Bạn đang xem trang 3 / 12 trang

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Ba T9 23, 2008 2:49 am
Viết bởi Ansamurai
Talawas vừa đăng một bài với dòng chú ý: Công luận Việt Nam đang đặc biệt quan tâm đến những biến chuyển và động thái chính trị quân sự tại Trung Quốc. Một lần nữa, chúng tôi giới thiệu bản trích dịch một bài viết từ phía Trung Quốc. Mong độc giả quan tâm đọc những quan điểm trong bài này trong tinh thần thận trọng tham khảo.

Copy gửi anh em quan tâm sự kiện

Rất có khả năng Trung Quốc bị Mỹ buộc phải trở thành một nước Nga thứ hai

Lý Nguyên dịch

Ngọn lửa chiến tranh của Mỹ đã cháy đến trước cửa nhà Trung Quốc rồi!

Mượn cớ chống khủng bố, Mỹ đã chiếm Irag và Afghanistan, hiện nay nanh vuốt đã vươn tới Pakistan. Có tin nói Mỹ còn chuẩn bị tấn công Triều Tiên.

Từ đầu đến đuôi Trung Quốc xuất hiện mầm mống căng thẳng, đây là một thách thức nguy hiếm nhất đối với tình hình xung quanh Trung Quốc kể từ chiến tranh Triều Tiên đến nay.

Quân Mỹ đã nhiều lần truy kích qua biên giới Pakistan. Và theo tin của giới truyền thông Mỹ ngày 16 tháng 9 năm nay thì phía quân đội Pakistan đã nhận được mệnh lệnh, nếu quân Mỹ còn vượt qua biên giới Afghanistan vào nước họ thì họ sẽ nổ súng vào quân Mỹ.

Tình hình có khả năng xấu đi đột ngột.

Hai ứng cử viên Tổng thống khoá tới của Mỹ đều tuyên bố phải diệt Bin Laden. Người Mỹ cho rằng Bin Laden đang ở Pakistan. Liệu Mỹ, Pakistan có thể đánh nhau?

Musharraf luôn luôn được Mỹ tín nhiệm sâu sắc, nhưng vì sao vào giờ phút then chốt Mỹ đã vứt bỏ ông ta? Musharraf vẫn còn uy tín cao trong quân đội, hơn nữa còn kiên trì không ra nước ngoài. Vì sao bao nhiêu kẻ muốn diệt ông ta, khi làm Tổng thống đã nhiều lần bị bọn khủng bố tập kích, mấy lần nguy hiểm đến tính mệnh, còn bây giờ việc bảo vệ không được như xưa nhưng vì sao ông ta vẫn tin vào sự an toàn của mình?

Vào lúc Pakistan và Mỹ căng thẳng, Musharraf đóng vai trò gì?

Có người nói Pakistan có vũ khí hạt nhân nên không sợ Mỹ tấn công. Vấn đề là vũ khí hạt nhân trong nước Pakistan thực sự khống chế trong tay ai? Vũ khí sau khi bắn đi rồi có bị đánh chặn không?

Không ai cười Bush là ngu ngốc, ông ta đã mạnh dạn xây dựng vương quốc thế giới của ông ta. Nga bị bức ở ngay trước cửa nhà mình, không còn cách gì khác mới buộc phải cắn lại một miếng. Hoàn cảnh mà Trung Quốc đang đối mặt không tốt hơn Nga bao nhiêu. Vấn đề là liệu Trung Quốc có thể cắn một miếng, không ra tay sẽ không thấy Mỹ dừng lại. Nhưng trước khi anh chống lại, Mỹ sẽ thu được lợi ích lớn nhất. Đầu và đuôi không ứng cứu được nhau là điều các nhà cầm quân kị nhất.

Pakistan và Triều Tiên có vấn đề thì giấc mộng trỗi dậy lớn của Trung Quốc sẽ tuyên bố kết thúc. Giả sử không xảy ra vấn đề, tốc độ vùng dậy cũng bị giảm đi cực lớn. Trung Quốc không thể không mang đại quân đối phó với cuộc khủng hoảng Pakistan và Triều Tiên.

Ai nói là chính phủ Mỹ khoá tới không có nhà đại chiến lược?

Cục diện vô cùng bất lợi đối với Trung Quốc.

So với Nga, chúng ta có gánh nặng trỗi dậy hoà bình. Bây giờ là lúc chế định lại chiến lược. Sinh vào thời loạn, ai có thể chỉ lo thân mình? Dã tâm của con sói Mỹ.

Hãy thử so sánh tình hình tốt nhất và xấu nhất tại hai bên Pakistan và Triều Tiên.

Tại Pakistan, Mỹ ở thế phải xông vào diệt gọn Bin Laden, hiện nay là lúc cung đã giương không thể không bắn. Biện pháp giải quyết là tìm được chỗ ở của Bin Laden, nếu như hắn ở tại Pakistan thật và còn sống.

Còn nếu như người Mỹ ngây thơ hồn nhiên rút quân, không nghi ngờ gì, đó là một kết cục rất vui.

Có khả năng kinh tế Mỹ bị sụp đổ lớn bây giờ, biện pháp nào là tốt nhất để làm dịu sức ép lên chính phủ? Chiến tranh!

Đánh ai đây? Đất nước che giấu Bin Laden sẽ ra sao?

Không phải là vấn đề muốn đánh hay không đánh, mà là tình thế buộc người lãnh đạo Mỹ phải đưa ra quyết định như vậy. Tất nhiên bạn có thể cho rằng khủng hoảng kinh tế căn bản là một bố trí chiến lược, buộc phía phản đối đồng ý phát động chiến tranh với ý đồ tiêu diệt Bin Laden. Sự phá sản của nhà băng Lehman Brothers chẳng phải là kịch bản của kinh tế “11-9” ư? Nếu chúng ta giả thiết “11-9” là do Mỹ tự sáng tác, tự diễn, thế thì chúng ta không thể không nói kịch bản lại bị dùng lại một lần nữa, xem ra tổ biên kịch của họ chỉ có một người. Chúng ta đã đoán trúng cái đầu nhưng hy vọng chúng ta không đoán đúng kết cục.

Trước sức ép của Mỹ, Pakistan phải tấn công các bộ lạc để tìm Bin Laden, các bộ lạc chống lại, Pakistan bước vào giai đoạn nội chiến, dù có vũ khí hạt nhân nhưng không thể cho nổ vào người mình…

Nếu như Pakistan không tiếp giáp với Tân Cương! Mà Tân Cương từng đã bị phần tử khủng bố tập kích và (Trung Quốc) đã giúp Pakistan tiêu diệt phần tử khủng bố. Thế nhưng như vậy chúng ta lại để lại một kẻ thù khắc cốt ghi xương nữa, Tân Cương sẽ không an ninh. Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Nga… mấy nước láng giềng có chút giống như vậy, chúng ta đều đã đánh. Vào lúc tuyên bố trỗi dậy hoà bình, vào lúc người ta không tin, thực ra chúng ta không có lý do để trách móc ai. Chúng ta không thể ghi thêm Pakistan vào danh sách đó.

Làm thế nào? Ngồi nhìn Mỹ mở rộng thế lực tại Pakistan, để mặc ngọn dao chĩa vào mặt thằng em nhỏ của chúng ta?

Giúp đỡ thế lực thân Trung Quốc tại Pakistan cìmg liên hiệp diễn tập quân sự hình thức lớn với Nga, dường như là sự lựa chọn phải làm. Dưới sự đua tranh của sức mạnh các bên, nội loạn ở Pakistan có thể duy trì trong một thời gian tương đối dài.

Vào lúc thế lực thay mặt Mỹ không thể phát huy tác dụng, nước Mỹ không thể không tự mình ra tay, thì làm thế nào? Trung Quốc sẽ xuất quân à? Mong là không cần phải có bước đi này.

Vấn đề hạt nhân ở Triều Tiên có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, Triều Tiên sau khi trải qua oanh tạc của Mỹ, liệu có hùng mạnh như họ tuyên bố không?

Nếu Mỹ gặp khó khăn ở cả hai mặt trận, Trung Quốc sẽ có sự lựa chọn nào? Nga sẽ có sự lựa chọn nào?

Vì thắng trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, chúng ta mới được đông đảo xã hội quốc tế công nhận vai trò nước lớn, nước lớn đều do đánh mà ra. Xã hội quốc tế đang ở vào thời đại lớn biến đổi sâu xa, bá quyền Mỹ đang bành trướng chưa từng có. Trung Quốc đã vượt Mỹ chẳng qua chỉ là chuyện trẻ con (đồng thoại) do Mỹ tuyên truyền mà thôi. Không thấy rõ hiện thực mà cho rằng chỉ sau một số năm, Trung Quốc có thể vượt Mỹ, là rất đáng cười. Chúng ta hiện nay mới đang đón cuộc thi tốt nghiệp tiểu học, chưa thể giải quyết tốt vấn đề Pakistan và Triều Tiên. Trung Quốc trỗi dậy sẽ là chuyện của thế kỷ sau hoặc là chuyện không bao giờ xảy ra. Có thể Mỹ sẽ thống nhất toàn cầu và như vậy cũng chẳng có gì là không tốt. Những dân tộc bên ngoài (ngoại tộc) đã thống trị người Hán đều bị người Hán đồng hoá. Theo qui luật lịch sử mà nói, đồng hoá ngưòi Mỹ cũng chẳng khó khăn gì. Một số năm sau sẽ là Trung Quốc thống nhất thế giới. Đó là chuyện cười mà thôi.

Hãy qua các cuộc thử thách kinh tế và quân sự rồi hãy nói nhé.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas
Nguồn: http://bbs.tiexue.net/post_3050764_1.html

Link http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14283&rb=0402

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Hai T9 29, 2008 12:39 am
Viết bởi Ansamurai
Đại sứ Lê Công Phụng, người trực tiếp trách nhiệm trong đàm phán với Trung Quốc về vấn đề biên giới. Đài RFA có bài phỏng vấn về này. Gửi anh em

Đại sứ VN tại Mỹ trả lời phỏng vấn về vấn đề biên giới lãnh hải với Trung Quốc

Trà Mi: Ông có thể giới thiệu sơ lược với quý thính giả vài nét chính của cuộc trao đổi này, thưa ông?

Lý Kiến Trúc: Cuộc phỏng vấn này xoay quanh 3 chủ đề chính. Thứ nhất là về biên giới Việt-Trung. Thứ hai là về Vịnh Bắc Bộ và nghị định thư giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vùng đánh cá. Thứ ba là vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa và biện pháp giải quýêt cơn khủng hoảng Hoàng Sa-Trường Sa hiện nay giữa Hoa Kỳ, Việt Nam, và ngay cả cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.

Chúng tôi nghĩ rằng những điểm mà chúng tôi đề xuất ra đây với đại sứ Lê Công Phụng là những niềm suy nghĩ thiêng liêng của người Việt trong và ngoài nước đối với đất đai, biển cả, Tổ quốc Việt Nam.



Lập luận của ông Lê Công Phụng


Trà Mi: Thưa những điều ông vừa nói là những vấn đề rất nhạy cảm mà rất nhiều người quan tâm, thì trong những lời giải đáp của ông Lê Công Phụng đối với những thắc mắc mà ông nêu lên tại buổi gặp gỡ đó, điểm nào đáng chú ý nhất?

Lý Kiến Trúc: Điểm thứ nhất về biên giới Việt-Trung, ông Phụng có nói với chúng tôi là ông đã bị nhiều người đổ tội cho ông là đã bán đất ở biên giới Việt-Trung. Và ông Phụng khẳng định là không có chuyện bán đất đó, riêng với cá nhân ông, cũng như là vấn đề mất mát thước vuông như thế nào, vùng biên giới đó được phân định, được cắm mốc như thế nào, tất cả những sự kiện cụ thể đó ông Lê Công Phụng đã nói rất đầy đủ:

“Lúc tôi còn làm trưởng ban biên giới, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, trưởng ban biên giới phụ trách về đàm phán biên giới với các nước láng giềng, thì cũng có nhiều người người ta không hiểu, người ta tố cáo, phản đối tôi với tư cách là trưởng đoàn đàm phán. Người ta nói là tôi đã bán cho Trung Quốc khoảng độ 5-7 trăm cây số vuông trên biên giới đất liền.

Nhân dịp này tôi muốn thưa lại quý vị cho rõ hơn. Khi chúng ta bắt đầu đàm phán với Trung Quốc một cách thực sự cuối những năm 90, cái cơ sở để đàm phán là chúng ta lấy cái bản đồ và cái đường biên giới mà Pháp và Nhà Thanh đã ký kết hơn 100 năm trước. Cái đường biên giới đó vẫn còn lưu giữ ở ta, Trung Quốc, Pháp, và Đài Loan.

Trên cơ sở cái bản đồ và cái đường biên giới đó thì Việt Nam vẽ một đường biên giới của Việt Nam, Trung Quốc vẽ một đường biên giới của Trung Quốc dựa theo bản đồ mà Pháp và Nhà Thanh đã làm. Trên cơ sở bản đồ Pháp-Thanh như thế này, thì phía Việt Nam chủ trương là đường biên giới đi như thế nào, và phía Trung Quốc chủ trương đường biên giới đi như thế nào.

Khi chúng ta cùng với Trung Quốc ngồi vào đàm phán thực sự, đưa hai bản đồ của Việt Nam và của Trung Quốc ra so với nhau theo bản đồ của Pháp-Thanh thì thực chất nó chỉ chênh lệch nhau 227 cây số vuông trên 64 điểm trên toàn tuýên biên giới. Vậy nói đàm phán đường biên giới trên bộ thực chất là chỉ bàn để phân định 227 cây số vuông đấy thôi.

Và kết quả cuối cùng là Việt Nam quản lý được thêm 113 cây số vuông, và Trung Quốc quản lý 114 cây số vuông. Như vậy chênh nhau khoảng độ hơn 1 cây số trong suốt quá trình đàm phán và phân định.

Liên quan đến các điểm cao, tôi cũng muốn nói với các vị rằng là năm 1979 Trung Quốc tấn công Việt Nam kết thúc thì cơ bản là Trung Quốc rút về đường biên giới cũ. Trung Quốc giữ lại, chiếm đất của Việt Nam khoảng độ 27 điểm, trong đó hầu hết là các điểm cao.

Trong quá trình đàm phán, chúng ta yêu cầu Trung Quốc trả lại các điểm cao. Trước khi ký hiệp ước, Trung Quốc trả lại 15 điểm cao. Còn lại 12 điểm cao, ta đấu tranh quýêt liệt, và cuối cùng còn lại 6 điểm cao cuối cùng thì chúng ta đưa đường biên giới chạy lên giữa các điểm cao đó.”

Lý Kiến Trúc: Vấn đề thứ hai, về Vịnh Bắc Bộ, ông Lê Công Phụng có nói rằng không có chuỵên mất hơn 10 ngàn km vuông ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ:

“Chúng ta phân chia Vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc là dựa trên luật pháp quốc tế, Công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc, dựa vào các tạp quán quốc tế quy tụ các đảo, các bờ và phân chia theo cái bờ của mỗi nước. Trung Quốc thì có vùng Quảng Đông có đảo Hải Nam. Chúng ta thì có toàn bộ từ miền Bắc vào đến tận Quảng Trị. Vậy là căn cứ vào bờ biển của 2 bên để phân chia vùng Vịnh Bắc Bộ.

Khi ký kết hiệp định, nếu như so diện tích giữa chúng ta và Trung Quốc, thì chúng ta hơn Trung Quốc 8 nghìn cây số vuông. Chúng ta không mất. Tại sao Trung Quốc chấp nhận cho chúng ta hơn 8 nghìn cây số vuông? Bởi vì bờ biển của ta là bờ biển lõm, nó vòng vào thế này, bờ biển Trung Quốc Hải Nam thì nó vòng ra thế này.

Trong khi chia vùng nước, anh nào mà có bờ biển lõm thì anh có lợi hơn, chứ không có dễ dàng Trung Quốc người ta nhường mình 8 nghìn cây số vuông đâu. Nói mất 10 nghìn thước vuông thì vô lý, không đúng đâu. Chúng tôi cũng không muốn nói cụ thể là lúc chia nó như thế nào, thế nào.

Nhưng cũng thưa thật với các quý vị, chúng ta giữ diện tích của đất nước là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là chúng ta phải giữ được cái gì nằm dưới đáy biển. Cũng có lúc đàm phán Trung Quốc người ta xung phong hiến cho chúng tôi 3 nghìn cây số vuông ở chỗ khác để họ lấy chỗ này chỉ độ 150 cây số vuông. Nhưng mình không chịu, mình không lấy cái nước, cái mặt nước để làm gì. Mình tính cái ở dưới, vừa giữ được chủ quyền đất đai, mà vừa giữ được lợi ích cho quốc gia.”

Lý Kiến Trúc: Thứ ba, về vấn đề Hoàng Sa-Trường Sa, tôi có hỏi biện pháp giải quyết đến nay như thế nào. Ông Lê Công Phụng dẫn chứng lời của ông Thứ trưởng Hoa Kỳ vừa mới họp báo ở Hà Nội, khẳng định là những công ty Mỹ có quyền khai thác, kinh doanh ở những vùng biển mà Việt Nam đang làm chủ. Đồng thời, sự kiện này cũng liên quan đến lời của Tổng Thống Bush đã tuyên bố sẽ bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.

Ông Phụng cũng đưa ra một ý hướng là Việt Nam luôn luôn chủ trương đối thoại, cương quýêt bảo vệ cho đến cùng đất đai và biển cả của Việt Nam. Ông Phụng khẳng định là Hoàng Sa mặc dù bây giờ đã mất hoàn toàn trong tay Trung Quốc, nhưng Hoàng Sa-Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam:

“Hoàng Sa-Trường Sa thì phải khẳng định một điều là Việt Nam có đủ chứng cứ, cơ sở pháp lý, và căn cứ lịch sử để khẳng định Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Cũng đã có nhiều người nói là có thể đưa ra toà án quốc tế, đưa lên Liên hiệp quốc để đấu tranh chuyện này. Chúng ta cũng đang dự tính, nhưng mà cũng có thấy một điều là đất nước mình bên cạnh Trung Quốc. Ông cha đặt mình ở đấy thì mình phải ở đấy. Sống bên cạnh nước lớn thì phải biết cách sống.

Chúng ta đánh cho phong kiến Trung Quốc thua mình, còn phải cấp gạo, cấp lương thực, cấp vàng, cấp ngựa cấp xe cho chúng đi về, phải trải thảm đỏ cho chúng đi về. Đấy là kinh nghiệm của ông cha sống bên cạnh xứ láng giềng lớn, thì mình cũng phải học theo các cụ.

Bây giờ Trung Quốc ngày càng phát triển mạnh, mình không ngăn người ta không mạnh được, thì mình phải học cách sống được với người ta, bên cạnh một nước mạnh. Và cũng nói thật với các vị là có vấn đề gì phức tạp với Trung Quốc, thì mình đâu có yên được. Mình giữ cái của mình, tìm mọi cách giữ cho bằng được, nhất là về đất đai, chủ quyền, lãnh thổ, thế và phải xem người ta như thế nào rồi mình sống với người ta.”  

Lý Kiến Trúc: Xin cảm ơn cuộc phỏng vấn của đài RFA dành cho chúng tôi.

Trà Mi: Cảm ơn ông rất nhiều vì đã dành thời gian cho cuộc trao đổi.

Vừa rồi là cuộc trao đổi giữa biên tập viên Trà Mi của ban Việt ngữ và nhà báo Lý Kiến Trúc, Chủ nhiệm tạp chí Văn Hóa, với những lời phát biểu của ông Lê Công Phụng, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, liên quan đến vấn đề biên giới Việt-Trung.

Quý vị có thể nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn  ông Lê Công Phụng do nhà báo Lý Kiến Trúc thực hiện, trên trang web của chúng tôi: www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/ChinaVietnamBorder

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/ChinaVietnamBorder/interview-with-VN-amb-in-the-US-on-Sino-Vietnamese-borders-issues-TMi-09252008115350.html

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Hai T9 29, 2008 11:23 am
Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh
Ông Phụng khẳng định là Hoàng Sa mặc dù bây giờ đã mất hoàn toàn trong tay Trung Quốc, nhưng Hoàng Sa-Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam:

câu này nghe khó hiểu quá !!![cry][cry][cry]

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Hai T9 29, 2008 3:02 pm
Viết bởi Portraitpainter

--------------------------------------------------------------------------------
Ông Phụng khẳng định là Hoàng Sa mặc dù bây giờ đã mất hoàn toàn trong tay Trung Quốc, nhưng Hoàng Sa-Trường Sa mãi mãi là của Việt Nam:
--------------------------------------------------------------------------------


câu này nghe khó hiểu quá !!!


Câu này mình dịch ra có nghĩa là: Tạm thời Hoàng Sa đang bị Trung Quốc chiếm, nhưng tương lai nhất định sẽ đòi lại; nôm na cũng tương tự như 27 điểm cao mà Trung Quốc đã chiếm trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 cũng trong bài phỏng vấn trên [wink]

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T10 03, 2008 8:40 pm
Viết bởi Ansamurai
Bài của một giáo sư Đại học Thành phố Hong Kong về tình hình tranh chấp lãnh thổ Việt - Trung. Bài viết khá tổng quát, gửi anh em đọc tham khảo.

Quan hệ Việt - Trung và tranh chấp Biển Đông

Tháng 12 năm 2000, trong chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Việt Nam Trần Đức Lương, hai nước đã đạt thỏa thuận giải quyết tranh chấp biên giới kéo dài ở Vịnh Bắc Bộ.

Trước đó, vào tháng Ba 1999, họ cũng có thỏa thuận để phân định đường biên giới trên bộ.

Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khi đó không được bàn đến, mặc dù trong thông cáo chung được công bố, hai phía “đồng ý duy trì cơ chế thương lượng hiện nay về vấn đề biển”.

Đối phó chắp vá

Vì quần đảo Hoàng Sa đã nằm trong tay Trung Quốc và đó lại là tranh chấp song phương Trung – Việt, Trường Sa trở thành tranh chấp lãnh thổ quan trọng nhất giữa Trung Quốc và các nước đòi chủ quyền – Brunei, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Đài Loan cũng đòi chủ quyền với Trường Sa, nhưng nói chung họ bị bỏ qua trong quá trình đàm phán.

Trung Quốc và Việt Nam không hy vọng tranh chấp Trường Sa được giải quyết trong tương lai trước mắt.

Đồng thời, hai nước tin rằng mình chia sẻ quyền lợi chung khi gìn giữ môi trường ổn định, hòa bình trong khu vực để có thể tập trung phát triển kinh tế.

Nhưng các va chạm ngoại giao thường xuyên và thỉnh thoảng lại có căng thẳng quân sự đã xảy ra vì quần đảo này, và hai nhà nước đã đối phó chúng một cách chắp vá.

Mặc dù hầu như không có nguy cơ xảy ra khủng hoảng quân sự trong vùng, nhưng việc cho phép tình hình trên tiếp tục hoài chắc chắn là rủi ro và không đi đến đâu. Vì thế, tìm ra cơ chế ổn định và các biện pháp xây dựng niềm tin là bài toán khó cho quan hệ Việt – Trung và Trung Quốc – Asean.

Mấy năm gần đây, một mặt, hợp tác kinh tế Việt – Trung phát triển, và cả hai chính phủ rất muốn tiếp tục xu hướng này.

Đồng thời, họ vẫn không bỏ qua cơ hội củng cố quan điểm về vấn đề lãnh thổ. Xu hướng này được chủ nghĩa dân tộc đang lên hậu thuẫn ở cả hai nước, và cũng vì tầm quan trọng gia tăng của năng lượng trong chiến lược phát triển kinh tế của họ.

Quan hệ chiến lược

Trung Quốc nay là nguồn nhập khẩu quan trọng nhất của Việt Nam, và là thị trường xuất khẩu thứ ba sau Mỹ và Nhật.

Trong khi đó, đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã tăng từ 120 triệu đôla mỗi năm hồi cuối thập niên 1990, lên 1.2 tỉ đôla năm 2007. Vùng kinh tế biên giới ở Lào Cao, Hải Phòng và Quảng Ninh dự kiến sẽ hoạt động trước năm 2011.

Chuyến thăm hồi tháng Năm của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến Trung Quốc là trong bối cảnh này.

Trong chuyến thăm, hai nước đã đẩy quan hệ lên mức đối tác chiến lược toàn diện. Các lãnh đạo Trung Quốc đề nghị đẩy nhanh việc soạn thảo và thi hành chương trình hợp tác kinh tế năm năm, và mở các dự án lớn về công nghiệp, hạ tầng và năng lượng.

Ở cấp độ tỉnh, người ta cũng rất phấn khởi. Bí thư Quảng Đông và là thành viên Bộ Chính trị đã thăm Việt Nam trong tháng Chín, nói rằng Quảng Đông muốn tăng gấp đôi đầu tư vào Việt Nam, lên 5 tỉ đôla trong ba năm tới.

Nhưng những nỗ lực hợp tác vẫn chưa đủ để gác lại tranh chấp lãnh thổ. Năm 2007, hai chính phủ đều đưa ra tuyên bố mạnh mẽ khẳng định chủ quyền. Đã có đụng độ giữa tuần duyên Trung Quốc và tàu đánh cá Việt Nam gần Hoàng Sa, trong khi cũng có các vụ biểu tình chống Bắc Kinh ở Hà Nội và TP. HCM.

Căng thẳng nảy sinh

Căng thẳng lại nảy sinh ở Biển Nam Trung Hoa hồi tháng Bảy khi cả ExxonMobil và BP dường như sẵn sàng bỏ qua cảnh báo của Trung Quốc để tiếp tục hoạt động dò tìm dầu ngoài khơi Việt Nam cùng với PetroVietnam.

Ngày 22 tháng Bảy, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói nước này phản đối mọi hoạt động “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ ở Biển Nam Trung Hoa”. Một cảnh báo tương tự hồi năm ngoái đã khiến BP dừng kế hoạch dò tìm cũng ở chính khu vực này.

Có tin nói rằng đại sứ Trung Quốc ở thủ đô Washington đã liên tục cảnh báo các giám đốc ExxonMobil rằng kinh doanh của họ ở Trung Quốc có thể bị tổn thương nếu tiếp tục thỏa thuận dò tìm với PetroVietnam.

Phản ứng của chính phủ Bush kín đáo nhưng rõ ràng. Đại sứ Michael Michalak ở Hà Nội nói: “Các công ty có quyền quyết định làm việc ở đây và với ai”. Vị đại sứ cũng chỉ ra tuyên bố giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, theo đó, Washington ủng hộ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

Trong khi đó, công ty Husky Energy của Canada, thuộc quyền sở hữu của tỷ phú Hong Kong Li Ka-shing, loan báo sẽ chuyển dàn khoan nước sâu xây ở Nam Hàn sang Biển Nam Trung Hoa để bắt đầu đào giếng dầu từ tháng Chín.

Đây sẽ là giếng đầu tiên trong bốn giếng của một mỏ mà Husky Energy và Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) nói họ tìm thấy vào tháng Sáu 2006 ở khu vực phía bắc của Biển Nam Trung Hoa.

Bắc Kinh cũng đang xây dựng thiết bị dò tìm nước sâu của riêng họ; cái đầu tiên chưa thể có trước năm 2011. Những diễn biến này cho thấy sự thi đua khai thác năng lượng ở Biển Nam Trung Hoa đã tăng tốc.

Dò tìm chung?

Lãnh đạo Trung Quốc vẫn thường nói họ muốn hợp tác khai thác năng lượng ở các vùng tranh cãi và gác lại tranh chấp lãnh thổ.

Hồi tháng Bảy, một thỏa thuận với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa đã đạt được dựa trên nguyên tắc này. Trung Quốc chắc chắn hy vọng lặp lại mô hình với Việt Nam.

Mặc dù mùa hè này chứng kiến căng thẳng gia tăng ở Biển Nam Trung Hoa, nhưng đã có tiến bộ về biên giới đường bộ trong đàm phán cấp thứ trưởng song phương.

Tóm lại, cả Trung Quốc và Việt Nam cần môi trường quốc tế hòa bình để tập trung phát triển kinh tế. Điều này có nghĩa là hai nước sẽ tìm cách kiềm chế tranh chấp lãnh thổ.

Nhưng chủ nghĩa dân tộc gia tăng ở cả hai nước sẽ khiến lãnh đạo không thể tránh việc bày tỏ thái độ cứng rắn.

Vào thời điểm này, người ta nhận ra cách đối phó vấn đề như thế cũng có giới hạn của nó.

Tiểu sử GS. Joseph Cheng
Chủ tịch sáng lập Hội Nghiên cứu châu Á ở Hong Kong
Chủ biên sáng lập tạp chí Hong Kong Journal of Social Sciences và The Journal of Comparative Asian Development
Giáo sư chính trị học ở City University of Hong Kong


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081002_relations_dispute_china.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Bảy T10 04, 2008 11:27 am
Viết bởi nguyenhoangtue
  Chú Ân chơi cái vụ này cũng được đây! Có lẽ phai nhắc nhở nhau mãi như thế này!
  Câu chuyện này còn rất rất là dài!
  Cám ơn Ân nhiều nhiều!

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Năm T10 23, 2008 1:25 pm
Viết bởi Ansamurai

  Chú Ân chơi cái vụ này cũng được đây! Có lẽ phai nhắc nhở nhau mãi như thế này!
  Câu chuyện này còn rất rất là dài!
  Cám ơn Ân nhiều nhiều!


domodomo^ ^

Ngoài vụ Biển Đông, nhà ta còn tranh chấp vụ Mekong. Giới thiệu anh em đọc tại bài về vấn đề này

Chính sách của Việt Nam ở lưu vực Mekong

Việt Nam phá vỡ sự cô lập quốc tế và suy sụp kinh tế qua ba bước: loan báo rút khỏi Campuchia, bắt đầu đổi mới kinh tế năm 1986 và chính sách đối ngoại đa phương năm 1988 với hợp tác Sông Mekong là một chủ đề.

Đến 1991, chính sách 1988 chuyển thành “làm bạn với tất cả các nước” và “đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại” với mọi nước và mọi tổ chức kinh tế. Cũng trong năm 1991, xung đột ở Campuchia chấm dứt và Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc.

Kể từ đó, Việt Nam nhanh chóng mở rộng quan hệ ngoại giao, dẫn tới việc trở thành thành viên của năm cơ chế hợp tác Lưu vực Sông Mekong, mà quan trọng nhất là Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS) và Ủy ban Sông Mekong.

Hợp tác Mekong

Năm 1992, Tiểu vùng Mekong Mở rộng được thành lập dưới sự hướng dẫn của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Nó nhằm cải thiện hợp tác kinh tế khu vực, bao gồm toàn bộ các nước dọc con sông: Trung Quốc và các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.

Ba năm sau là Ủy ban Sông Mekong, với các thành viên Việt Nam, Campuchia, Lào và Thái Lan. Trung Quốc và Miến Điện không chịu gia nhập, nhưng có đối thoại thường xuyên.

Khác với GMS, Ủy ban này ra đời dựa trên một hiệp ước quốc tế, và nhiệm vụ của nó là bảo đảm phát triển bền vững nguồn nước của Lưu vực Sông Mekong.

Cần lưu ý hợp tác Mekong không chỉ là cố gắng thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực. Sự ra đời của hai cơ chế này góp phần giúp Việt Nam có cơ hội tháo bỏ thù hằn với Thái Lan, Trung Quốc và thiết lập liên hệ kinh tế mới với Lào và Campuchia.

Hợp tác Mekong là một phần của chiến lược tái tổ chức quan hệ ngoại giao của Việt Nam với láng giềng thời hậu Chiến tranh Lạnh.

Thiếu quan tâm môi trường

Một chi tiết quan trọng nữa là Việt Nam trở nên hấp dẫn về kinh tế trong mắt người ngoài. Nhật Bản đóng vai trò quan trọng, vì chiếm giữ phần lớn nhất trong ADB và có quan tâm chiến lược ở khu vực.

Nhật là đối thủ chính của Trung Quốc trong cuộc chạy đua ảnh hưởng và vì thế quan trọng cho sự ổn định của Việt Nam để tránh quá phụ thuộc vào Trung Quốc.

Tuy vậy, sự tập trung cho tăng trưởng kinh tế nhanh đã khiến Ủy ban Sông Mekong, với trách nhiệm bảo vệ môi trường, bị gạt ra ngoài lề. Trong mắt Việt Nam, Tiểu vùng Mekong Mở rộng quan trọng hơn do nó nhấn mạnh đến phát triển kinh tế mà không quan tâm tới môi trường.

Về cơ bản, Ủy ban Sông Mekong phản ánh những lý tưởng của các nước cấp viện phương Tây chứ không phải của các thành viên. 90% ngân sách của Ủy ban là từ các nhà viện trợ. Mặc dù nó chứng tỏ các nước thành viên thiếu tiền, nhưng cũng cho thấy sự thiếu quan tâm ủng hộ của họ đối với cơ quan này.

Nó lại cho cho thấy sự thiếu vắng của một chính sách môi trường mạnh ở tất cả các nước thành viên, cũng như vị thế yếu ớt của vấn đề môi trường so với các bộ phụ trách kinh tế của chính phủ. Ủy ban Quốc gia Sông Mekong của Việt Nam có người đứng đầu là Bộ trưởng Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn. Bộ Tài Nguyên – Môi trường không có vai trò ở đây. Ba vị phó chủ tịch ủy ban là người của Bộ Ngoại giao, Bộ Nông nghiệp và Bộ Kế hoạch – Đầu tư.

Cũng có sự mơ hồ quanh câu hỏi ai chịu trách nhiệm cho cái gì về nguồn nước. Luật về Tài nguyên nước năm 1998 thiếu vắng cơ chế thực thi luật và quá chung chung. Luật này được dùng để thành lập nhiều cơ quan quản lý nguồn nước, nhưng không giao cho chúng chức năng cụ thể, dẫn đến sự lộn xộn về trách nhiệm hành chính giữa các cơ quan.

Lo cho an ninh

Trong bối cảnh ổn định chính trị ở Việt Nam phụ thuộc vào chính sách kinh tế của Đảng Cộng sản, sự hợp tác vùng Mekong phải thúc đẩy ổn định chính trị.

Việt Nam nhận thức được rằng một số vấn đề không thể được giải quyết riêng rẽ mà phải nhờ hơp tác với các láng giềng. Ví dụ giảm nghèo, chống buôn người và ma túy, HIV/AIDS, và bảo vệ hệ sinh thái của đồng bằng Mekong.

Khi chính phủ Việt Nam xem những vấn đề này đe dọa ổn định trong nước, họ tìm cách giải quyết thông qua khuôn khổ Tiểu vùng Mekong Mở rộng.

Tuy nhiên, suy thoái môi trường không nằm trong đó, vì thế không được xem là có nguy cơ gây bất ổn cho Việt Nam.

Nhưng Việt Nam giận dữ khi Trung Quốc xây đập ở thượng nguồn sông Mekong (mà tiếng Hoa gọi là Lan Thương). Tại đó, Trung Quốc đang xây một hệ thống các đập, mang tầm quan trọng chiến lược về năng lượng cho họ. Đây là một phần của Dự án Truyền điện Đông – Tây của Trung Quốc, theo đó tỉnh Vân Nam sẽ cung cấp điện cho Quảng Đông.

Những cáo buộc về vấn đề suy giảm tài nguyên nước do các con đập, nhà máy điện và thủy lợi đã gây va chạm trong quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc.

Không có cơ chế thương lượng trong vụ tranh cãi này. Tiểu vùng Mekong Mở rộng không xem xét các xung đột về nước vì Trung Quốc không chịu đưa nước vào nghị trình.

Ủy ban Sông Mekong có thể giải quyết vấn đề, nhưng nó quá yếu và Trung Quốc thì lại không phải là thành viên.

Tranh cãi về đập nước

Dù có tranh cãi quanh hệ thống đập Lan Thương, Việt Nam vẫn mua điện từ Trung Quốc để bù cho việc thiếu hụt.

Việt Nam cũng xây đập ở Lào nhằm nhập năng lượng từ các con đập này. Một ví dụ khác là đập thủy điện Yali trên sông Sesan, chảy từ Việt Nam sang Campuchia, gây ảnh hưởng xấu cho hệ sinh thái hạ lưu của Campuchia.

Nó khiến người dân nông thôn và cả người trong chính phủ Campuchia giận dữ. Chính phủ phản đối, nhưng vô hiệu. Ủy ban Sông Mekong cố gắng thương lượng nhưng cũng không thành công.

Bất chấp tranh cãi với Campuchia, Việt Nam đã hoàn thành đập Sesan 3, Sesan 3a và bắt đầu xây Sesan 4 và Pleikrong. Việt Nam cũng định xây đập trên sông Srepok, cũng chảy từ Campuchia sang Việt Nam.

Lần đầu tiên, vào tháng Giêng 2007, Tổng Công ty Điện Việt Nam (EVN) đã làm tham vấn với những người dân Campuchia bị ảnh hưởng. Nó khơi nên hy vọng ở Campuchia là Việt Nam có thể trả tiền đền bù.

Quyền lực đóng vai trò quan trọng ở đây. Việt Nam không thể ép Trung Quốc ngừng xây đập Lan Thương. Campuchia không thể ép Việt Nam ngừng xây đập Sesan và Srepok.

Hậu quả là Sông Mekong và các nhánh của nó, tuy đi qua nhiều nước, nhưng vẫn được coi là một lưu vực khép kín chững lại ở đường biên giới quốc gia.

Tính chất xuyên biên giới của Mekong chỉ được thừa nhận khi con sông có thể được dùng làm đường vận tải xuất khẩu hàng hóa, hay khi được coi là tuyến đường vận chuyển ma túy, hàng lậu. Trong cả hai trường hợp, các hoạt động xuyên biên giới được xem là có ảnh hưởng tới an ninh và quyền lợi quốc gia.

Như thế, người ta xem con sông hoặc là cơ hội cho phát triển đất nước hoặc là đe dọa cho an ninh. Ít ai quan tâm tới sự mong manh sinh thái của lưu vực Mekong.

Thái độ này bỏ qua những vấn đề như nguy cơ gây bất ổn của những người chạy nạn vì môi trường, hay suy giảm nguồn nước uống sạch.

Chính phủ Việt Nam, cho đến giờ, không mấy nhiệt tình nghĩ đến những vấn đề như vậy.

Về tác giả:Tiến sĩ Oliver Hensengerth đang là học giả thỉnh giảng ở Trung tâm Quan hệ Xuyên Đại Tây Dương, Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ. Lấy bằng tiến sĩ ở Đại học Leeds năm 2006, ông quan tâm đến Campuchia, Trung Quốc, Việt Nam và khu vực sông Mekong. Một bản dài hơn của bài viết này đã đăng ở số tháng Sáu 2008 của Journal of Vietnamese Studies (Đại học California).

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/10/081021_vietnam_mekong_basin.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Năm T10 23, 2008 9:58 pm
Viết bởi odawara
những tin thế này cũng hay mà cũng lại không hay!
vì BBC = British Broadcasting Corporation .

ví dụ nằm ở những diễn đạt như thế này:

Quyền lực đóng vai trò quan trọng ở đây. Việt Nam không thể ép Trung Quốc ngừng xây đập Lan Thương. Campuchia không thể ép Việt Nam ngừng xây đập Sesan và Srepok.


[smile]

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T11 16, 2008 12:36 am
Viết bởi Ansamurai
Hôm trước đọc tin Tàu Trịnh Hòa thăm Đà Nẵng, đang thắc mắc bước đi này của Việt Nam có ý nghĩa gì!!. Nhận tiện vừa đọc được bài có liên quan về tin này, gửi anh em quan tâm đọc tham khảo.

Những thế cờ biển Đông

Báo điện tử Asia Sentinel vừa có bài của tác giả Roger Mitton, cựu phóng viên Straits Times tại Hà Nội, nói về căng thẳng trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc xung quanh vấn đề biển Đông.

BBCVietnamese.com xin trích giới thiệu cùng quý vị:

"Cuộc tranh cãi âm ỉ lâu nay xung quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại đang nóng lên trở lại.

Cho dù đã có nỗ lực của giới quan chức nhằm che dấu các bất đồng, quan hệ lịch sử gập ghềnh giữa Bắc Kinh và Hà Nội vừa có chiều hướng xấu xung quanh các hòn đảo trong biển Đông, tuy nhỏ bé về mặt địa lý nhưng lại quan trọng về mặt chiến lược, và bởi vậy được tất cả các quốc gia bao quanh tuyên bố chủ quyền.

Trong vụ mới nhất, một chiếc tàu quốc tịch Na Uy do công ty Nga thuê để tiến hành thăm dò dầu khí ngoài khơi cho Việt Nam đã bị tàu hải quân Trung Quốc chặn lại và dọa bắn, bắt rời khỏi khu vực.

Tàu Na Uy nhanh chóng rút lui, làm tăng thêm thất vọng cho Hà Nội, vốn đang u uất vì quyết định của tập đoàn dầu khí Hoa Kỳ ExxonMobil bất ngờ ngừng kế hoạch thăm dò chung với PetroVietnam. Quyết định của ExxonMobil hồi tháng Bảy, cũng giống như của công ty Mỹ khác là ConocoPhilips hồi tháng Năm, là vì áp lực của Bắc Kinh, vốn đã đe dọa rằng bất cứ công ty nào muốn khai thác vùng biển tranh chấp đều sẽ không có cơ hội làm ăn với Trung Quốc.

Để tăng sức mạnh cho quan điểm của mình, có tin hồi đầu năm Trung Quốc đã gửi năm tàu chiến và hai tàu ngầm tới khu vực xung quanh Hoàng Sa. Mới đây, một số nguồn tin quân sự cũng cho biết có thể Trung Quốc đã chuyển tàu ngầm nguyên tử hạng JIN 094 tới đây cho dù nhiều người hoài nghi vì vùng biển này khá nông và không phù hợp cho hoạt động của tàu ngầm.

Hà Nội giận dữ

Các đảng viên Cộng sản đã bày tỏ sự tức giận của mình tại Hội nghị Trung ương được triệu tập vội vã trong hai ngày 2-4 tháng ở Hà Nội. Ngay trước hội nghị, thứ trưởng Ngoại giao Vũ Dũng đã được cử sang Bắc Kinh với tư cách đặc phái viên của lãnh đạo Việt Nam nhằm chuyển thông điệp của Hà Nội về quan hệ song phương.

Với ngôn từ mạnh mẽ một cách bất ngờ, thông điệp này đã đề cập tới nhiều chủ đề tế nhị, trong có các vụ xảy ra mới đây tại khu vực tranh chấp ở biển Đông cũng như đe dọa cho các công ty dầu khí nước ngoài mà Việt Nam thuê mướn.

Hà Nội đã quyết định không thể ngồi yên mà chấp nhận chiến thuật nặng tay của phía Trung Quốc, nhất là tại các khu vực tranh chấp ngoài khơi.

Việt Nam đang dần hình thành các liên minh chiến lược khác. Nga, Hoa Kỳ và Ấn Độ là các quốc gia đang được nuôi dưỡng quan hệ; và các nước này đều phản ứng một cách tích cực vì thấy Việt Nam là hàng rào tiềm năng chống lại sự thống lĩnh của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Ngay trước Hội nghị Trung ương 8 hồi tháng Mười, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam đi thăm Nga và Belarus, hai nhà cung cấp vũ khí, trang thiết bị hải quân và quân sự hàng đầu cho Việt Nam. Cuối tháng Mười, đối thoại an ninh đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã diễn ra một cách yên lặng và hai bên lên kế hoạch cho các cuộc thảo luận tương tự trong tương lai.

Việc các công ty dầu lửa Mỹ bị Trung Quốc buộc phải rút đi nằm trong nghị trình của không những đối thoại về an ninh, mà cả trong chuyến thăm của thứ trưởng thường trực bộ Ngoại giao Mỹ John Negroponte tới Hà Nội hồi tháng Chín.

Một số nguồn thạo tin nói ông Negroponte đã không giấu diếm sự thông cảm của mình đối với Hà Nội và rằng Hoa Kỳ sẽ làm những gì có thể để hỗ trợ Việt Nam, công khai làm Trung Quốc khó chịu.

Sự hỗ trợ này đã khiến Hà Nội quyết định thay đổi chương trình chuyến thăm của tuần dương hạm phóng lôi Mỹ USS Mustin hồi tháng trước.

Thay đổi lịch trình

Nguồn tin từ ban chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Hoa Kỳ xác nhận rằng, tàu USS Mustin của Hạm đội 7 với 32 sỹ quan và 348 thủy thủ, đáng ra theo lịch trình sẽ thăm Cảng Sài Gòn vào giữa tháng Mười.

Thế nhưng sau khi Trung Quốc dọa tấn công tàu Na Uy, Việt Nam đã yêu cầu phía Mỹ cho tàu tới cảng Tiên Sa của Đà Nẵng. Washington vui vẻ chấp thuận vì hiểu rõ tầm quan trọng của thay đổi này.

Đà Nẵng là nơi có đại bản doanh của cả Quân khu 5 và Vùng 3 của Hải quân Việt Nam, vốn chịu trách nhiệm tuần tra khu vực tranh chấp quanh các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tuy tàu chiến Mỹ về mặt chính thức chỉ tham gia các chương trình mang tính cộng đồng và thi đấu bóng chuyền hữu nghị với thủy thủ Việt Nam, ý nghĩa của việc thăm Đà Nẵng quá hiển hiện.

Các nguồn tin từ SACOM nói việc thay đổi lịch trình của tàu USS Mustin trong chuyến thăm Việt Nam từ 18-21 tháng Mười là để nhằm gửi thông điệp rõ ràng tới phía Trung Quốc.

Sau khi gửi thông điệp này rồi, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đi Trung Quốc tham dự Hội nghị Á - Âu 7.

Ông Dũng đến Bắc Kinh hôm 21/10, sớm hơn một ngày so với dự định. Điều này cho phép ông có thêm một ngày trước khi hội nghị bắt đầu để bàn về các diễn tiến mới về chủ quyền với người đồng nhiệm Trung Quốc Ôn Gia Bảo và để phản đối hành động đối với chiếc tàu thăm dò Na Uy.

Đây cũng là chuyến thăm chính thức Bắc Kinh đầu tiên của ông Dũng kể từ khi ông nhậm chức thủ tướng vào tháng Bảy 2006.

Sự trễ tràng này còn có hàm ý hơn, khi mà trong hai năm vừa qua ông Nguyễn Tấn Dũng không chỉ đã kịp thăm Dublin và Canberra trước Bắc Kinh, mà còn quyết định lấy Nhật Bản là nước đầu tiên ông tới công du trong vai trò thủ tướng.

Những điều nhỏ nhưng có chủ định rõ ràng và chắc chắn được Bắc Kinh ghi nhận này phản ánh sự thù địch sâu sắc mà toàn thể người Việt Nam dành cho Trung Quốc, cũng như tính tế nhị đặc biệt của bất cứ quyết định nào liên quan tới quan hệ hai bên.

Tàu Trịnh Hòa

Cho dù tháng trước [nhân chuyến thăm của thủ tướng Dũng tới Trung Quốc] hai bên đưa ra một thỏa thuận hợp tác lời lẽ chung chung, không khí giữa Bắc Kinh và Hà Nội xung quanh chủ quyền lãnh hải vẫn nguyên trạng bất hòa.

Thế nhưng một phần để chữa độc và trấn an lo ngại Trung Quốc về quan hệ hải quân ngày càng mở rộng giữa Việt Nam với Hoa Kỳ, Nga và Ấn Độ, Hà Nội vừa chấp thuận cho tàu hải quân Trịnh Hòa của Trung Quốc tới thăm Đà Nẵng từ 18/11.

Những năm gần đây, Việt Nam đã đón nhiều tàu hải quân nước ngoài như Ấn Độ, Thái Lan, Australia, Pháp, Nhật và Mỹ, nhưng đây mới chỉ là lần thứ hai tàu Trung Quốc tới thăm kể từ khi Việt Nam và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ năm 1991.

Nhận thức được độ tế nhị, phía Việt Nam cẩn thận bố trí chương trình cho tàu Trịnh Hòa giống hệ tàu USS Mustin hồi tháng trước.

Và trong khi hoạt động hữu hảo này được thực hiện, thì các website ở cả hai nước tiếp tục chuyển đi các thông điệp có tính dân tộc chủ nghĩa, khẳng định các vùng biển tranh chấp hoàn toàn thuộc chủ quyền của nước mình.

Một điều trớ trêu là, trong khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có vẻ đưa ra các cử chỉ hòa hoãn như ký thỏa thuận hợp tác và cho phép chuyến thăm của tàu Trịnh Hòa, việc ông Dũng từng học tập tại Trung Quốc những năm cuối thập kỷ 1960 cũng có nghĩa ông phải rất cẩn thận để không bị cho là thân Trung Quốc.

Không lãnh đạo nào ở Việt Nam có thể bảo toàn được vị trí trong Đảng và trong dân nếu không có quan điểm vững vàng trong vấn đề tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc.

Vài năm trước đây, khi ông Dũng đi thăm trường học cũ của mình tại tỉnh Quảng Tây, báo chí Trung Quốc đã chạy nhiều bài vở và hình ảnh về sự kiện này thế nhưng không có tin bài hay bức ảnh nào được đăng trên các báo trong nước.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/11/081115_vietnam_china_squabble.shtml

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Tư T11 19, 2008 1:49 am
Viết bởi Ansamurai
Tiếp theo là bài của Shirong Chen, một biên tập viên BBC chuyên về Trung Quốc viết về câu chuyện này.

Tàu Trịnh Hòa hàn gắn 'tình đồng chí'?

Điều không ai nghi ngờ là cả Bắc Kinh và Hà Nội đều đang cố gắng trình diễn ra một màn kịch hữu nghị.

Chuyến thăm của tàu hải quân Trịnh Hòa đến cảng Đà Nẵng tuần này (18-22 tháng 11) đánh dấu sự kiện lần đầu tiên từ bảy năm qua trong quan hệ của Việt Nam với nước láng giềng "vừa là đồng chí, vừa là anh em" ở Phương Bắc.

Tàu Trịnh Hòa là chiến thuyền huấn luyện mang tên vị đô đốc vốn là hoạn quan, người từng chỉ huy hạm đội vượt biển qua Việt Nam đi nhiều nơi trên thế giới trước khi Christopher Columbus 'phát hiện' ra châu Mỹ.

Các chuyến viễn du mang màu sắc đế chế Trung Hoa đó phản ánh sự thống trị của Trung Quốc trên các đại dương gần sáu thế kỷ trước.

Trung Quốc hy vọng giành lại vị thế đó sau hàng chục năm tăng trưởng kinh tế hoặc ít ra thì cũng phát triển hải quân lớn tới mức đủ sức bảo vệ 19 nghìn hải lý bờ biển mà nước này nhận là của mình.

Cũng một cách tình cờ, ngay trước chuyến thăm đến Việt Nam, các tư lệnh của Trung Quốc xác nhận họ có tham vọng xây dựng và triển khai một hàng không mẫu hạm để 'phòng thủ bờ biển'.

Đây là một tín hiệu mạnh gửi tới Đài Loan, nhưng cũng có thể gây xôn xao ở Việt Nam và các nước khác, nơi người ta lo ngại về tham vọng vươn ra "vùng nước xanh" của Trung Quốc.

Tranh chấp hải phận

Việt Nam và Trung Quốc từng cùng sát cánh chống lại Hoa Kỳ nhưng quan hệ xấu đi sau đó, dẫn tới cuộc chiến Biên giới năm 1979.

Các vụ xung đột trên biển xảy ra ngoài vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) từ 1974 và năm 2002 quanh các quần đảo Paracels và Spratlys.

Trung Quốc gọi đây là Tây Sa và Nam Sa trong khi Việt Nam đặt tên Hoàng Sa và Trường Sa.

Cả hai nước đều nói mình có chủ quyền đối với hai vùng quần đảo.

Mới chỉ vài tháng trước, Trung Quốc cảnh cáo việc khai thác dầu trong vùng nước tranh chấp khi Việt Nam hợp tác với một số công ty dầu nước ngoài.

Đây chính là bối cảnh khiến chuyến thăm hiện nay của tàu Trung Quốc thu hút sự quan tâm đặc biệt.

Trung Quốc có tham vọng vươn lên thành một cường quốc nhưng ban lãnh đạo của họ cũng hiểu rằng cần phải sắp đặt các ưu tiên cho đúng và dung hòa chúng với các mục tiêu khác nữa.

Chiến lược của họ là giữ thái độ yên lặng và kín đáo trong khu vực.

Trung Quốc đã giải quyết xong vấn đề biên giới trên bộ rất dài với Nga và tạm thời gác lại tranh chấp với Nhật Bản về phía Đông.

Nay Trung Quốc quay sang các vấn đề biên giới với Việt Nam và khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Bắc Kinh tháng trước, ông muốn nước láng giềng phía Nam đồng ý cùng phát triển và khai thác các vùng tranh chấp.

Quan hệ ASEAN

Một đường biên giới yên ả với Việt Nam sẽ có tác dụng lâu dài tạo ổn định với các nước còn lại trong ASEAN.

Nay Trung Quốc hy vọng sẽ mở rộng hợp tác và quan hệ thương mại với Hiệp hội các nước Đông Nam Á theo mô hình Thị trường chung châu Á trong lúc cán cân quyền lực toàn cầu chuyển dịch sang phía Đông.

Bắc Kinh không hề muốn bất cứ xung khắc vào với Hà Nội làm hỏng chiến lược lớn này.

Đó là lý do vì sao Trung Quốc đã ký Quy tắc Hành xử trên biển Nam Trung Hoa.

Như là một sự tình cờ, tàu Trịnh Hòa đã thăm Campuchia và Thái Lan, cũng là hai nước ASEAN.

Bắc Kinh rất kiên nhẫn trong trận cờ này dù rằng một số nhà hoạch định kế hoạch quốc phòng của họ không kiên nhẫn lắm.

Chiến lược của Trung Quốc vào lúc này là không đối đầu mà “không cần dụng binh vẫn chiến thắng” như Tôn Tử đã dạy.

Gửi ra một chiến hạm chuyên về huấn luyện là cách làm giảm căng thẳng và hiểu lầm nhưng cũng là cách tế nhị nhắc nhở về một tiềm năng quân sự đứng đằng sau.

Trận cờ quyền bính

Mặt khác, Trung Quốc cũng ý thức được các thế lực khác đang có mặt trong cuộc chơi ở Tây Thái Bình Dương. Có những dấu hiệu rằng Việt Nam đang toan tính trong cách đi của mình rằng họ được nước cựu thù là Hoa Kỳ quan tâm.

Các nước khác như Nga và Ấn Độ cũng để mắt đến Việt Nam.

Cho đến nay, Việt Nam có vẻ như cân bằng được quan hệ với các cường quốc. Có những tin tức nói việc bố trí để tàu Trịnh Hòa vào Đà Nẵng gần như lặp lại cách khu trục hạm USS Mustin của Hoa Kỳ đến thăm hồi tháng 10.

Trung Quốc chắc chắn không muốn đẩy Việt Nam vào một liên minh quân sự với Mỹ hoặc các đồng minh của Washington ở châu Á.

Bởi vậy, Bắc Kinh muốn bỏ lại đằng sau những xung khắc để ra quân bằng ngoại giao quân sự.

Mặt khác, vùng biển Nam Trung Hoa lại quá quan trọng đối với Trung Quốc vì các tuyến đường biển chiến lược cũng như các mỏ khí đốt và dầu thô. Trung Quốc đang đi hai bài: ngoại giao và chiến thuật quân sự mạnh mẽ.

Hải quân của Quân Giải phóng đang xây dựng sự hiện diện rõ rệt tại Tam Á trên bờ phía Nam của đảo Hải Nam trong khi chính quyền trung ương đặt nền móng cho bất cứ cuộc tranh chấp trọng tài nào trong tương lai bằng cách lập ra thành phố Tam Sa với nhiệm vụ quản lý cả ba nhóm đảo và quần đảo.

Trước mắt, quan hệ hai bên giữa Việt Nam và Trung Quốc còn vướng mắc vào cả một mạng lưới quyền lợi.

Hai nước cần thúc đẩy sự thông biểu và tránh tính tính toán sai lạc.

Chuyến thăm của tàu Trịnh Hòa có thể chỉ là bước đi đầu tiên và còn nhỏ để giảm căng thẳng giữa hai nước láng giềng nhưng sẽ không thực tiễn khi ta mong đợi hai nước một lần nữa “vừa là đồng chí vừa là anh em” trong tương lai gần.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/11/081118_zhengheshipchinavietnam.shtml