Khi nhắc tới Hải Dương .Mời các bác ghé thăm Côn Sơn ,Kiếp Bạc
Côn Sơn tức núi Kỳ Lân, hay tên dân gian quen gọi núi Hun, cao gần 200m, dài trên 1km, nay thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.
Đền Kiếp BạcCôn Sơn có suối, nước chảy rì rầm làm đàn cầm
Côn Sơn có đá, mưa xối rêu xanh đậm, ta lấy làm chiếu thảm
Trong núi có thông, muôn dặm rờn biếc một vùng, ta tha hồ nghỉ ngơi
Trong rừng có trúc, ngàn mẫu in biếc lục, ta tha hồ ngâm nga bên gốc...
Phía Bắc Côn Sơn giáp núi Ngũ Nhạc, cao 238m, trên đỉnh có miếu thờ thần gọi là Ngũ Nhạc Linh Từ, phía tây tiếp nối núi U Bò, có một thung lũng xanh tươi, những mái nhà tranh ẩn hiện trong lũy tre lang. Phía Đông là chùa và hồ Côn Sơn. Hướng Đông Bắc có một quả núi hình hoa sen quanh năm tươi tốt có tên là Bài Vọng nơi để di hài Phi Khanh, cha của Nguyễn Trãi. Phía Nam là xóm núi Tiên Sơn và bãi giẽ thanh hoa tương truyền do bà Trần Nguyên Đán trồng. Chùa Côn Sơn, tục gọi là chùa Hun, được dựng vào thế kỷ 13, đến thế kỷ 17, 18 đã được trùng tu mở rộng và mấy năm gần đây được tôn tạo lại. Chùa được kiến trúc 83 gian, có 385 pho tượng, trong đó có những tượng cao 2-3 mét. Quanh chùa co 14 bia đá từ thời Hậu Lê. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dừng chân bên suối và đọc văn bia công đức Côn Sơn vào một ngày xuân (15-2-1965). Sau chùa là nhà tổ, trong có tượng thờ quan tư đồ phụ chính Trần Nguyên Đán cùng ba vị tổ: Trần Nhân Tông - người sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm Việt Nam; rồi đến Pháp Loa và Huyền quang. Vị tam tổ Huyền Quang, theo điển tích, đã giữ được tấm gương lòng sắc sắc - không không, vượt qua thử thách dục tình của cung nữ Điểm Bích. Người được vua Anh Tôn cử đến kiểm nghiệm xem sư Huyền Quang có ức chế được tình dục hay không? Sau khi sư tổ viên tịch, vua Trần Minh Tôn cho xây tháp cho sư phía sau chùa Côn Sơn gọi là Tháp Huyền Quang hay Đăng Minh bảo tháp, bên Thanh Hư động nổi tiếng. Ngày mất của ông cũng được lấy làm ngày hội mùa xuân Côn Sơn (22-1 Âm lịch).
Đến đây các bác sẽ leo từng bậc thang lên đỉnh núi ngắm cảnh non nước Chí Linh. Thăm phiến đá nơi xưa Nguyễn Trãi vẫn thường ngâm thơ và suy ngẫm thế sự.Có tiếng suối róc rách,có chim kêu ,có rừng thông bạt ngàn .
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi nệm êm
Một khung cảnh đất trời hoà quyện với thiên nhiên cây cỏ,môt cảm giác thư thái khiến bạn quên đi bao nỗi phiền,chỉ muốn tắm mình trong vẻ đẹp ấy ..........hihi ngồi học hán tự ở đấy thì đã lắm
[tongue][tongue]