cư dân. Không thể có tình trạng xây dựng các tầng ngầm dưới đất để rồi khi mưa lớn thì trở thành bể chứa nước, hàng trăm ôtô ở đó phải chịu ngâm nước trong tầng hầm.

Nhưng khi xây dựng một khu đô thị thì chắc là cơ quan quản lý phải có quy định đối với chủ đầu tư về độ cao cốt nền, thưa ông?

Độ cao an toàn là một yếu tố phải tính đến ngay từ quy hoạch đô thị, sau đó cần được xét duyệt cụ thể cho từng công trình xây dựng kết hợp với giải pháp thoát nước.

Trong các quy định của ta, có tiêu chuẩn về độ cao nhưng chủ yếu là xem xét tới việc phù hợp với cảnh quan đô thị là chính. Một độ cao an toàn tránh ngập lụt dường như vẫn chưa được đề cập thật tấu đáo. Tp.HCM bị ngập lụt nhiều, chính quyền thành phố đã nhiều lần thảo luận, bàn bạc đến một cốt chuẩn cho thành phố nhưng rồi vẫn chưa xác định được cốt chuẩn đó là bao nhiêu.

Vậy, vì sao đến thời điểm này vẫn chưa có một tiêu chuẩn nào cho các khu đô thị về độ cao san nền?

Phải nói là chúng ta chưa quan tâm nhiều tới công tác điều tra cơ bản và sử dụng các số liệu điều tra cơ bản vào quản lý. Đây là một thiếu sót trong nghiệp vụ quản lý, chưa quan tâm tới những tình huống xấu nhất có thể xẩy ra do tác động của các tai biến thiên nhiên.

Khi quy hoạch các đô thị, khu dân cư, chưa đặt được ra những tiêu chuẩn có liên quan tới bão, lũ, lụt, động đất... Chính vì vậy, thật vô lý khi ngập lụt xảy ra thì lại đổ cho các trạm bơm đã quá tải. Giải pháp phải đồng bộ, khả năng ngập lụt xấu nhất phải gắn với giải pháp thoát nước của toàn thành phố và từng khu vực.

Ông nói như vậy có nghĩa là dù sao thì trách nhiệm vẫn thuộc về các cơ quan quản lý, thưa ông?

Đúng vậy, dù lỗi ở đâu thì các cơ quan quản lý, người quản lý đều phải chịu trách nhiệm. Bởi đơn giản, dù ngay trong trường hợp lỗi thuộc chủ đầu tư, có ăn bớt độ cao khi san nền thì cơ quan quản lý phải thực hiện công tác kiểm tra thường xuyên để phát hiện và uốn nắn kịp thời.

Độ cao san nền chắc chắn có "vấn đề"

Hiện có ý kiến cho rằng, nguyên nhân khiến các khu đô thị mới bị ngập là còn do các chủ đầu tư ăn bớt độ cao san nền khi thi công, thưa ông?

Hiện nay, chưa có số liệu điều tra về vấn đề này nên cũng chưa thể khẳng định là khu nào đúng với độ cao được duyệt, khu nào bị ăn bớt độ cao.

Tuy nhiên, nếu điều tra thì chắc chắn chúng ta sẽ tìm được độ cao được duyệt là bao nhiêu và độ cao thực hiện là bao nhiêu, người duyệt có làm đúng hay không, hay là do chủ đầu tư không thực hiện đúng bản đã duyệt.

Nhưng có thể thấy rõ một điều là rất nhiều khu đô thị mới đã phải chịu cảnh úng ngập thì chắc chắn sẽ có lỗi về độ cao san nền, vấn đề là lỗi đó thuộc về hoặc người ban hành quy định, hay người duyệt thiết kế, hoặc chủ đầu tư thực hiện.

Đối với nhà đầu tư ăn xổi thì người ta chỉ tính đến lợi nhuận nên họ sẽ không bao giờ tính đến kịch bản khi ngập lụt nặng xẩy ra. Còn nhà đầu tư nghiêm túc thì không những họ sẽ không ăn bớt độ san nền mà họ còn phải tính kỹ cao trình mặt nền của khu đó là bao nhiêu, mực nước lụt cao nhất của khu đấy là bao nhiêu, giải pháp thoát nước thế nào để có căn cứ san nền, bảo đảm quyền lợi của người dân.

Nhưng nếu phát hiện ra chủ đẩu tư ăn bớt độ san nền thì người dân có thể kiện được không ông?

Tất nhiên là có thể kiện nếu phát hiện được chủ đầu tư ăn bớt so với thiết kế được duyệt. Nếu chủ đầu tư không ăn bớt gì thì cũng khó kiện khi trong hợp đồng mua nhà ở trước đây không ghi điều khoản gì về những rủi ro có thể trong tương lai.

Thường người dân không thông thạo về pháp luật hợp đồng nên không mấy ai để ý tới đến điều khoản dài dòng này. Một nhẽ khác, thiếu nguồn cung về nhà nên chen chân mua được là tốt rồi, thêm nhiều điều khoản phức tạp vào hợp đồng thì khó mà mua được. Người mua nhà ở tại nước ta vẫn bị thiệt thòi như vậy.

Nhưng với khá nhiều khu đô thị mới bị ngập lụt nặng thì ông có quan điểm như thế nào về tính “nghiêm túc” của chủ đầu tư trong việc đảm bảo cốt nền của các khu đô thị?

Đợt mưa vừa rồi là một bài học lớn để chúng ta thực hiện tổng rà soát lại các khâu quản lý đô thị, từ khâu điều tra cơ bản, xây dựng quy hoạch và phê duyệt quy hoạch các cấp, các ngành, tới khâu phê duyệt cho từng dự án xây dựng, quy trình giám sát thi công và kiểm tra thực hiện đối với chủ đầu tư... Nhiều tiêu chí phát triển đô thị phải tính toán lại trong mối quan hệ với sự tác động của tự nhiên, môi trường, xã hội, và gắn với các tiến bộ công nghệ trong xây dựng.

Một trong các tiêu chí cần đề cập tới là xác định độ cao chuẩn của các công trình xây dựng trong đô thị nhằm bảo đảm an toàn khi lụt xấu nhất xẩy ra gắn với giải pháp thoát nước cho toàn thành phố và mạng thoát nước cho từng khu vực.

Đối với nhà đầu tư, họ là người kinh doanh, họ không làm trái pháp luật là được. Khi cốt nền đã được duyệt mà họ làm đúng tức là họ không sai. Còn đối với những chủ đầu tư nào cố tình làm sai cốt đã được duyệt thì cơ quan chức năng phải có trách nhiệm phát hiện, xử lý.

Nhưng nhiều chủ đầu tư cho rằng: khu đô thị của họ không dám tôn cao vì sợ các khu dân cư xung quanh ngập lụt, thưa ông?

Khu đô thị của một nhà đầu tư nào đó và các khu dân cư xung quanh đều nằm trong tổng thể quy hoạch của thành phố. Quy hoạch phải bảo đảm không khu nào bị ngập lụt cả. Quy hoạch về độ cao nền được duyệt thì cứ vậy mà làm, có gì mà phải lo "xa" đến vậy. Độ cao nền duyệt sai thì người quản lý phải chịu trách nhiệm.

TỪ NGUYÊN
http://vneconomy.vn/20081117095439278P0C17/vi-sao-do-thi-moi-ha-noi-ngap-lut.htm

Re:[Đô thị] Bảo tồn phố cổ Hà Nội

Đã gửi: Tư T11 19, 2008 1:57 am
Viết bởi Ansamurai
Từ trận ngập lụt tại Hà Nội: Cứu trợ đô thị như thế nào?

Nhìn từ góc độ chống lụt, đô thị có ba đặc điểm cơ bản: là nơi tập trung dân cư phi nông nghiệp, có nhà cửa kiên cố và mặt đất được cứng hóa phần lớn.

Ba đặc điểm này dẫn đến các đặc thù của úng ngập đô thị so với lũ lụt nông thôn, đòi hỏi các ưu tiên và giải pháp rất khác biệt.

Theo dõi diễn biến ứng phó với mưa lụt ở Hà Nội, người ta có thể nhận thấy sự lúng túng của nhà chức trách chủ yếu xuất phát từ việc chưa phân biệt rõ những đặc thù của ngập lụt đô thị.

Khả năng thoát úng và bản đồ ngập lụt

Do mặt đất đã bị cứng hóa vì xây đường sá, nhà cửa, khả năng thoát úng tự nhiên của đất tại các đô thị thấp hơn hẳn so với nông thôn. Các đô thị với bề mặt đất bị cứng hóa từ 75-100% chỉ có khả năng tự thoát bằng 1/5 so với đất tự nhiên. Hơn một nửa lượng nước mưa sẽ biến thành nước ngập (không thoát được).

Chính vì thế, đô thị có diện tích xây dựng càng dày đặc (như nội thành Hà Nội) thì nguy cơ úng ngập càng cao và khả năng tự thoát lụt càng chậm.

Đặc thù này dẫn tới bất ngờ thứ nhất cho chính quyền Hà Nội: không lường trước được quy mô úng ngập, kể cả sau khi đã nhận ra lượng mưa bất thường. Chính vì thế, Hà Nội đã phản ứng khá chậm chạp trong ba ngày ngập lụt đầu tiên. Sự bất ngờ này cũng khiến trạm bơm Yên Sở, chủ lực thoát lụt của thành phố, suýt phải ngừng hoạt động vì ngập trong nước.

Để tránh bị bất ngờ, các đô thị có nguy cơ lụt lội cao (có nghĩa là hầu hết đô thị của Việt Nam) cần lập bản đồ nguy cơ ngập lụt của thành phố tương ứng với lượng mưa và mức lụt khác nhau. Các bản đồ này sẽ làm cơ sở để xác định thời điểm và khu vực cần cứu trợ, cũng như việc bố trí các kho nhu yếu phẩm phòng lụt và các tuyến đường huyết mạch cần bảo vệ.

Nhu cầu hàng đầu: Nước sạch, giao thông và dịch vụ công ích

Khác với nông thôn, tính mạng của đa số người dân thành phố không bị đe dọa trực tiếp khi có lụt. Họ có nhà cửa kiên cố hơn, vì thế có sẵn một chỗ trú cao ráo tránh bị kiệt sức do dầm mình trong mưa bão. Chính lợi thế này của thị dân đã làm các nhà quản lý do dự khi đặt vấn đề có cần cứu trợ cho Hà Nội mấy ngày đầu trận lụt.

Nhưng chính sự an toàn tương đối của nhà ở và công trình đô thị lại che khuất một điểm yếu căn bản của nó, là sự phụ thuộc vào hệ thống phân phối phức tạp. Khác với nông thôn, nơi người dân thường tự giải quyết các vấn đề về nước sạch, thoát nước, rác thải, chữa cháy..., người dân thành phố hoàn toàn phải dựa vào các công ty dịch vụ công. Khi các công ty này tê liệt do giao thông ách tắc, người dân buộc phải bó tay nhìn cuộc sống của mình đảo lộn.

Đặc thù này dẫn đến cảm nhận sai lệch là người dân ỷ lại vào chính quyền. Lẽ ra hoạt động của các công ty công ích này phải được ưu tiên hàng đầu trong những ngày lụt. Chẳng hạn, họ phải được dành quyền ưu tiên trong giao thông, được dùng các bãi tập kết xe tạm thời ở vị trí thuận lợi...

Nhu cầu về nước sạch của người dân thành phố đặc biệt khẩn cấp trong ngày lụt. Họ không thể dùng tạm nước sinh hoạt bằng nước lụt, vốn bị ô nhiễm nặng nề hơn nhiều so với nông thôn.

Điều này dẫn tới bất cập thứ ba trong ứng phó của Hà Nội: khi áp dụng máy móc công thức “mì gói” vốn chỉ phù hợp với cứu trợ bão lụt nông thôn, cơ quan cứu trợ đã không chú ý đúng mức đến nước sạch cho các vùng bị ngập nặng.

Nhiều người dân Hà Nội đã phải thốt lên: “Chúng tôi không đói đến mức cần mì gói, chúng tôi cần nước sạch”.

Thị trường và chính quyền: Ai làm gì trong lũ lụt

Khác với nông dân bị mất mùa màng hay vật nuôi, nguồn thu nhập của người dân thành phố không bị ảnh hưởng nặng bởi lũ lụt. Thị dân chỉ cần chợ búa mở cửa và đi lại được là có thể tự xoay xở. Vì thế, hoạt động cứu trợ không cần nhắm vào trợ cấp tiền bạc mà phải nhanh chóng thiết lập các chợ tạm và xe bán hàng lưu động.

Mặt khác, trong tình trạng chỉ ngập lụt từng phần như ở Hà Nội vừa qua, phần lớn các công ty thương mại và siêu thị không bị ảnh hưởng. Họ hoàn toàn có khả năng cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân miễn giao thông được đảm bảo, và trong trường hợp đặc biệt khó khăn, cần thêm sự hỗ trợ về phương tiện vận tải từ phía chính quyền.

Vì thế, đảm bảo cho người mua gặp được người bán nhu yếu phẩm trong lũ lụt là then chốt của cứu trợ đô thị. Điều này dẫn đến bất cập thứ tư là chính quyền Hà Nội, thay vì hỗ trợ các công ty thương mại bán hàng đến người dân, lại tự mình đi cấp phát lương thực.

Trong đợt lụt vừa qua, chỉ đến ngày 3/11 mới có ba điểm bán gạo lưu động của Tổng công ty Lương thực miền Bắc. Hệ thống siêu thị mặc dù đã nỗ lực chuyển thực phẩm ra Hà Nội nhưng không có hỗ trợ từ chính quyền thành phố nên không thể lập các điểm bán thực phẩm lưu động.

Cập nhật tình hình lụt dựa vào mạng lưới thông tin đô thị

Đô thị cũng có những yếu tố đặc biệt thuận lợi để hạn chế ảnh hưởng của lụt lội. Hệ thống thông tin ở đô thị dày đặc hơn nhiều so với nông thôn. Hà Nội

có các kênh truyền hình, truyền thanh, báo chí địa phương lớn nhất nhì cả nước, hệ thống loa phường dày đặc, biển hiệu điện tử trên đường phố khá nhiều. Người dân Hà Nội có tỉ lệ dùng điện thoại cố định, di động và tivi nhiều nhất nhì cả nước. Quan hệ xã hội chằng chịt (cả thực và qua Internet) giữa họ sẽ là kênh lan truyền thông tin rất hiệu quả và kịp thời.

Không tận dụng được lợi thế này đã dẫn đến bất cập thứ năm: trong mấy ngày đầu của mưa lụt, trên các kênh thông tin của chính quyền thành phố, thông tin và cảnh báo về tình trạng ngập lụt ở các tuyến đường, hướng dẫn giao thông hầu như thiếu vắng và xa lạ.

Trong lúc đó, các diễn đàn Internet đầy ngập thành viên tự cập nhật tin tức tình hình lụt lội với nhau. Các trường học cũng hoàn toàn có thể dùng Internet để thông báo quyết định nghỉ học và để thông tin tự lan truyền trong mạng lưới học sinh sinh viên.

Nếu như các mạng lưới và kênh thông tin này được tận dụng, sẽ không có hàng triệu lượt người Hà Nội dầm mình trong nước lụt và cái chết thương tâm của các em học sinh khi đến trường.

Chia cắt lụt để bảo vệ huyết mạch giao thông

Thông thường các úng ngập đô thị được gây ra bởi lượng nước nhỏ hơn nhiều so với lũ. Vì thế hoàn toàn có thể chia cắt và giảm thiểu các vùng ngập lụt, đảm bảo giao thông huyết mạch bằng các kè, bờ bao tạm thời như đã được thực hiện ở nhiều thành phố trên thế giới.

Các thiết bị như thế hoàn toàn vắng bóng trong trận lụt vừa qua. Kết quả là Hà Nội đã không thể chống lụt ở bất kỳ tuyến đường quan trọng nào, khiến các dịch vụ cho vùng lụt bị ngưng trệ nghiêm trọng.

Chuẩn bị cho những tình huống xấu hơn

Tổn thất rất nặng nề nhưng Hà Nội vừa qua vẫn may mắn là trận mưa lịch sử đã không đi kèm với nước lũ trên sông Hồng. Những thảm họa dồn dập do sự nóng lên của khí hậu toàn cầu và sự xâm phạm thô bạo của con người vào đê sông Hồng không thể khiến ta yên tâm về số phận của nó.

Khai thác cát bừa bãi trên sông Hồng, các đại dự án đòi nắn dòng hay thu hẹp sông Hồng, các cầu mới vượt sông làm dâng nước vẫn được gợi ý hay tiến hành ngày đêm. Ngay trong đợt mưa vừa rồi, dù không có sức ép từ lũ sông Hồng, một số kè (Liên Trì, Gia Thượng, Thụy Phương) đã bị sạt lở, sụt mạch.

Lượng mưa 50-60 triệu m3 nước đổ xuống Hà Nội tuy lớn, vẫn chỉ là con số lẻ so với lưu lượng nước trên sông Hồng vào những ngày lũ lớn (có thể lên tới hàng tỉ mét khối nước/ngày).

Cũng xin nhắc lại độ cao trung bình của Hà Nội là 7-8m so với mặt biển, thấp hơn 7m so với đỉnh lũ trên sông Hồng đoạn qua Hà Nội trong cơn lũ lịch sử năm 1971. Phương tiện và lực lượng cứu hộ của Hà Nội lúc đó sẽ thế nào, trong khi các dịch vụ công của thành phố bị tê liệt bởi trận mưa to, và ngay cả lãnh đạo thành phố cũng đi thuyền tôn đến thăm trạm bơm Yên Sở?

Hệ thống bệnh viện, tải thương liệu có thể hoạt động với mức ngập cao hơn nhiều so với trận lụt vừa qua?

Bài học cuối cùng

Kinh tế học hành vi đã chứng minh: con người luôn có xu hướng đánh giá quá thấp xác suất của những thảm họa lớn và hiếm.

Trong họa mưa lụt và sự thất vọng về ứng phó của chính quyền, người dân và chính quyền Hà Nội lại có một cơ hội nhìn lại năng lực chống lũ của mình.

Câu hỏi sau đây có lẽ còn nhức nhối rất lâu sau khi nước mưa đã rút: lúng túng trong nước mưa, Hà Nội sẽ đương đầu thế nào với lũ lớn tương đương cơn lũ năm 1971?

Nguyễn An Nguyên (Tuổi Trẻ)
http://mobi.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=288209&ChannelID=119

Re:[Đô thị] Bảo tồn phố cổ Hà Nội

Đã gửi: Hai T12 01, 2008 12:45 am
Viết bởi Ansamurai
Ngập lụt: hệ quả của “đại đô thị”

Nhiều hậu quả của quá trình đô thị hóa cần phải được giải quyết song song với việc phát triển kinh tế, trong đó có vấn nạn ngập lụt và ô nhiễm môi trường. Đó là những vấn đề được nhiều chuyên gia, nghiên cứu về đô thị, quy hoạch đưa ra tại hội thảo “Những vấn đề phát sinh trong quá trình đô thị hóa tại TP.HCM” do Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức ngày 28-11.

Ngập do san lấp mặt bằng làm khu đô thị mới

Theo PGS.TS Nguyễn Minh Hòa, quá trình đô thị hóa của VN đang hình thành những “đại đô thị”, đặt chính quyền đối diện với nhiều vấn đề phát sinh rất khó giải quyết: tắc nghẽn giao thông, ngập nước nội thị, thiếu nhà ở, ô nhiễm khói bụi, quá tải dân số... Việc phát triển đô thị mà không tính toán giải quyết triệt để các vấn đề phát sinh thì dù có mang lại hiệu quả kinh tế trước mắt nhưng sẽ là “tăng trưởng âm” nếu tính toán đến những giá trị về văn hóa, tinh thần, môi trường đời sống bị mất đi mà không thể khắc phục được.

Ông Nguyễn Minh Hòa cho biết các nước trên thế giới đã bắt đầu chuyển hướng phát triển đô thị trung bình và nhỏ, trong khi VN lại hình thành các “đại đô thị”, điển hình là Hà Nội và TP.HCM. Vấn đề bộ máy quy hoạch thiếu chuyên nghiệp, chưa đủ tầm đã đẩy TP.HCM vào tình trạng ngập lụt ngày càng trầm trọng hơn. Việc chọn hướng đầu tư đô thị về khu nam, vốn trước đây là một túi chứa nước làm TP.HCM đứng trước nguy cơ ngập nặng.

Chuyên gia Nguyễn Đỗ Dũng, giám đốc quy hoạch Công ty tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Invescons, cho rằng nhiều người ca ngợi dự án khu đô thị Phú Mỹ Hưng đã biến đổi đầm lầy hoang sơ thành khu đô thị hiện đại, nhưng có ai đặt câu hỏi việc san lấp đầm lầy này làm giảm bao nhiêu khả năng tích trữ, tiêu thoát nước của TP? Theo ông Dũng, không hẳn việc chọn phát triển đô thị về phía nam là sai lầm nhưng vấn đề đặt ra là cần phải có những quy định và chiến lược để đảm bảo năng lực thoát nước của TP không bị giảm đi.

Tại một số TP trên thế giới như Calgary (Canada), các công trình, khu đất nằm trong vùng có nguy cơ ngập lụt đều bị hạn chế phát triển và bắt buộc phải có biện pháp phòng lụt khi cải tạo công trình. Dự án chỉ có thể được chấp nhận nếu không làm giảm diện tích mặt nước và giảm thiểu tác động nguồn chảy. Ông Dũng dẫn chứng: “Trong dự án xây dựng một biệt thự sang trọng bên bờ sông mà tôi từng tham dự, chỉ có một phần đất rơi vào khu vực có nguy cơ ngập lụt, chủ đầu tư đã phải cho đào một hồ nước trong biệt thự. Hồ nước này vừa để làm cảnh quan nhưng cũng vừa để chứa nước nếu có lũ lụt xảy ra”.

Chuyên gia Nguyễn Đỗ Dũng dẫn chứng thành công của TP Curitiba (Brazil). TP này đã công khai thông tin, bản đồ về vùng có khả năng bị ngập lụt, khiến giá đất tại những nơi đó giảm xuống. Khi đó, chính quyền dễ dàng mua lại đất đai để làm công trình công cộng và du lịch. Vào mùa khô, công viên là nơi nghỉ ngơi, mùa mưa những công viên này với nền đất tự nhiên sẽ là nơi chứa và thẩm thấu một lượng nước đáng kể. Khi công viên này hoàn thành, vùng có nguy cơ ngập không còn ngập nữa và đất đai xung quanh sẽ tăng giá nhờ cảnh quan đẹp.

Ở các nước, cùng với bản đồ sử dụng đất thì bản đồ vùng có nguy cơ ngập lụt là một trong hai bản đồ quan trọng được công bố chi tiết theo quy định của pháp luật. Khu vực có khả năng bị ngập lụt chỉ có thể được cải tạo, chỉnh trang mà không được dùng để phát triển đô thị mới. Ở nước ta, các bản đồ xác định vùng có nguy cơ ngập lụt chưa được công bố rộng rãi.

Chống ngập bằng quy hoạch đô thị

Theo ông Nguyễn Đỗ Dũng, với trận ngập lụt kỷ lục tại Hà Nội và nước triều dâng lịch sử tại TP.HCM thì yêu cầu giải bài toán thoát nước đô thị đã trở nên cấp thiết. Để đối phó với ngập lụt, TP.HCM chủ yếu dựa vào hệ thống bờ bao. Hệ quả là khi bờ bao bị vỡ sẽ gây ngập úng trên diện rộng, ảnh hưởng cuộc sống người dân. Đợt triều cường giữa tháng 11-2008 với đỉnh triều đạt 1,54m đã làm vỡ nhiều đoạn bờ bao và tràn bờ một số đoạn có cao trình thấp, gây ảnh hưởng tới 13 xã phường của bảy quận huyện.

Chính quyền TP.HCM đã bỏ ra những khoản tiền khổng lồ để xây thêm trạm bơm, đắp đê, đào thêm đường, lắp ống thoát nước chống ngập. Tuy nhiên, nếu tiếp cận vấn đề theo một cách khác, tiếp cận “mềm” bằng cách sử dụng công cụ quy hoạch đô thị như các chính sách đất đai, quy hoạch sử dụng đất, sử dụng các hạ tầng xanh như công viên, hồ điều hòa để tăng khả năng tiêu thoát tự nhiên thì hiệu quả sẽ tốt hơn.

V.C.M

Re:[Đô thị] Bảo tồn phố cổ Hà Nội

Đã gửi: Tư T12 24, 2008 2:15 pm
Viết bởi Ansamurai
Nhưng tin về Quy hoạch Đô thị gần đây.

Phản khoa học về đô thị !
Quy hoạch vụn, môi trường nát
Vì sao bộ mặt đô thị Việt Nam bị chắp vá?

"Đánh đố" các nhà hoạch định kiến trúc

(LĐ) - Cây đa, bến nước, sân đình - không gian truyền thống của nông thôn VN đang dần bị thay thế bởi những ngôi nhà đủ kiểu, tự phát của lớp nông dân "phất" lên.

Không ít người làm kiến trúc "đau đầu" khi nông thôn VN đang dần đánh mất những giá trị kiến trúc cốt lõi. Hội Kiến trúc sư VN (HKTSVN) đã tổ chức hội thảo "KTNT thời kỳ đổi mới" vào ngày 20.12 tại Ninh Bình để cùng nhau "gỡ" bài toán khó này.


Đổi mới theo hành trình... "ngược"

Đó là ví von của TS.KTS Lê Thanh Sơn - HKTS TPHCM khi nhìn nhận bức tranh KTNT sau 20 năm đổi mới. Nếu như hành trình "xuôi" trong quy hoạch KTNT từ trước đến nay luôn gắn với sự hoà hợp thiên nhiên, có điểm nhấn với không gian cộng đồng... thì nay, KTNT lại vận động theo hành trình "ngược": Dễ dãi bỏ qua giá trị truyền thống để có những không gian tư hữu cá nhân, phá vỡ toàn bộ kết cấu thuần tuý của làng Việt truyền thống.

Nhiều KTS đồng tình rằng, nông thôn VN thậm chí chưa được thiết kế theo đúng nghĩa đen của từ này, thực hiện bài bản các khâu thuê tư vấn nghiên cứu, khảo sát, đo vẽ... để "trình" ra một bản vẽ thiết kế hoàn chỉnh phù hợp với cảnh quan mỗi vùng miền. Thực tế, toàn bộ vốn đầu tư của Nhà nước chỉ dừng lại ở việc xây dựng hạng mục thiết yếu: Làm đường, xây cầu, kéo điện...

KTS Nguyễn Thị Hoà (HKTS Thái Bình) nêu thực tế: "Với những công trình kiến trúc cụ thể hoá về không gian thì KTS đang đứng ngoài cuộc, thậm chí không để tâm vì người nông dân không đủ tiền để thuê thiết kế. Kiến trúc là cách hiểu xa lạ đối với nông dân". Ông Sơn nhận định: "Sau 20 năm, những gì mà nông thôn VN sở hữu có chăng chỉ là sự thao túng của vật liệu, thiết bị rẻ tiền, hào nhoáng và bày trí lộn xộn".


Bắt đầu từ nhà ở

Hội viên HKTS Ninh Bình - ông Hà Thế Luân thẳng thắn cho rằng quy hoạch KTNT hiện chưa được nhìn nhận thoả đáng. Các cấp các ngành hầu như không coi KTNT là vấn đề lâu dài mà chỉ tập trung phong trào trước mắt (xoá nhà tạm, kiên cố hoá trường học, tái định cư...). Trong khi đó, ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, môi trường... đang đe dọa nhiều vùng nông thôn. KTS Nguyễn Thị Hoà cho biết: "Cần có sự khảo sát liên ngành giữa giao thông, thủy lợi, điện lực, kiến trúc... để có sự lồng ghép hợp lý".

Tại Thanh Hoá, Viện Quy hoạch xây dựng tỉnh đã có chương trình nghiên cứu tổng thể kết cấu hạ tầng nông thôn đến 2020. Song, ngay cả đối với các khu tái định cư - nơi gần như phải quy hoạch lại hoàn toàn, thì các nhà hoạch định vẫn lúng túng khi chưa thống nhất hình mẫu KTNT lý tưởng. Nhà mái bằng gần như thay thế mái ngói bởi nông thôn miền núi hứng nhiều gió bão. KTS Nguyễn Vượng - HKTS Thanh Hoá băn khoăn: "Hội cần đưa sản phẩm kiến trúc khả thi cho nông dân thì họ mới áp dụng làm theo". KTS Lê Thanh Sơn khẳng định: "Không thể cấm nông dân ở nhà mái bằng nhưng phải hướng cho họ một vài mẫu nhà cơ bản phù hợp với cảnh quan chung và không làm phá vỡ không gian sinh hoạt cộng đồng".

Bắt đầu từ nhà ở là ý tưởng rõ nét nhất của HKTSVN tại hội thảo. Theo GS.TS Hoàng Đạo Kính - Phó Chủ tịch HKTSVN, đây là bước mở đầu cho quá trình nghiên cứu xây dựng đề cương chung về KTNT nhằm "hiến kế" cho Nhà nước. Trước mắt, hội sẽ trực tiếp khảo sát nhiều địa bàn nông thôn khác nhau về khí hậu, địa hình và tập quán sinh hoạt, dưới sự tham gia của các nhà khoa học, KTS tại chỗ. Theo đó, những mô hình KTNT thực nghiệm mang tính chất đại diện sẽ được hình thành trên cơ sở có sự đầu tư thoả đáng ban đầu của Nhà nước.

http://www.laodong.com.vn/Home/Danh-do-cac-nha-hoach-dinh-kien-truc/200812/119801.laodong

Re:[Đô thị] Bảo tồn phố cổ Hà Nội

Đã gửi: Ba T12 30, 2008 3:07 am
Viết bởi Ansamurai
Đô thị Việt Nam, toàn cầu hoá hay phát triển bền vững?

Gần đây, nhiều nước châu Á đã không theo hoàn toàn mô hình đô thị hiện đại phương Tây. Ngay ở phương Tây, các nhà quy hoạch đô thị cũng đang xét lại các quan niệm cũ, đề ra các giải pháp mới đáp ứng yêu cầu của thời hậu-hiện đại. Nếu rút tỉa được các bài học phát triển đô thị của họ, công cuộc đô thị hóa ở nước ta có thể phát triển bền vững và có bản sắc riêng.



Trong bối cảnh hội nhập và phát triển theo hướng toàn cầu hóa vẫn còn do phương Tây áp đặt ngày nay, phải chăng hệ thống các thành phố Việt Nam chỉ là một mắt xích ngoại vi trong mạng lưới đô thị toàn cầu phát triển theo phong cách Mỹ? Muốn hội nhập với thế giới, có lẽ nào chúng ta chỉ còn con đường duy nhất là phát triển trong lòng mạng lưới thành phố toàn cầu kiểu đó?

Về mặt quy hoạch đô thị, nhiều dự án phát triển đô thị mới dựa trên cơ sở lý luận quy hoạch hiện đại chủ nghĩa phương Tây đã lỗi thời và thỏa hiệp với sức mạnh của lòng tham và lợi nhuận. Đó là hình ảnh các thành phố hiện đại mới xuất hiện vội vả ở khắp các nước Thế giới thứ ba, từ châu Á, châu Phi đến châu Mỹ La tinh. Trong nửa thế kỷ qua, phát triển đô thị ở hầu hết các nước đó đều phải đối mặt :

- Sự phá hủy môi trường và lối sống địa phương chưa từng thấy.

- Hàng triệu dân nghèo đô thị trong những nền kinh tế đang nổi lên trở thành nạn nhân của sự giải tỏa đô thị và tái phát triển, không được hưởng phần chia công bằng đáng ra phải có từ lợi ích của sự phát triển.

- Một sự trống rỗng hiện nay của lý luận đô thị mới, cấp tiến và khả thi hơn cho việc cơ cấu lại các thành phố ở những nền kinh tế phát triển nhanh.

Nhiều vấn đề xã hội-văn hóa đang đặt ra cấp bách trong quy hoạch đô thị, ví như làm sao bảo tồn và duy trì ký ức, bảo vệ đất công, lập lại công lý về không gian đô thị. Mọi người đều đang khát khao một lối quy hoạch đô thị mang tính hiện đại đa dạng, có đạo lý và đem lại công bằng và hạnh phúc hơn cho mọi người.

Trong thực tế phát triển gần đây, nhiều nước ở châu Á nay không hoàn toàn mô phỏng theo mô hình đô thị hiện đại phương Tây kiểu đó và tìm ra hướng phát triển riêng của mình. Và ngay ở phương Tây, chính các nhà quy hoạch đô thị châu Âu cũng đang nghiêm chỉnh xét lại các quan niệm cũ của mình, đề ra các giải pháp mới nhắm đáp ứng yêu cầu của thời hậu-hiện đại, phù hợp hơn với những giá trị, văn hóa và lối sống mới. Nếu rút tỉa được các bài học phát triển đô thị của họ, công cuộc đô thị hóa ở nước ta có thể phát triển bền vững mang tính hậu-hiện đại cấp tiến và có bản sắc riêng.

Bài học phát triển đô thị từ các nước phát triển nhanh ở châu Á

Bàn luận về phát triển đô thị không thể không đề cập đến khái niệm “Hiện đại” và tác động của nó ở châu Á. Hiện đại nguyên là một khái niệm của phương Tây để chỉ một tiến trình lịch sử liên tục diễn ra ở châu Âu và sau đó ở Mỹ. Nó đặt nền tảng trên truyền thống Hy Lạp-La Mã và phát triển xuyên suốt ở phương Tây từ thời cổ đại cho đến ngày nay. Cho nên, đối với giới học thuật phương Tây tất cả các truyền thống nào không lấy châu Âu làm trung tâm đều xa lạ với tính hiện đại và thường bị gọi là “các truyền thống khác”.

Phần lớn các nước châu Á suốt mấy thế kỷ qua đã biến thành thuộc địa phương Tây. Truyền thống bản địa bị ngưng đọng, hoặc tệ hại hơn, còn bị chỉnh sửa, thêm thắt cho hợp khẩu vị của quan thầy thực dân. Chủ nghĩa thực dân không những chỉ tác động về các mặt chính trị và kinh tế mà còn cả về hệ ý thức và văn hóa.

Ở nhiều cấp độ khác nhau, các nước châu Á đã kinh qua con đường chông gai tiến tới hiện đại. Hiện đại hóa và phát triển kinh tế là những yếu tố cần thiết để hội nhập vào nền văn hóa thế giới. Người châu Á phải xem xét lại giai đoạn thuộc địa để điều chỉnh lại những sự sai lệch vô tình hoặc cố ý. Trung Quốc, Nhật Bản và cả Ấn Độ, Inđônêxia đã phải chuyển hóa nhiều trong nội bộ để đạt được tính hiện đại mang bản sắc riêng.



Là thành phố có mật độ dân số đông nhất thế giới nhưng Tokyo lại sức hấp dẫn nhất khó tả. Thành phố này không có quá nhiều nhà cao tầng, trừ khu trung tâm Tokyo và khu Landmark ở Yokohama (Ảnh: skypecrapercity.com)

Chỉ có Nhật Bản là nước duy nhất sớm đạt được tính hiện đại do bản thân không bị đè nặng bởi truyền thống quá khứ hoặc di sản thuộc địa như hầu hết các nước châu Á khác. Cho nên về tất cả các mặt văn hóa, tinh thần và nghệ thuật, Nhật Bản chẳng những đã tiếp cận mà còn đóng góp tích cực vào nền văn hóa thế giới. Nhật Bản đã dẫn đầu trong con đường hóa giải sự khống chế văn hóa và mỹ thuật của phương Tây.

Không ít nhà kiến trúc, quy hoạch đô thị Nhật ngày nay đã được sắp ngang hàng hoặc cao hơn nhiều đồng nghiệp phương Tây về cả các mặt lý thuyết lẫn thực hành. Họ đã thành công cải thiện chất lượng môi trường đô thị: chúng hoạt động hữu hiệu và mang đặc điểm Nhật Bản. Theo gương Nhật Bản, tại khắp châu Á ngày nay đang xuất hiện một xu thế “Phục hưng” rất sinh động với những giấc mơ và tầm nhìn mới. Trong đó có tầm nhìn về quy hoạch-kiến trúc đô thị.

Suốt mấy thập kỷ qua, người ta đã nghe không ít lời phê phán của phương Tây về sự phát triển mà họ cho là hổn độn ở các thành phố châu Á. Vậy mà, mặc cho các dự đoán bi quan về tương lai của chúng, trong thực tế các thành phố châu Á, từ Tokyo, Thượng Hải đến Mumbai, Bangkok, Hồng Kông vẫn có thể duy trì được sự hấp dẫn, sinh lực và tính năng động của mình.


Thành phố Mumbai xinh đẹp của Ấn Độ (Ảnh: globalphotos.org)

Các thành phố châu Á phát triển mạnh mẽ, thu hút và hấp dẫn, do chính cái trật tự hổn loạn, sự phong phú đa dạng và tính phức tạp vô ý thức của chúng. Chúng vẫn tìm cách vận hành suôn sẻ cho dù quy hoạch xây dựng chưa tốt, nạn tham nhũng và quản lý sai lệch, nạn đầu cơ đất đai, cơ sở hạ tầng yếu kém, nhà ổ chuột xuất hiện khắp nơi… Trung tâm thương mại náo nhiệt Hồng Kông, các khu phố chằng chịt mà hấp dẫn ở Bangkok hoặc Tokyo, dãi phố bờ kè ven sông Hoàng Phố, các khu phố cổ ‘Longtang’ (lộng đường) ở Thượng Hải là điển hình đô thị bản địa sinh động đó.

Gần đây, tuy phải gấp rút công nghiệp hóa, châu Á đã không hoàn toàn lặp lại kinh nghiệm phương Tây về quy hoạch đô thị theo lối hiện đại Mỹ. Lối quy hoạch đó thường không quan tâm đến những người nghèo và không có đặc quyền đặc lợi. Trái lại, các chính quyền ở châu Á khẳng định cần sự kiểm soát quốc gia cho tăng trưởng kinh tế nhanh và cải thiện cộng đồng. Nhiều nền kinh tế đang phát triển đòi hỏi các chính sách toàn diện hướng về xã hội để cung ứng cho mọi công dân những nhu cầu cơ bản như lương thực thực phẩm, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch, vệ sinh, cũng như để được sự bền vững sinh thái.

Những đóng góp tích cực của kinh nghiệm xây dựng đô thị thế giới không bị loại bỏ mà được sử dụng để phục vụ cái mới. Chủ nghĩa tư bản có mặt tích cực là ý chí mạnh mẽ, tính linh hoạt và năng động đã được chế ngự để hướng nhiều hơn tới xóa bỏ nghèo đói và đảo ngược cách biệt giàu nghèo.

Ngày nay người ta nói nhiều đến khái niệm mới “glocalisation” kết hợp từ local (tính địa phương) với từ global (tính toàn cầu) bao gồm và định rõ cả sự địa phương hóa cái bên trong và toàn cầu hóa cái bên ngoài.

Bây giờ người ta đã hiểu được tốt hơn về tầm quan trọng của việc bảo tồn lịch sử và môi trường. Vào năm 2002, việc xây dựng tòa nhà Quốc hội ở Hà Nội phải tạm hoãn khi phát hiện cổ vật Thăng Long cổ. Việc trân trọng bảo tồn lâu đài Cheong Fatt Sze ở Penang (Malaysia) là một thí dụ khác.

Trong lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc, người ta nói nhiều đến Chủ nghĩa khu vực phê phán, tính nhiệt đới và tính bản địa đương đại.

Tính bản địa đương đại được chấp nhận như một công cụ hữu hiệu giống như chiếc neo an toàn cho con tàu, đặc biệt vào thời kỳ phát triển kinh tế nhanh và phá hoại đô thị một cách bừa bãi. Điều đó xác định như một lời cam kết có ý thức về truyền thống đặc biệt với sự sắp xếp không gian, vị trí và khí hậu, trang trí ngọai thất.

Hoặc như nhà nghiên cứu đô thị Anh Heinz Paetzold giải thích: “Khái niệm về tính địa phương đương đại không phải là sự hoài cổ, mà cũng không phải là quay về với thực tiễn của khu vực… Nó mô tả kiến trúc cố gắng diễn đạt lại nền văn hóa khu vực theo quan điểm văn hóa thế giới đang tồn tại ngày nay”.

Điển hình là nhà Nghị viện bang Vidhan Bhavan ở Bhopal (Ấn Độ) của kiến trúc sư Charles Correa, một kết hợp thành công kỳ lạ của nét địa phương và đương đại. Năm 1988, kiến trúc sư Thái Lan Sumet Jumsai, người thiết kế tòa nhà Ngân hàng Châu Á đã đưa ra một luận đề gây tranh luận là các khu định cư sớm ở châu Á đã phát sinh bởi bản năng sinh sống gần sông nước và truyền thống địa phương cũng như phản bác quan điểm cho rằng các nền văn hóa Đông Nam Á chỉ là sản phẩm phụ của ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa.

Phản ứng lại việc xây dựng ồ ạt nhà chọc trời tiêu chuẩn hóa, khối hộp điều hòa nhiệt độ buồn tẻ của các nhà thiết kế hiện đại phương Tây ở Malayxia và Singapore, các kiến trúc sư hàng đầu Ken Yeang, Tay Kheng Soon đã thành công thiết kế nhà cửa theo quan điểm sinh khí hậu qua các nhà chọc trời xanh, mang tính nhiệt đới.

Từ trên 20 năm qua, Trung Quốc đã quyết định trở thành tay chơi quan trọng toàn cầu và tích cực tham gia vào nền kinh tế quốc tế. Nhiều bài học thất bại đã được rút ra từ các nước châu Mỹ La tinh và các cuộc khủng hoảng đầu cơ tiền tệ phát sinh ở Đông Á trong cuối thập niên 1990 đã nhận thấy nhiều chỗ bẫy nghiêm trọng trong sự chấp nhận không kiềm chế sự toàn cầu hóa kiểu tư bản chủ nghĩa hậu kỳ Mỹ.



Cụ thể là Thượng Hải đã lấy lại địa vị thành phố quốc tế của mình. Sự phát triển mạnh mẽ ở Phố Đông biểu hiện quyết tâm và tham vọng của Thượng Hải trở thành một trung tâm tài chính lớn toàn cầu. Sức sống và tính năng động của bản chất toàn cầu của thành phố này đã được biểu lộ có sức thuyết phục trong việc nó được chọn làm nơi sáng tác nghệ thuật, đổi mới thiết kế và có lối sống mới ở Trung Quốc ngày nay. Thượng Hải đang cung cấp cho ta bài học về môi trường bền vững, để sinh sống với những tiện nghi đầy đủ.

Singapore có lẽ là thành phố châu Á mang nhiều nét phương Tây nhất. Nó rất hữu hiệu và tuân theo một trật tự duy lý, là nơi mà người phương Tây cảm thấy gần gũi nhất. Nhưng phải chăng về mặt văn hóa, đó chỉ là sự kế thừa lịch sử của chủ nghĩa thực dân Anh, không thể là một gương mẫu phát triển có bản sắc đáng noi theo. Kể từ ngày đảo quốc ra đời trong những năm 1960, vào giai đoạn bùng nổ chiến tranh Việt Nam, Singapore cùng với Nam Hàn, Đài Loan, Thái Lan… trở thành các nước châu Á tuyến đầu của Mỹ, các mắt xích quan trọng trong hệ thống thành phố toàn cầu.

Quy hoạch đô thị Singapore rập khuôn theo mô hình hiện đại phương Tây. Ngay từ đầu, người ta đã tiến hành kế hoạch Tabula rasa (san bằng thành bình địa), không quan tâm đến phần lớn các công trình cổ và các công trình hiện có nhắm xây dựng công trình mới đáp ứng yêu cầu của một trung tâm thương mại-tài chính quốc tế khu vực. Hậu quả là Singapore ngày nay chẳng còn cái gì gọi được là bản sắc thị giác và bản sắc văn hóa. Thành phố có lúc bị đánh giá là “tổng của một trăm chỗ định cư của những người sống lưu vong”.

Tuy ai cũng nhìn nhận Singapore thành công xây dựng một đảo quốc giàu có và tiên tiến vào bậc nhất, vậy mà xét về mặt văn hóa và bản sắc, Singapore vẫn là một thành phố hiện đại vô hồn và khá lạc lỏng giữa bối cảnh châu Á. Người ta bắt đầu luyến tiếc : Giá như họ đã không vội vả hủy hoại những khu phố cổ sinh động của Hoa kiều, di dân Ấn, cư dân Mã Lai, thì Singapore có lẽ đã trở thành một thành phố ngã tư đường đa văn hóa tiêu biểu nhất châu Á vậy.

Hồng Kông là hình ảnh rõ rệt nhất của thành phố toàn cầu bởi hải cảng cùng nhà chọc trời, đường cao tốc và giao thông không ngớt. Nơi đây chủ yếu là một trung tâm kinh tế và thương mại của đế quốc Anh cắm lên đất Trung Quốc, nay nó tiếp tục đóng vai trò cửa ngõ giao tiếp Đông Tây. Tuy chỉ là một trung tâm thương mại-tài chính toàn cầu, Hồng Kông cũng có bản sắc riêng của nó.

Đằng sau nhà chọc trời là công trình thương mại, nhà ở gồm các khối nhà sử dụng hỗn hợp có hình thù, số tầng và quy mô khác nhau, mang bản sắc ‘Phố Tàu’ nổi tiếng khắp thế giới. Khu trung tâm rộn rịp và ngộp thở Hồng Kông nay được điều chỉnh lại với đường đi bộ trên cao, cầu thang cuốn cho khách bộ hành, bến xe buýt, trạm tàu điện khắp nơi. Công tác chỉnh trang gọi là “hậu-quy hoạch” có ý thức và khá sáng tạo đã biến thành phố cảng quốc tế này vừa hiện đại vừa mang bản sắc riêng.

Các ý tưởng “hậu-quy hoạch” này kỳ lạ thay cũng là nội dung các nguyên tắc được chính Hội đồng Quy hoạch Đô thị châu Âu đề ra trong bảng “Hiến chương Athens mới”, công bố vào năm 1998, nhằm thay thế “Hiến chương Athens” cũ của năm 1933, nay tỏ ra đã quá lỗi thời.

Hướng phát triển bền vững cho đô thị Việt Nam

Ngày nay, người ta nói nhiều đến sự “Phục hưng châu Á”, với những giấc mơ và tầm nhìn mới. Quy hoạch-kiến trúc đô thị mới ở châu Á cũng là một tầm nhìn. Nó là yếu tố hợp thành và không thể tách rời của trào lưu văn hóa và tinh thần chung đó.

Tuy vậy, muốn điều đó trở thành hiện thực, kiến trúc sư người Malayxia S.W. Lim (nguyên chủ tịch khu vực châu Á của Hiệp hội Kiến trúc sư Quốc tế UIA) gợi ý ta phải giải quyết được ba vấn đề cơ bản này : (1) Phục hồi và sáng tạo lại quá khứ (2) Tham gia vào xã hội hậu-hiện đại toàn cầu và (3) Phát triển đô thị cho nhân dân theo các tiêu chí công bằng xã hội và bình đẳng.

Trước hết, châu Á phải phục hồi và cả sáng tạo lại quá khứ, đặc biệt là chỉnh sửa lại cái quá khứ thuộc địa sai lệch, xác định được bản sắc mình trong chuyển hóa hướng về hiện đại. Trong tiến trình đó, ta phải đặc biệt coi trọng bảo tồn lịch sử và di sản, không phải như một quá khứ bị đóng băng mà như là truyền thống sinh động.

Với nỗ lực có ý thức và thời gian, như người Nhật đã làm, các nhà kiến trúc và quy hoạch châu Á sẽ chuyển hóa được các hình thức truyền thống thành hình thức hiện đại và sinh động với tính chất và đặc trưng nổi trội của châu Á. Hoặc nói như một nhà kiến trúc lớn người Phần Lan Alvar Aalto : «Địa phương hóa kiến trúc hiện đại và hiện đại hóa kiến trúc địa phương ».

Thứ hai là châu Á phải tham gia vào xã hội hậu-hiện đại của thế giới. Xã hội mới đặt trọng tâm vào con người và phát triển bền vững, với những giá trị và tiêu chí hoàn toàn khác với khuôn mẫu xã hội công nghiệp phương Tây duy lý và vô hồn kiểu cũ. Những thành phố mới châu Á sẽ tự do, khoan dung, đa dạng, trong sáng và dân chủ, đề cao phong trào xanh, nguồn lực bền vững và chống lại chủ nghĩa tiêu thụ quá đáng. Trong những nền kinh tế kém phát triển, các kế hoạch xây dựng đô thị phải chú ý nhiều hơn đến lớp người thu nhập thấp và còn nghèo khổ.

Thứ ba là châu Á phải mạnh dạn đón nhận công nghệ thông tin và xã hội mạng lưới. Chủ nghĩa nhân văn và bệnh sùng bái kỹ thuật luôn mâu thuẫn nhau. Con người cần có khoa học kỹ thuật để tiến bộ nhưng không để bị chúng khống chế. Tuy nhiên, chúng ta chống lại sự khống chế của chủ nghĩa tư bản thông tin. Đó là cuộc đấu tranh chống lại thế lực tư bản bảo thủ Mỹ lẫn “Chủ nghĩa thực dân thị trường” kiểu mới, rất xa lạ với những lý tưởng công bình xã hội và bình đẳng. Chỉ với lòng quyết tâm và nỗ lực chúng ta mới thực hiện được một nền quy hoạch-kiến trúc đô thị mới cho châu Á.

Điều đó đòi hỏi phải đương đầu với những nhược điểm cố hữu như các nạn tham nhũng và bè phái, gạt ra ngoài những lý thuyết và cách làm quy hoạch lỗi thời. Chúng ta hướng về một nền quy hoạch đô thị phục vụ nhân dân, đa dạng và khoan dung. Thành phố châu Á đông dân với đường phố sinh động và không ngớt tạo bất ngờ thích thú. Chúng sẽ tạo một môi trường đô thị mang sắc thái đặc thù châu Á, không lầm lẫn vào đâu được đối với các nền văn hóa, các giá trị cùng lối sống khác.

Đô thị Việt Nam cũng có chung các đặc trưng cơ bản của thành phố châu Á ngày nay. Tuy vậy, vừa thoát khỏi cuộc chiến tranh và chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nước ta vẫn còn là một nền kinh tế đang phát triển với một khu vực nông thôn to lớn. Tiến trình đô thị hóa mới ở vào giai đoạn khởi đầu, quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị còn là một lãnh vực mới lạ, chưa được chú ý nghiên cứu nhiều.

Khác với các thành phố tiên tiến, quần cư đô thị Việt thường xuất hiện với một thành phố hạt nhân luôn quá tải, bao quanh là nông thôn bao la mang nặng cơ cấu truyền thống văn hóa xóm làng, với mặt bằng dân trí thấp. Có sự đối lập rõ nét của nhà cao tầng, khu ở sang trọng và các xóm nhà lụp xụp nghèo khó của người nghèo và mới nhập cư. Gần đây, việc chuyển đổi nhanh từ một nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường cũng gây ra không ít hổn loạn.

Trong cơn sốt phát triển theo kinh tế thị trường đô thị Việt Nam trông giống như một công trường xây dựng lớn, khá hổn độn. Không ít công trình cũ đã bị phá bỏ để xây dựng các công trình to lớn hơn và mở rộng đường sá, sân bay. Thiên nhiên bị phá hủy, đất nông nghiệp bị lấn chiếm để xây dựng các khu công nghiệp, nhà ở ngoại ô và cả sân golf. Ở đây, tốc độ xây dựng và phá hủy thật phi thường do kinh tế phát triển nhanh cùng sự xây dựng tập trung các cơ quan nhà nước lẫn nguồn lực đầu tư nước ngoài. Bùng nổ đầu cơ nhà đất trở thành nỗi ám ảnh thường trực, một yếu tố gây rối loạn nền kinh tế trong nước.

Tăng tốc đô thị hóa, dịch chuyển ồ ạt dân nông thôn vào thành phố, tạo công ăn việc làm, chỗ ở cho người dân nghèo, nâng cao chất lượng môi trường và cuộc sống… phải chăng là những thách thức chưa từng thấy trong nền kinh tế đang phát triển. Dự kiến dân số các thành phố lớn sẽ nhân lên gấp hai hoặc ba lần trong vòng vài thập kỷ tới, gánh nặng đè lên các thành phố thật đáng sợ ! Tuy nhiên, mức độ phát triển tại các vùng miền trong nước lại không đồng đều. Nếu các thành phố lớn có phần nào phát triển thì nhiều khu vực khác người dân vẫn còn chật vật đối đầu với những vấn đề đặt ra hàng ngày, với nhịp độ gia tăng dân số ngày càng phình to không kiểm soát nỗi.

Các mặt yếu kém của đô thị xuất hiện ngày càng nhiều : nhà ổ chuột, ô nhiễm trầm trọng, úng ngập nước, tắt nghẽn giao thông… Không ít trung tâm lịch sử bị phá hủy, nào khu phố cổ Hà Nội, khu phố Pháp, phố Tàu cũ ở TP. HCM. Chúng phản ảnh sự bất lực của chính quyền thành phố trước nạn bùng nổ dân số và yếu kém về cơ sở hạ tầng.

Đô thị hóa là hệ quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Các thành phố Việt Nam như TP. HCM sẽ sớm trở thành một siêu đô thị trên 10 triệu dân ; Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… cũng sẽ nhanh chóng biến thành các quần cư đô thị lớn chứa nhiều triệu dân trong một tương lai không xa. Dự kiến chỉ vài thập kỷ nữa là số dân đô thị Việt Nam sẽ chiếm một nửa dân số cả nước.

Nhiều vấn đề lớn đang đặt ra cho công tác quy hoạch-kiến trúc đô thị ở nước ta. Mong rằng chúng ta sẽ sớm rút tỉa các bài học kinh nghiệm phát triển đô thị các nước châu Á và cả các khuynh hướng đổi mới đô thị ở phương Tây, nhất là ở châu Âu. Chúng ta phải làm sao tìm cách biến sự phát triển chậm của mình thành thế mạnh và bảo vệ tương lai bằng cách phát huy, chứ không nên làm lu mờ những đặc điểm lịch sử, di sản văn hóa, lý tưởng công bằng xã hội của mình trong lĩnh vực quy hoạch kiến trúc-đô thị.

Bài trích từ tham luận tại của Kiến trúc sư- Quy hoạch gia Nguyễn Hữu Thái - Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ 3.

   * Nguyễn Hữu Thái (Kiến trúc sư-Quy hoạch gia, Việt kiều Canada)

Cảnh báo về mạng lưới đô thị toàn cầu hoá

Đó là mô hình thành phố với cái lõi kinh doanh-dịch vụ trung tâm, chớn chở nhà cao tầng, các nút giao thông lập thể, xa lộ băng ngang thành phố. Chúng là các công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh các hoạt động kinh tế cũng như đáp ứng các đòi hỏi ngày càng tăng của thị trường và lợi ích tài chính tư nhân. Chúng có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng cùng lúc phá hủy nhiều cơ cấu đô thị truyền thống. Lối quy hoạch đó đã từng gây rối loạn, làm hại đến môi trường lẫn chất lượng cuộc sống đô thị, mầm móng của không ít bất ổn xã hội.

Về mặt phát triển đô thị, những người chủ trương chủ nghĩa Hiện đại phương Tây (tiêu biểu là các kiến trúc sư tiền phong châu Âu đề xuất Hiến chương Athens vào năm 1933) là lực lượng chi phối trong xu thế chủ đạo của quy hoạch đô thị và thiết kế kiến trúc. Riêng ở Mỹ, kể từ thập niên 1950, chính quyền đã ủng hộ việc đổi mới đô thị, như quy hoạch xây dựng lại các thành phố với việc phá bỏ nhà lụp xụp để xây nhà mới, xem như công cụ hữu hiệu để đẩy mạnh các hoạt động kinh tế cũng như đáp ứng các đòi hỏi ngày càng tăng của thị trường và lợi ích tài chính của tư nhân.

Quá trình đó dẫn đến việc xây dựng nhiều nhà cao tầng, các nút giao thông lập thể, những con đường lớn ở khu trung tâm và gỉải tỏa với quy mô lớn và bố trí lại các công trình quan trọng của những cộng đồng cư dân đang tồn tại, dẫn đến việc phá hủy nhiều cơ cấu đô thị truyền thống.

Với nền kinh tế bị Mỹ chi phối cùng với những ảnh hưởng văn hóa kiểu Mỹ, các nước đang phát triển có nền kinh tế định hướng thị trường đã thừa nhận rằng đó là mô hình phát triển đô thị không có lựa chọn. Mô hình đó đã uốn nắn nhiều tính cách của đô thị và môi trường thị giác của các thành phố khắp thế giới. Từ đó phát sinh các khái niệm ‘Thành phố toàn cầu’ và ‘Mạng lưới thành phố toàn cầu’.

Thành phố toàn cầu là thuật ngữ mô tả những thành phố lớn có vai trò chiến lược kinh tế quan trọng, năng động và liên kết được với nhau khắp thế giới. Đó là chủng lọai thành phố có khả năng phục vụ, quản lý và cung cấp tài chính cho các hoạt động của những công ty và thị trường. Về mặt quốc tế, mậu dịch tự do được đẩy mạnh với sự khống chế của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia do phương Tây chi phối và áp dụng chặt chẽ tác quyền trí tuệ đặc biệt cho công nghệ cao và công nghiệp giải trí. Người giàu và lớp ưu tú sẽ ngày càng giàu hơn. Người nghèo bị đặt qua bên lề xã hội và ngày càng nghèo đi. Sự phát triển của công nghệ thông tin đẩy nhanh việc mở ra các thị trường mới.

Công nghệ thông tin dẫn đưa đến sự hình thành “xã hội mạng lưới”, với ước mơ ban đầu là đem lại đỉnh cao chất lượng sống cho mọi người. Trong thực tế, một khi giới kinh doanh lớn ở Mỹ với sự hỗ trợ của lãnh đạo chính trị đã kiểm soát và vận dụng công nghệ mới này để thủ lợi riêng cho họ. Với công nghệ thông tin và ứng dụng năng suất cao của nó, các công ty toàn cầu sẽ không cần sử dụng nhiều nhân lực mà chỉ cần mở rộng mạng lưới công việc tạm thời và bán thời gian tại các nước nghèo chủ yếu làm hàng gia công. Chủ xí nghiệp đa quốc gia sẽ đóng thuế ít hơn, khỏi phải bận tâm về phúc lợi xã hội, đối phó với yêu sách công đoàn như ở đất nước họ.

Nhà nghiên cứu xã hội phê phán nổi tiếng người Anh Manuel Castells từng lên án cái mà ông gọi là “Chủ nghĩa Tư bản Thông tin” - đó chính là xã hội mạng lưới ngày nay. Mạng lưới này hoạt động rất hữu hiệu, khá linh hoạt, dễ dàng xâm nhập và sáng tạo, đặc biệt rất trung thành với giới ưu tú sản sinh ra nó. Nó vô hồn lẫn vô cảm, không đếm xỉa gì đến phúc lợi xã hội và thẳng tay loại bỏ những cái gì không sinh lợi.

Tầm hoạt động của nó là xuyên biên giới và xuyên thời gian. Mục tiêu duy nhất của nó chỉ là lợi nhuận. Chính chủ nghĩa tư bản thông tin kết hợp cùng các định chế tài chính, ngân hàng thế giới do Mỹ khống chế đã từng gây ra các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính từ châu Á đến châu Mỹ La tinh trong các năm gần đây.

Mạng lưới thành phố toàn cầu sở dĩ xuất hiện chủ yếu là do nhiều nước đã thả nổi nền kinh tế của mình, nên các trung tâm kinh tế của họ đã phát triển đột ngột và dễ dàng trở thành bộ phận của mạng lưới đó. Chức năng của chúng đã bị những nền kinh tế tiên tiến khống chế về thực chất. Cơ cấu quyền lực trong hệ thống thành phố toàn cầu đó là không bình đẳng, sắp xếp theo thứ bậc trong quan hệ, có cấp trung ương là phương Tây và Nhật Bản và cấp ngọai vi là các nước kém phát triển thuộc Thế giới thứ ba.

Mối hiểm họa của toàn cầu hóa kiểu Mỹ là: Mặc dù sự tăng trưởng toàn cầu và thành tích kinh tế của nhiều nước đang phát triển là đáng lưu ý, sự bất bình đẳng giữa các nước và trong lòng mỗi nước đang tăng lên với những hậu quả rõ rệt là đáng lo ngại. Quá trình toàn cầu hóa thường làm tăng đáng kể sự chênh lệch về thu nhập và sự bất bình đẳng.


http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/5700/index.aspx

Re:[Đô thị] Bảo tồn phố cổ Hà Nội

Đã gửi: Chủ nhật T3 01, 2009 2:32 am
Viết bởi Ansamurai
Vẫn thiếu kỹ năng quản lý đô thị

Mặc dù thừa nhận tốc độ đô thị hoá nhanh cùng khó khăn về tài chính đang gây sức ép lớn lên sự phát triển đô thị, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, việc thiếu các kỹ năng quản lý đô thị khi xác định các vấn đề chiến lược trong phát triển là nguyên nhân cốt yếu dẫn tới sự phát triển đô thị không bền vững.


Từ nguồn vốn...

Tại Diễn đàn Phát triển Đô thị bền vững tổ chức hôm 26/2, nhiều diễn giả cho rằng, những chiến lược nhằm phát triển đô thị bền vững còn rất bừa bộn. Hiện cơ sở hạ tầng trong nước đang quá tải trước tốc độ phát triển nhanh chóng của dân số đô thị, đáp ứng không kịp những nhu cầu cơ bản của cuộc sống người dân đô thị.


(Cơ sở hạ tầng cơ bản trong nước còn kém xa nhiều nước khác ở châu Á - Ảnh: AFP/Getty Images.)

Cơ sở hạ tầng cơ bản trong nước còn kém xa nhiều nước khác ở châu Á. Theo một công bố của Ban tổ chức Diễn đàn, hiện còn 28 triệu người Việt Nam sống trong đói nghèo và 30 triệu người không có nước sạch, 10 triệu người Việt Nam chưa có nhà vệ sinh phù hợp, đặc biệt tại những vùng thuộc ĐBSCL và cộng đồng dân cư có thu nhập thấp sống ở các vùng xa xôi hẻo lánh.

Theo Ngân hàng Thế giới, điều kiện vệ sinh nghèo nàn đã gây ra những tổn thất về kinh tế lớn cho Việt Nam, ước tính lên tới hơn 750 triệu Đô la Mỹ mỗi năm. Đa số các tổn thất kinh tế phát sinh trong ngành y tế (34%), tài nguyên nước (37%), môi trường (15%), du lịch (9%) và các ngành phúc lợi khác (6%).

Thực tế, tầm quan trọng của chiến lược phát triển đô thị bền vững đã được các cơ quan chức năng nhận rõ. Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh định hướng đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2050, với mục tiêu từng bước cung cấp tới các khu đô thị những cơ sở hạ tầng hiện đại và một môi trường lành mạnh. Định hướng được soạn thảo sẽ nhấn mạnh đến yếu tố môi trường và sử dụng hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên, quản lý nước thải và chất rắn.

Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, sẽ là một thách thức quá lớn về thời gian, đặc biệt trong vòng mười năm tới để cơ quan chức năng giải quyết triệt để những vấn đề không mới như trên.

Câu chuyện Vedan Việt Nam gây ô nhiễm sông Thị Vải, tỉnh Đồng Nai vẫn còn nguyên tính thời sự như một minh chứng điển hình cho những vi phạm về môi trường.

Theo ông Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, hiện tại Việt Nam có 110 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó chưa đến một phần ba có hệ thống phù hợp để xử lý nước thải và các chất thải độc hại. Nhiều chuyên gia hoàn toàn có lý khi đặt câu hỏi: liệu sau Vedan sẽ tới ai nếu hệ thống pháp lý về quản lý môi trường còn nhiều lỏng lẻo?

Tìm vốn vẫn là một trong những cái khó khi tháo gỡ những vấn đề đô thị. Theo nhiều chuyên gia, rất khó huy động được số tiền ước tính lên tới hàng tỷ Đô la Mỹ thông qua Chính phủ hoặc nguồn vốn ODA. Phí dịch vụ hiện tại rất thấp không giúp bù đắp chi phí vận hành bảo dưỡng và cả chi phí đầu tư cơ bản. Mặc dù chính phủ khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào lĩnh vực nước thải và vệ sinh, nhưng đầu tư tư nhân cũng không mặn mà vì tỷ lệ hoàn vốn thấp và không có nhiều ưu đãi về thuế và mức phí.

Vì thế, theo một chuyên gia tại Diễn đàn, cái khó bó cái khôn, không dễ dàng giải quyết các vấn đề nước thải tại các khu dân cư cũ. Các khu đô thị mới và khu công nghiệp tuy hiện nay đã có nhận thức rõ hơn về trách nhiệm xử lý nước thải, tuy nhiên phải có hình thức cưỡng chế đủ mạnh và dưới sự giám sát của người dân.

...đến con người

Hội Cấp thoát nước Việt Nam có khoảng 10.000 cán bộ nhân viên đang làm việc trong ngành nước và vệ sinh. Số lượng cán bộ kỹ thuật và kỹ sư đã rất hạn chế lại không không được phân bổ đồng đều trong cả nước, một số công trình cấp nước nhỏ thậm chí không hề có kỹ sư trong đội ngũ nhân viên.

Đến năm 2020, Việt Nam sẽ cần thêm hơn 80.000 cán bộ kỹ thuật và kỹ sư về chuyên ngành nước cho các khu đô thị, nghĩa là cứ 250 người phải có một kỹ sư. Còn đối với các hoạt động cấp nước và vệ sinh nông thôn cứ 500 người phải cần một cán bộ. Tuy nhiên, công tác đào tạo ước tính chỉ đáp ứng được chưa đến 40%.

Những con số cụ thể trên cho thấy, Việt Nam đang rất thiếu các kỹ sư, cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật môi trường để đáp ứng nhu cầu về phát triển bền vững.

Điều kiện cũng như phương pháp giảng dạy nghèo nàn đã hạn chế năng lực lao động. Số lượng các chuyên gia có năng lực và trình độ đã hạn chế, đồng lương lại thấp và điều kiện làm việc hạn chế đã không thu hút được các kỹ sư trẻ về làm việc tại các tỉnh hay huyện sau khi ra trường.

Nhiều công ty và địa phương không có chiến lược phát triển nguồn nhân lực và có rất ít cơ chế ưu đãi, khuyến khích cán bộ giỏi. Yếu từ khâu cán bộ dẫn tới yếu các kỹ năng về quản lý đô thị, ông Bernd Schleich, Giám đốc điều hành Tổ chức Bồi dưỡng và Nâng cao năng lực quốc tế (Cộng hòa Liên bang Đức) cho biết.

Tất cả hạn chế liên quan đến yếu tố con người đều được các chuyên gia tại Diễn đàn xác định là những thách thức cần giải quyết lâu dài.

Nói như một cán bộ thuộc chính quyền địa phương được Ban tổ chức Diễn đàn, "tất cả chúng tôi đều biết ai gây ô nhiễm, nhưng chứng minh điều đó rất khó vì chúng tôi không có một lực lượng cảnh sát môi trường đủ mạnh".

Re:[Đô thị] Bảo tồn phố cổ Hà Nội

Đã gửi: Chủ nhật T3 01, 2009 11:56 am
Viết bởi nguyenhoangtue
Nhìn tiêu đề : Vẫn thiếu kỹ năng quản lý đô thị [bounce] thì đủ thấy buồn cười rồi. Thực ra ở Việt Nam có đâu ra cái kỹ năng quản lý đô thị??????

[bounce]

Re:[Đô thị] Bảo tồn phố cổ Hà Nội

Đã gửi: Chủ nhật T3 01, 2009 11:49 pm
Viết bởi Ansamurai
hihi, anh Tuệ "già" nhắc nhở mới chột dạ, tra thử  từ "kỹ năng"= ứng dụng tri thức khoa học vào thực tiễn. Hihi, cũng có thể.

Re:[Đô thị] Bảo tồn phố cổ Hà Nội

Đã gửi: Hai T3 02, 2009 1:16 am
Viết bởi Ansamurai
Thế nhưng " chậm còn hơn không".

Đô thị đại học ở Việt Nam - chậm còn hơn không!

http://www.laodong.com.vn/Home/Do-thi-dai-hoc-o-Viet-Nam--cham-con-hon-khong/20093/127994.laodong

(LĐCT) - Lần đầu tiên, một hội thảo quốc gia đã được tổ chức tại TPHCM vào ngày 20.2 vừa qua, để bàn về vấn đề hình thành - phát triển đô thị đại học ở VN, với sự tham gia của nhiều chuyên gia giáo dục và kiến trúc hàng đầu trong nước.

Chậm còn hơn không, để đáp ứng nhu cầu hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, đã tới lúc VN cần phải có những đô thị đại học (ĐTĐH), thành phố đại học (ĐH) hay đô thị trí thức...

Những trường ĐH khép kín manh mún!

Ở VN, đến thời điểm hiện nay chưa có ĐTĐH mà chỉ có những trường ĐH đơn lập truyền thống. Các trường ĐH này, y khuôn mẫu gồm: khu hiệu bộ, một vài giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, phòng làm việc chức năng và... một sân trường.

Mô hình truyền thống này chủ yếu phục vụ cho việc giáo dục, đào tạo theo kiểu cổ điển, hàn lâm và dạy kiến thức. Nó là sản phẩm của một xã hội nông nghiệp truyền thống và tiền công nghiệp.


(Trước cửa trường Đại học Văn hóa Hà Nội.)

Hiện nay, có một số trường ĐH có khuôn viên lớn như: ĐH Đà Lạt, ĐH Ban Mê Thuột, ĐH Bách Khoa Hà Nội...; song, cũng chỉ là những sân trường rộng chứ chưa có cấu trúc và đảm nhiệm được các chức năng của một khuôn viên ĐH hiện đại đúng nghĩa.

Hầu như tất cả các trường ĐH ở VN hiện nay, mỗi trường đều khép kín trong mỗi không gian chật hẹp riêng biệt, ngăn cách nhau bởi những hàng rào, mà không hề có sự giao hoà lẫn nhau. Chưa kể, môi trường xung quanh lại là một không gian hết sức hỗn tạp, bát nháo và thậm chí không có lợi cho công tác giáo dục đào tạo.

Chẳng hạn như ĐH Quốc gia TPHCM ở quận Thủ Đức, môi trường bao quanh là vô số dịch vụ tư nhân nhỏ lẻ tạo nên khung cảnh rất kém mỹ quan, các đoạn đường phía trước ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn (KHXHNV), ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Thể dục-Thể thao..., cũng rất nhếch nhác, với hàng chục quán cơm, quán nhậu, quán thịt dê, bán tạp hoá v.v... SV bước ra khỏi giảng đường là... "đụng" ngay cảnh nhậu nhẹt, chè chén, bán mua lộn xộn v.v...

PGS - TS Nguyễn Minh Hoà - Trưởng Bộ môn Đô thị học ĐH KHXHNV TPHCM, một người rất tâm huyết với dự án ĐTĐH ở VN - nói: "Mô hình trường ĐH đơn lập tại VN thực sự lạc hậu, không đáp ứng yêu cầu của một xã hội phát triển cao. Đặc biệt, khi mà thị trường lao động quốc tế hoá đòi hỏi SV phải hình thành nhiều kỹ năng sống và năng động ngay khi còn đi học...".

Ông Hoà cũng cho biết, mô hình ĐH truyền thống ở VN hiện nay còn thể hiện một lãng phí không đáng có. Thay vì ở mô hình ĐTĐH, SV nhiều trường ĐH có thể sử dụng chung giảng đường, phòng thí nghiệm, hay thư viện, cùng những tiện ích của nhau; thì hiện nay ở VN, mỗi trường ĐH, với hàng rào ngăn cách, có phòng thí nghiệm, có giảng đường, có thư viện riêng... na ná như nhau. Tuy nhiên, các cơ sở vật chất trên chỉ dành cho SV mỗi trường, không khai thác hết hiệu quả, công suất; thời gian bỏ trống nhiều...

Phải xây dựng thành phố ĐH

Hầu hết các nhà giáo dục tham gia Hội thảo đều tâm đắc với các khái niệm "ĐTĐH", "thành phố ĐH", "đô thị trí thức" hay "đô thị thông minh" v.v... Song, dù là ĐTĐH hay "thành phố ĐH"... thì với VN hiện nay, vẫn là cái gì đó lạ lẫm.

PGS-TS Nguyễn Minh Hoà cho rằng: Trong thế kỷ 21, giáo dục-đào tạo, nghiên cứu khoa học không chỉ bó hẹp trong lớp học, giảng đường. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, VN phải tiến hành xây dựng ĐTĐH, cho dù sẽ có nhiều khó khăn.


(SV ĐH KHXHNVTPHCM ra khỏi giảng đường là gặp... quán lẩu!)

Ông Hoà quan niệm, việc tạo ra không gian khoa học, với những tổ hợp sống hoàn thiện và một môi trường làm việc văn minh sẽ hỗ trợ đắc lực cho SV và giáo viên trong học tập và làm việc. Đó là một không gian "mở" hoàn toàn, không có tường rào, không có dân cư sống xen lẫn, các dịch vụ sinh hoạt đời sống vận hành một cách khoa học, văn minh 24/24 giờ như các thành phố bình thường khác. Đồng thời, nó là một thành phố bán đóng, bán mở; người dân bình thường từ các nơi có thể đến thụ hưởng các tiện ích trong ĐTĐH.

Bên cạnh đó, ĐTĐH còn có không gian xanh, sạch, đẹp; môi trường an toàn, thân thiện với con người; là thành phố điện tử thông minh; hài hoà giữa hiện đại và truyền thống; là nơi tràn đầy không khí học tập, nghiên cứu và các giá trị văn hoá nhân văn v.v...

Tại 2 trung tâm kinh tế-văn hoá lớn nhất nước là TPHCM và Hà Nội, bước đầu đã có những cơ sở thuận lợi cho việc hình thành và phát triển ĐTĐH. Nếu đầu tư phát triển ĐTĐH trên cơ sở sẵn có này, trong tương lai, TPHCM chắc chắn sẽ có một ĐTĐH tầm cỡ. Ước mơ đó, hoàn toàn có cơ sở bởi số lượng SV ĐH Quốc gia TPHCM dự tính sẽ đạt 70.000 sinh viên vào năm 2015. Và đến năm 2025, sẽ là 105.500 sinh viên - tương đương dân số của một quận thuộc TPHCM.

Tương tự ở Hà Nội, theo PGS.TS.KTS Doãn Minh Khôi - Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị (ĐH Xây dựng): "Khu vực phía Tây Nam TP Hà Nội đã được lựa chọn như là một ĐTĐH trong tương lai của Hà Nội".

Có thể nói, mô hình ĐTĐH là một xu thế tất yếu của xã hội phát triển. Với những ưu thế nổi trội của nó so với trường ĐH đơn lập truyền thống, VN cần sớm nghiên cứu mô hình này để áp dụng vào bối cảnh cụ thể của đất nước.

Một số dự án phát triển ĐTĐH chuẩn bị triển khai

* TP khoa học và công nghệ Hoà Lạc (Hà Nội): Diện tích 1.000ha, nay là khu công nghệ cao. Dự kiến sẽ trở thành đô thị khoa học vào năm 2012.

* Dự án ĐTĐH Quốc tế (VIUT) của Tập đoàn Berjaya (Malaysia) được cấp phép ngày 1.7.2007. Tổng vốn đầu tư 3,5 tỉ USD, diện tích 925ha, thuộc xã Tân Thới Nhì, huyện Hóc Môn, TPHCM.

* Đề án khu ĐTĐH Quốc tế tại xã Đạ Sa, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Diện tích 676ha, quy mô 50.000SV, xây dựng theo mô hình sinh thái. Có bệnh viện 500 giường, khu nghỉ dưỡng, công viên tổ hợp thể thao, trung tâm văn hoá...

* Thành phố ĐH của trường ĐH Kinh tế - Tài chính TPHCM ở Nam Sài Gòn, diện tích 55ha.

* ĐTĐH ở tỉnh Long An, có diện tích 180ha.

* ĐH Tân Tạo, có diện tích 40ha, thiết kế cho 20.000-25.000SV, thuộc huyện Đức Hoà, tỉnh Long An, do Tập đoàn Tân Tạo đầu tư, với tổng kinh phí 468 tỉ đồng.

Ý kiến các chuyên  gia về ĐTĐH

* TS.KTS Nguyễn Đình Toàn (Viện Quy hoạch - Kiến trúc - Bộ Xây dựng)

Cần chú trọng thể hiện bản sắc văn hoá, tính thương hiệu của mỗi ĐTĐH. Những nơi này không chỉ là nơi đào tạo nghề nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn cho SV, mà còn là môi trường giao lưu học hỏi về văn hoá, tập quán giữa những người khác nhau về ngôn ngữ, trình độ, giới tính, thế hệ... ĐTĐH không phải là thành phố vui chơi, giải trí, không phải là khu thương mại tổng hợp, càng không phải là một thành phố chỉ có trên danh nghĩa. ĐTĐH phải vừa phục vụ xã hội, vừa dẫn dắt sự phát triển xã hội; khai thác tốt hơn chức năng truyền thống của mình là giáo dục và đào tạo nguồn lực cho xã hội.

* TS.KTS Trần Thanh Bình - Viện trưởng Viện Nghiên cứu - Thiết kế trường học.

Đây là một mô hình liên kết sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, tạo tiền đề cho các mô hình liên thông trong đào tạo và sử dụng chuyên gia. Xây dựng hệ thống kỹ thuật hạ tầng đồng bộ. Khai thác hiệu qủa các tài nguyên đất đai và công trình, nhằm phát huy hiệu qủa cơ sở đào tạo và nghiên cứu, phát triển nguồn nhân lực khu vực. Đặc biệt, việc sử dụng liên thông giữa các trường trong ĐTĐH cho phép tiết kiệm đáng kể diện tích đất.

* PGS.TS.KTS Doãn Minh Khôi (Viện Quy hoạch và Kiến trúc đô thị - Bộ Xây dựng).

ĐTĐH không đơn giản là không gian vật lý duy trì sự tiện ích cho đời sống SV và giáo sư. Nó còn là không gian mang lại cho lớp trẻ đời sống văn hoá mới, dựa trên nền văn hoá truyền thống.

* KTS Lưu Trọng Hải (TP Hồ Chí Minh).

Một ĐTĐH mở, chính là sự hoà nhập giữa cái không gian, cái cộng đồng bên ngoài với cái nội tại bên trong của ĐTĐH... Đã là đô thị phải có rất nhiều công trình dịch vụ, nguồn đầu tư sẽ đến từ những người muốn kinh doanh các mảng dịch vụ đó. Ký túc xá, sao không có thể kêu gọi những nhà đầu tư xây dựng để SV thuê, với những ưu đãi cần thiết cho nhà đầu tư và cả SV? Rất nhiều hạng mục khác trong ĐTĐH có thể làm như thế.

* KTS Nguyễn Hữu Thái (TP Hồ Chí Minh).

Cho đến nay, ở nước ta, các trường ĐH vẫn phân tán. Phần lớn do chắp vá từ cơ sở cũ thời Pháp, cùng thói quen xây dựng ĐH kiểu kinh viện, theo lối mòn cũ, còn phân tán kiểu "sứ quân", mạnh ai nấy khép kín khoa, khép kín  trường mình với nào tường rào, cổng vào bề thế... Về mô hình ĐH kiểu mới, có lẽ TPHCM là nơi đang có đủ điều kiện hình thành một Campus (khuôn viên ĐH) hoặc "thành phố ĐH" kiểu mới. C.H ghi

Cao Nguyễn Hoàng Hưng