Bạn đang xem trang 3 / 7 trang
Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Đã gửi: Sáu T1 04, 2008 10:23 pm
Viết bởi TamTokyo
Các hạm đội
Hải quân Trung Quốc có ba hạm đội:
Hạm đội Bắc Hải (北海舰隊)
Bộ Tư lệnh Hạm đội đặt tại Thanh Đảo (青島) thuộc tỉnh Sơn Đông (山東). Hạm đội này có khu vực trách nhiệm vùng vịnh Bột Hải (渤 海) và Hoàng Hải (黄海). Soái hạm của hạm đội nầy là khu trục hạm Cáp Nhĩ Tân (哈爾濱), thuộc loại trang bị tên lửa có điều khiển (phương Tây gọi là guided-missile destroyer, viết tắt DDG).
- Tàu ngầm: 2 lữ (số 22, 42)
- Tàu nổi: 1 lữ tàu khu trục tên lửa; 1 lữ tàu hộ vệ tên lửa;1 lữ tàu phóng lôi, 2 lữ tàu tuần tiễu, 5 lữ tàu đổ bộ,
- Hàng không: 1 f ném bom, 2 f tiêm kích, 1 d vận tải, 1 d trinh sát,
- 1 lữ HQĐB
Hạm đội Đông Hải (東海舰隊)
Bộ Tư lệnh Hạm đội đặt tại Ninh Ba (寧波), thuộc tỉnh Chiết Giang (浙江). Hạm đội nầy có khu vực trách nhiệm vùng Đông Hải. Soái hạm là tuần dương hạm J302 Sùng Minh Đảo (崇明島, Chongmingdao).
- Tàu ngầm: 4 lữ (số 1, 2, 12, 62-thử nghiệm)
- Tàu nổi: 1 lữ tàu khu trục tên lửa; 3 lữ tàu phóng lôi; 3 lữ tàu tuần tiễu;
- Hàng không: 1 f ném bom-rải mìn; 2 f tiêm kích; 1 d độc lập; 2 trường cao đẳng bay không quân hải quân (số1, 2)
-1 lữ HQĐB
Hạm đội Nam Hải (南海舰隊)
Hạm đội Nam Hải là lực lượng trực tiếp giao tranh với Hải quân Việt Nam trong những cuộc tranh chấp lãnh hải vào các thập niên 1970 và 1980.
Bộ Tư lệnh Hạm đội đặt tại Trạm Giang (湛江) thuộc tỉnh Quảng Đông (廣東). Hạm đội nầy có trách nhiệm kiểm soát vùng Đông Hải, chia thành sáu khu tác chiến, phòng thủ: Trạm Giang (Zhanjiang), Bắc Hải (Beihai), Hoàng Bố (Huangpu), Sán Đầu (Shantou), Hải Khẩu (Haikou) và Tây Sa (Xisha).
Các Phó Tư lệnh, gồm: Xue Tianpei (Thiên Bối); Den Minglin (Minh Lâm); Zhang Zhicheng (Chí Thành); Han Linzhi (Lâm Chí). Chính ủy: Xu Yitian (Nghị Thiên). Nguyên Tư lệnh Hạm đội Wu Shengli đã được bổ nhiệm làm Phó Tư lệnh Quân khu Quảng Châu, từ tháng 8 năm 2006.
- Các căn cứ đóng tại Du Lâm, Quảng Châu, Zuanjiang
- Tàu ngầm: 2 lữ (số 32, 33)
- Tàu nổi: 2 lữ tàu khu trục; 1 lữ hộ vệ tên lửa; 1 lữ tàu tuần tiễu-phóng lôi (1 d phóng lôi, 1 d tuần tiễu-phóng lôi, 1 d tuần tiễu); 1 lữ tàu tuần tiễu (1 d tuần tiễu, 1 d quét mìn, 1 d chống ngầm); 1 lữ tàu tuần tiễu (1 d tuần tiễu, 1 d chống ngầm, 1 d quét mìn); 1 lữ vận tải đổ bộ; 1 d chống ngầm độc lập; 1 d tàu khu trục tên lửa; 9 d tàu tuần tiễu
- 4 d tên lửa đất đối biển; 3 f bảo vệ bờ biển; 4 d pháo bảo vệ bờ biển; 4 d rađa đối biển.; 2 d pháo phòng không
- Hàng không: 1 f ném bom; 2 f tiêm kích (số 8, 9); 1 d vận tải; 2 d rađa
- 2 lữ HQDB (số 1, 164)
Chú thích ký hiệu:
d: tiểu đoàn
f: sư đoàn
HQDB : Hải quân đánh bộ- Thủy quân lục chiến
Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Đã gửi: Sáu T1 04, 2008 10:50 pm
Viết bởi TamTokyo
Khu trục hạm hạng Sovremenny , chiến hạm được xem là ngon nhất của Hải Quân Trung Quốc hiện nay. Con này giá 600 triệu USD .
* Trọng tải: 6500 (chuẩn); 7900 tấn (tối đa)
* Tốc độ: 32.5-34 hải lý/giờ
* Kích thước: dài 156.5m; rộng 17.2m
* Động cơ: 2 động cơ hơi nước 100,000 mã lự.
* Thủy thủ đoàn: 256-344 thủy thủ
* Tên lửa: 4 x 2 3M-80/Moscit (SS-N-22) đối hạm; 2 9K-90/Uragan SAM system (48 9M-38/38MI/SA-N-7 Smerch/Gadfly); 4 x 2 3M-82/ (SS-N-22) đối hạm; 24 9M-38E-1/SA-N-12 Yozh/Grizzly đối không.
* Súng: 2 x 2 AK-130 DP (130 mm, 2000 rounds); 4 AK-630 gattl. AA (6x30 mm; 6''000 rds/m/mount, 20000 cartiges)
* Thủy lôi: 2x2 533 mm
* Các loại khác: 48 tên lửa RBU-1000 ASW RL; 40 quả mìn
* Máy bay: 1 trực thăng KA-27.
Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Đã gửi: Sáu T1 04, 2008 11:59 pm
Viết bởi TamTokyo
Một số chiến hạm chủ lực khác của Hạm đội Nam Hải .
Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Đã gửi: Bảy T1 05, 2008 12:58 am
Viết bởi Bradley
Sự chênh lệch quá lớn khi mà khu trục hạm chiến đấu lớn nhất của VN chỉ dài 60m trong khi của China là 300m!
Có thể liên tưởng đến 1 tàu đánh cá xa bờ và 1 cái xuồng câu mực![confused]
Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Đã gửi: Bảy T1 05, 2008 1:02 am
Viết bởi Bradley
Thêm 1 điều nữa là Quân đội Vn là quân đội nhân dân còn quân đội TQ là quân đội dân chủ cộng hòa
Sự khác nhau này đồng nghia với việc ta bị giới hạn trong việc nhập khẩu vũ khí,bị buộc phải công khai tư liệu và số lượng vũ khí nhập khẩu cũng như bị nghiêm cấm tự sản xuất vũ khí
Trong khi đó Trung Quốc có quyền bảo mật về số lượng,tính năng các lọai vũ khí thu mua,có thể mua đứt công nghệ để tự sản xuất[confused]
Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Đã gửi: Bảy T1 05, 2008 2:56 am
Viết bởi blazeofglory
Em nghĩ nó to hơn mình, giàu hơn mình, "hiểm" hơn mình, thế nên tiềm lực quân sự nó hơn đứt mình cũng là đương nhiên thôi! Nhưng nếu tình hình xấu nhất xẩy ra giao tranh, Việt Nam ta chắc chắn luôn giữ vững truyền thống, và chiến với nó một trận cho ra ngô ra khoai! [waffen093][bones]
Ấn tượng với câu nói của bác Mao Trạch Đông: "Để chống bọn đế quốc xâm lược, ta cần có một hải quân hùng mạnh"... thà cứ nói là "Để trở thành một đế quốc hùng mạnh, đi chiếm các nước khác..." có phải chính xác hơn không nhỉ! [lol]
Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Đã gửi: Bảy T1 05, 2008 11:58 am
Viết bởi TamTokyo
Bradley ơi, em nhầm một số vấn đề rồi.
Hải quân Trung Quốc tên gọi chính thức là Trung Quốc Nhân dân Giải phóng quân Hải quân (中國人民解放軍海軍) ,tên gọi tắt là PLA Navy ,hay còn goi là PLAN .
Quân đội Trung Quốc gọi chung là People's Liberation Army:PLA-中国人民解放軍.Nó là quân đội nhân dân giống ta đấy , không phải quân đội dân chủ cộng hòa đâu.
Và ,Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho VN rồi,bây giờ có tiền là ta mua được tất. Ngoài Nga ra,ta đã mua vũ khí của Israel ( nâng cấp ,cải tiến hệ thống điện tử của máy bay chiến đấu Mig21 bis), Ấn Độ ( phụ tùng tàu chiến), Pakistan (vũ khí cho đặc nhiệm chống khủng bố) , v.v..
Còn nữa , ta cũng đã mua được của Nga công nghệ sản xuất tên lửa phòng không vác vai Sa-16 ,đã đưa vào sx.
Hiện nay , nhà máy A41 thuộc quân chủng phòng không đang đại tu đám trực thăng HU-1 của Mĩ ,trước đây do thiếu phụ tùng thay thế phải đắp chiếu.Sau khi Mĩ bỏ cấm vận vũ khí, việc mua phụ tùng thay thế đã dễ hơn rất nhiều,miễn là có TIỀN.
Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Đã gửi: Bảy T1 05, 2008 12:02 pm
Viết bởi TamTokyo
Chiến lược hải quân của Trung Quốc và hàm ý của nó đối với khu vực Biển Đông
Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine Orono, Maine, Hoa Kỳ
Ngày 28 tháng 12 năm 2006 hầu hết các báo lớn của Trung Quốc đã trích đăng ngay trang đầu bài diễn văn của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ngày trước đó trong một cuộc họp với các sĩ quan hải quân về việc Trung Quốc phải xây dựng một hệ thống hải quân hùng mạnh có thể bảo vệ quyền lợi, quyền thế, và an ninh của Trung Quốc bất cứ lúc nào. Hồ Cẩm Đào nói rằng: “Chúng ta phải cố gắng xây dựng một lực lượng Hải quân Nhân dân hùng mạnh có thể đáp ứng được sứ mạng lịch sử trong một thế kỷ mới và một thời kỳ mới.”[1]
......
Chiến lược chung của Hải quân Trung Quốc
Theo định nghĩa của quân đội Trung Quốc thì chữ “chiến lược” (zhanlue 战 略) chỉ áp dụng cho chiến tranh (zhanzheng 战 争). Chiến tranh có thể là chiến tranh cục bộ hay chiến tranh toàn bộ; và chiến tranh là để đạt được những mục tiêu chung của một quốc gia. Trong chiến tranh thì có chiến dịch (zhanyi 战 役) và “chiến dịch pháp” (zhanyifa 战 役 法) và được dùng để điều hành các chiến trận, mà họ gọi là “chiến đấu” (zhandou 战 斗), để đạt được những mục tiêu chung của một quốc gia trong chiến tranh. Mỗi mô hình “chiến đấu” có các “chiến thuật” (zhanshu 战 术) khác nhau của nó.
Chiến lược chung của quân đội Trung Quốc được gọi là “Cương lĩnh Quân sự Quốc gia cho Thời đại mới” và gồm có hai phần.
Phần thứ nhất là phần về đổi mới và hiện đại hóa quân đội toàn bộ từ trang bị vũ khí đến cơ cấu và tổ chức. Trong đó, hai vấn đề quan trọng nhất là “chuẩn bị đánh thắng các cuộc chiến tranh cục bộ trong hoàn cảnh công nghệ cao hiện đại” và “chuyển đổi từ một quân đội dựa trên số lượng đến một quân đội dựa trên chất lượng.”[5] Từ những năm đầu của thập kỷ 2000 đến nay Trung Quốc chú trọng vào việc xây một quân đội dựa trên cơ khí hóa và tin học hóa mà họ gọi là “tin tức hóa” (xinxihua 信 息 化).[6]
Phần thứ hai là phần các chiến lược hoạt động, tức các đường lối cơ bản cho việc chỉ đạo chiến tranh. Phần nầy được gọi là chiến lược “tích cực phòng ngự” (Jiji fangyu 积 极 防 御) và được coi là cương lĩnh chiến lược tối cao của toàn thể quân đội Trung Quốc trong chiến tranh, hay trong việc chuẩn bị cho chiến tranh trong thời bình. Chiến lược “tích cực phòng ngự” gồm những điểm sau:[7]
• “Nói chung, chiến lược quân sự của ta là phòng ngự. Chúng ta chỉ tấn công sau khi bị tấn công. Nhưng các chiến dịch của chúng ta là tấn công.”
• “Không gian và thời gian sẽ không hạn chế sự phản công của chúng ta.”
• “Chúng ta sẽ không để các biên giới hạn chế các cuộc tấn công của ta.”
• “Chúng ta sẽ chờ cho thời điểm và điều kiện thuận lợi cho các lực lượng của chúng ta trước khi chúng ta bắt đầu các cuộc tấn công.”
• “Chúng ta sẽ tập trung vào các điểm yếu của đối phương.”
• “Chúng ta sẽ dùng các lực lượng của chúng ta để tiêu diệt các lực lượng của đối phương.”
• “Các chiến dịch tấn công kẻ thù và các chiến dịch phòng thủ sẽ được thi hành cùng lúc.”
Một phần của chiến lược “tích cực phòng ngự” là khái niệm chiến lược gọi là “cận hải phòng ngự” (Jinhai fangyu 近海防御) của Hải Quân Trung Quốc. Khái niệm nầy có 3 nhiệm vụ chính:[8]
• Kiềm chế kẻ thù từ ngoài khơi và không cho đổ bộ.
• Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
• Bảo vệ sự thống nhất đất nước và quyền lợi trên biển cả.
“Cận hải” không có nghĩa là gần bờ biển. Nhưng, theo định nghĩa trong các tài liệu của Hải Quân Trung Quốc là “đến tận những nơi xa trên biển cả mà Hải Quân Trung Quốc có khả năng đưa các lực lượng đặc nhiệm đến với sự chi viện và an ninh cần thiết” .
.........
Hiện nay “cận hải” được định nghĩa tối thiểu là trong phạm vi của hai chuỗi quần đảo. Chuỗi quần đảo thứ nhất thường được mô tả là một đường chạy dài từ quần đảo Kurile, qua Nhật, Philippin, và In-đô-nê-sia (từ Borneo đến Natuna Besar). Chuỗi quần đảo thứ hai là đường bắc-nam chạy dài từ quần đảo Kurile, qua Nhật, Bonins, Marianas, Carolines, và In-đô-nê-sia. Hai đường nầy bao gồm gần như toàn bộ Biển đông Trung Quốc (East China Sea) hầu hết các đường giao thương trên biển (sea lanes of communication, SLOCs) của Đông Á.
......................
Bổn phận của Hải quân Trung Quốc hiện nay bao gồm việc chiếm đóng và phòng thủ các hải đảo, và bảo vệ cũng như phong tỏa các đường giao thương trên biển (sea-lanes of communication). Hơn thế nữa, Hải quân Trung Quốc càng ngày càng được lãnh đạo của Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc coi như là bộ phận không thể thiếu trong việc giải quyết vấn đề Đài Loan ̶ khi cần dùng vũ lực ̶ và để bảo vệ “Tây sa” và “Nam sa” (tức Hoàng sa và Trường sa) ở Trung Quốc Nam Hải (tức biển Đông).
.............................
Kaplan cho biết là đến cuối thập kỷ 90 Hải quân Trung Quốc có khoảng 268.000 sĩ quan và lính, trong đó có 25.000 người trong quân chủng hàng không hải quân và khoảng 7.000 lính thủy đánh bộ. Toàn bộ lính thủy đánh bộ là thuộc Hạm đội Nam Hải. Khối lính thủy đánh bộ (thuộc Hạm đội Nam Hải) này gồm 2 lữ đoàn, gọi là Lữ đoàn Thủy quân Lục chiến số một và số 164. Dưới mỗi lữ đoàn có 3 trung đoàn bộ binh, một trung đoàn pháo, một trung đoàn thiết giáp lội nước, và các đơn vị công binh, trinh sát, phòng chống hóa chất, và giao thông. Các đơn vị nầy là những đơn vị hạng tiểu đoàn và đại đội.
Lính thủy đánh bộ của Trung Quốc được huấn luyện tốt và đựợc cung cấp đầy đủ các loại vũ khí cần thiết. Theo Kaplan: “Sứ mạng chính của lính thủy đánh bộ Trung Quốc là bảo vệ các đảo mà Trung Quốc đã chiếm ở Trung Quốc Nam Hải (South China Sea) trong thời bình và chiếm đóng và phòng thủ các đảo trong khu vực Trung Quốc Nam Hải trong thời chiến…. Lính thủy đánh bộ Trung Quốc được trang bị với các xe tăng lội nước (amphibious tanks) và các xe thiết giáp chở lính (armored personnel vehicles), súng đại liên (howitzers) và nhiều thứ vũ khí phóng tên lửa khác nhau.
Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Đã gửi: Bảy T1 05, 2008 12:06 pm
Viết bởi TamTokyo
(Tiếp theo)
Ví dụ phòng hờ và thái độ của Mỹ
Một ví dụ phòng hờ là trường hợp của Ma-lai-xi-a. Ma-lai-xi-a là nước có quan hệ rất tốt với Trung Quốc và cả hai nước nầy đều công nhận như thế. Trên bình diện kinh tế thì mậu dịch hai chiều đã tăng từ 14,2 tỷ USD năm 2003 đến 22,5 tỷ USD năm 2005. Theo tài liệu của Quỷ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund, IMF) thì đến năm 2005 Trung Quốc là bạn hàng lớn thứ tư của Ma-lai-xi-a, sau Mỹ, Xing-ga-po và Nhật. Tuy nhiên từ năm 2000 nhập siêu của Ma-lai-xi-a đối với Trung Quốc đã tăng dần; và đến năm 2005 nhập siêu của Ma-lai-xi-a đối với Trung Quốc là 3,9 tỷ USD. Một lý do cho việc nhập siêu nầy là vì hàng chế biến của Trung Quốc quá rẻ và làm cho các doanh nhiệp Ma-lai-xi-a rất khó cạnh tranh.[22] Tuy nhiên, chính phủ Ma-lai-xi-a cũng rất lạc quan về quan hệ kinh tế với Trung Quốc và cả hai chính phủ đều đặt mục tiêu mậu dịch hai chiều sẽ tăng lên đến 50 tỷ USD năm 2010. Xuất khẩu nhiên liệu của Ma-lai-xi-a sang Trung Quốc sẽ giúp Ma-lai-xi-a giảm tỷ lệ nhập siêu vì Ma-lai-xi-a là một trong những nước xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (liquified natural gas, LNG) nhiều nhất trên thế giới. Tháng 11 năm 2006 hãng dầu quốc doanh (Petronas) của Ma-lai-xi-a thắng thầu cung cấp cho Thượng Hải mỗi năm 3 triệu tấn LNG trong 25 năm với giá 25 tỷ USD. Và đây là hợp đồng lớn nhất giữa hai nước.[23]
Ma-lai-xi-a đối đãi rất tế nhị với Trung Quốc. Một ví dụ là từ năm 2000 Ma-lai-xi-a đã nới rộng các hạn chế về thị thực và để cho công nhân Trung Quốc vào ra Ma-lai-xi-a một cách dễ dàng. Kết quả là số du khách từ Trung Quốc đến càng ngày càng tăng. Năm 2003 có 350 ngàn du khách Trung Quốc đến thăm Ma-lai-xi-a và năm 2006 con số nầy đã tăng đến 439 ngàn. Thêm vào đó là Ma-lai-xi-a đã cho rất nhiều sinh viên Trung Quốc vào học tại các đại học và cao học Ma-lai-xi-a. Năm 2003 có 11 ngàn sinh viên Trung Quốc ghi tên học tại các đại học Ma-lai-xi-a, tức là khoảng 25% tổng số các sinh viên nước ngoài tại Ma-lai-xi-a. Số du khách và sinh viên to lớn kể trên đem đến cho Ma-lai-xi-a một số thu nhập đáng kể......
Đối với các vấn đề khác ̶ như Đài Loan, eo biển Malacca, và an ninh khu vực ̶ Ma-lai-xi-a cũng đã sử sự rất khôn khéo để làm cho Trung Quốc vui lòng.[25] Thủ tướng Abdullah Badawi đã thường tuyên bố là ông không coi Trung Quốc là một mối đe dọa và bộ trưởng quốc phòng Ma-lai-xi-a thường cho rằng Trung Quốc là một đồng minh của ASEAN.
Tháng 4 năm 2007 bộ trưởng quốc phòng Ma-lai-xi-a tuyên bố trước quốc hội Ma-lai-xi-a là việc Trung Quốc tăng cường các lực lượng hải quân không có nghĩa là Trung Quốc có tham vọng bành trướng ở Á Châu.
Các quan chức và các chính khách Ma-lai-xi-a thường lập đi lập lại luận điểm nầy và những ai nghĩ rằng Trung Quốc là mối đe dọa thì không phát biểu trước công chúng.
Một trong những vấn đề an ninh tồn tại giữa Ma-lai-xi-a và Trung Quốc là tranh chấp về quần đảo Trường Sa. Năm 1980 Ma-lai-xi-a tuyên bố chủ quyền trên 12 đảo trong quần đảo Trường Sa và từ đó đến nay đã chiếm đóng 5 đảo.
Trong thập kỷ 1980 Ma-lai-xi-a đã mua nhiều chiến hạm và máy bay hiện đại để phòng giữ các đảo khu vực trong quần đảo Trường Sa mà Ma-lai-xi-a đã tuyên bố thuộc về chủ quyền của họ. Trung Quốc đã không có phản ứng gì mạnh đối với Ma-lai-xi-a một là vì sợ tổn thương quan hệ chính trị và kinh tế với Ma-lai-xi-a. Hai là những khu vực mà Ma-lai-xi-a tuyên bố chủ quyền cách Trung Quốc quá xa trong khi quân đội Ma-lai-xi-a có đủ sức phòng vệ các khu vực ấy trong khi không quân Trung Quốc chưa có đủ khả năng để trợ lực cho các cuộc đổ bộ dành lấy các đảo nầy.
Vì những lý do vừa kể trên, Trung Quốc và Ma-lai-xi-a đã cố gắng cải thiện quan hệ quân sự với nhau. Tháng 9 năm 2005 hai nước đã ký một bản “Ghi nhớ về đồng ý trên phương diện hợp tác quân sự” (Memorandum of Understanding on Defense Cooperation) để có những trao đổi trong các hoạt động quân sự. Nhưng khi Trung Quốc đề nghị bán các hệ thống vũ khí, kể cả các chiến thuyền, cho Ma-lai-xi-a thì Ma-lai-xi-a đã lễ phép từ chối. Trong khi đó thì Ma-lai-xi-a vẫn tiếp tục mua vũ khí của Mỹ, Anh và Nga vì những vũ khí nầy tốt hơn và tối tân hơn những vũ khí chế tạo tại Trung Quốc. Hơn thế nữa, Ma-lai-xi-a đã cố gắng duy trì một cách rất im lìm sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.[27]
.........
Nói chung thì các nước Đông Nam Á đều có các chính sách phòng hờ riêng của mình và phần lớn đều đang chạy đua vũ trang, đặc biệt là mua hay đóng tàu ngầm.Tờ Sunday Telegraph, ngày 4 tháng 2 năm 2007 cho biết rằng In-đô-nê-xia đã tuyên bố là sẽ cho đóng 12 chiếc tàu ngầm tối tân để hạ thủy khoảng năm 2024. Tờ báo cho biết là In-đô-nê-xia đã mua nhiều tầm ngầm hơn bất cứ nước nào cùng cỡ: 4 chiếc loại Kilo chạy bằng dầu diesel của Nga với giá là 200 triệu USD mỗi chiếc và hai chiếc của Hàn Quốc với giá 750 triệu USD. Xing-ga-po định có 6 chiếc tàu ngầm khoảng năm 2016. Ma-lai-xi-a đã đặt mua hai chiếc tàu ngầm Scorpene của Pháp. Và Việt Nam muốn có hai hay là 3 chiếc tàu ngầm hạng Kilo của Nga. Như đã trình bày phía trên, tàu ngầm có hiệu lực lớn trong việc chống các tàu trên mặt nước. Nhưng sự chạy đua vũ trang này có nguy cơ gây ra những đụng độ vô tình mà hậu quả là không có thể lường trước được.
Do đó, thái độ của Mỹ là làm sao kéo tất cả các lực lượng hải quân trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương hợp tác để bảo vệ các dường thông thương trên biển, đặc biệt là qua eo biển Malacca và Biển Đông. Nói tóm lại, yêu cầu chiến lược của Mỹ là duy trì an ninh trên biển Thái Bình Dương, nhất là trên các đường giao thương qua khu vực Đông Nam Á và Biển Đông. Mỹ có thể can thiệp đơn phương hay hợp tác và phối hợp với các lực lượng quân sự khác để bảo vệ an ninh chung trên biển trong khu vực trên.
...........
Nhưng điều nầy không có nghĩa là Mỹ hay các lực lượng hải quân khác sẽ can thiệp khi có đụng độ giữa các nước tranh chấp các đảo trong khu vực Biển Đông. Giải pháp quân sự không phải là giải pháp an ninh và an toàn.
Lời bình: kinh nghiệm của Malaysia trong việc giải quyết vấn đề tranh chấp Trường Sa rất có giá trị để ta tham khảo.
Re:Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Đã gửi: Bảy T1 05, 2008 2:11 pm
Viết bởi TamTokyo
Công nghiệp đóng tàu quân sự, một hướng mới
Ngày 19 tháng 09 năm 2005
Sửa chữa và đóng mới tàu thuyền thông thường thì ta có từ trong chống Mỹ. Nhưng đóng mới với một dây chuyền khép kín, sử dụng công nghệ cao, hình thành từng cụm hoàn chỉnh, cho ra đời những con tàu phục vụ những nhiệm vụ quân sự theo ý muốn thì 4-5 năm nay ta mới có. Kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, chúng tôi đến gặp Thiếu tướng Nguyễn Đức Lâm, Anh hùng Lao động, Phó chủ nhiệm Tổng cục, một trong những người có đóng góp to lớn cho sự hình thành ngành đóng tàu quân sự Việt Nam và nghe đồng chí kể về sự hình thành của ngành:
Với hơn 3.200km bờ biển, vùng lãnh hải và thềm lục địa rộng hơn 1 triệu km2, bảo vệ vùng biển là một nhiệm vụ chiến lược cực kỳ quan trọng. Mấy chục năm qua, phương tiện phục vụ bảo vệ biển của quân đội ta chủ yếu do các nước anh em viện trợ hoặc mua của nước ngoài, phần đóng mới của công nghiệp nước ta cho sự nghiệp bảo vệ vùng biển của Tổ quốc còn rất khiêm tốn. Đây là điều mà những người công nhân quân giới có nhiều suy nghĩ, băn khoăn. Nguyện vọng của mọi người, từ cán bộ lãnh đạo đến người công nhân là muốn được nhà nước quan tâm, ngành quân giới vươn lên để đóng mới được nhiều phương tiện để trang bị cho bộ đội hải quân, bộ đội biên phòng và các lực lượng khác làm nhiệm vụ bảo vệ vùng biển. Chính từ nguyện vọng này mà những năm gần đây, nhà nước và quân đội ta đã có sự sắp xếp lại sản xuất quốc phòng, xây dựng ngành công nghiệp đóng tàu quân sự.
Hiện nay trong quân đội ta có khoảng 20 nhà máy vừa đóng mới vừa bảo dưỡng kỹ thuật tàu thuyền các loại nằm ở các quân chủng, quân khu, tổng cục. Sau khi được Nhà nước qui hoạch, những nhà máy đóng mới tàu được giao cho Tổng cục Công nghiệp quốc phòng quản lý. Cho đến bây giờ, đó là 4 đơn vị: Ba Son, Hồng Hà, 189 và Sông Thu. Các đơn vị này đều có những truyền thống tốt đẹp. Xí nghiệp liên hiệp Ba Son thành lập từ 80 năm trước, đến nay được trang bị mới, với đội ngũ kỹ thuật viên mạnh, có khả năng sửa chữa được tàu hàng vạn tấn, đóng mới các loại tàu từ 500 tấn đến hàng nghìn tấn. Công ty Hồng Hà là đơn vị có sự đột phá mạnh mẽ trong công nghiệp đóng tàu, trang bị hiện đại, công nhân lành nghề, đóng được các loại tàu tới 500 tấn, tốc độ cao, trang bị mạnh, cơ động nhanh. Công ty 189 chuyên đóng các loại tàu nhỏ phục vụ các đơn vị tuần tra bảo vệ bờ biển, đang xây dựng khu đóng tàu mới ở Đình Vũ (Hải Phòng), khi hoàn thành có thể đóng mới tàu vận tải hàng vạn tấn phục vụ dân sinh và tàu vận tải quân sự hàng nghìn tấn. Công ty Sông Thu đóng được các tàu nhỏ, tàu kéo cứu hộ cứu nạn.
Trong công nghiệp đóng tàu, các nước phát triển đang có xu hướng chuyển các công nghệ thông thường cho các nước đang phát triển, nơi có nguồn lao động dồi dào và rẻ, có mặt bằng sản xuất rộng lớn rồi đặt mua lại các tàu vận tải có trọng tải lớn. Tận dụng xu hướng này, những năm gần đây, ngành công nghiệp đóng tàu của nhà nước ta đã vươn lên mạnh mẽ, có bước phát triển nhanh, đóng mới được hàng chục tàu hàng vạn tấn để phục vụ trong nước và xuất khẩu. Thuận lợi này có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp đóng tàu quân sự. Tuy nhiên, đóng tàu quân sự là ngành đặc thù, lợi thế khách quan có ảnh hưởng nhất định, nhưng điều quyết định là ta phải định hướng đúng, chọn cách làm thích hợp, đầu tư đúng mức, phải tạo mối quan hệ hữu cơ giữa người sản xuất và người sử dụng.
Để xây dựng thành một ngành sản xuất thực sự, cần phải hình thành không phải từng nhà máy mà là từng cụm công nghiệp đóng tàu, chuyên môn hóa cao cho từng đơn vị, mỗi đơn vị chỉ sản xuất những chi tiết được giao, tập trung vốn cho từng sản phẩm trọng tâm, tạo sự hỗ trợ cho nhau về kỹ thuật và công nghệ. Từng cụm công nghiệp lại phải xác định cho được các loại sản phẩm phù hợp với đặc điểm kỹ thuật và công nghệ, phù hợp với truyền thống tay nghề của đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân, thích hợp với nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của các đơn vị.
Đến nay, tuy thực hiện chức năng quản lý nhà nước việc đóng tàu thuyền quân sự, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng mới xây dựng bước đầu, mọi việc còn mới mẻ, nhưng trên vĩ mô đã hình thành những ý tưởng về quan hệ giữa thiết kế với sản xuất, hình thành các cụm công nghiệp đóng tàu quân sự, xác định sản phẩm chủ yếu cho từng đơn vị, xây dựng sản phẩm mũi nhọn cho công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam... Ở phía bắc, với Công ty Hồng Hà làm nòng cốt, có Công ty 189 với các mặt hàng truyền thống đã được thị trường chấp nhận, xây dựng thêm khu đóng tàu Đình Vũ và tập hợp thêm các doanh nghiệp quốc phòng khác sẽ hình thành nên cụm đóng tàu quân sự có độ giãn nước từ 500 tấn trở xuống nhưng tốc độ cao, chất lượng tốt, trang bị phù hợp với nhiệm vụ của từng đơn vị, đóng mới các tàu vận tải phục vụ dân sinh và quốc phòng hàng nghìn, hàng vạn tấn. Ở phía nam, với Xí nghiệp liên hiệp Ba Son làm trung tâm, xây dựng hoàn chỉnh khu sản xuất mới, tập hợp thêm các nhà máy quốc phòng sẵn có trong khu vực, trong tương lai không xa sẽ là cụm công nghiệp đóng tàu quân sự có khả năng đóng được các loại tàu chiến hàng nghìn tấn, tàu vận tải hàng vạn tấn.
Sự hình thành ngành công nghiệp đóng tàu quân sự sẽ là một sự bổ sung, tiếp tục làm hoàn chỉnh, phong phú cho đội ngũ cán bộ, công nhân Công nghiệp quốc phòng nước ta sau 60 năm ra đời, đã có những đóng góp to lớn cho các cuộc kháng chiến, nhưng trên nhiều lĩnh vực như bảo vệ biển, bảo vệ vùng trời, chiến tranh công nghệ cao... do đất nước còn nghèo mà nay vẫn còn đang thiếu.