Bạn đang xem trang 15 / 68 trang

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 15, 2007 4:25 pm
Viết bởi vodanhkhach
Bãi biển Sầm Sơn và các di tích, danh thắng trên núi Trường Lệ


Thị xã Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa 15 km về về phía Đông và cách Hà Nội 170km. Đây là một trong những khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng của Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ 20.

Bãi biển Sầm Sơn chạy dài gần 6 km từ cửa Lạch Hới đến chân núi Trường Lệ. Bãi cát thoai thoải, sóng êm, nước trong xanh và nồng độ muối vừa phải rất phù hợp với sức khoẻ con người.
        Ngoài bãi tắm đẹp, thiên nhiên còn phú cho Sầm Sơn nhiều danh lam - thắng cảnh nổi tiếng và lung linh sắc màu huyền thoại. Đó là dãy núi Trường Lệ chạy dài theo mép nước bốn mùa thông reo, là hòn Trống Mái lãng mạn tình tứ, là đền Độc Cước, Cô Tiên uy nghi cổ kính; là Vọng Hải đài- nơi du khách có thề ngắm cả một vùng trời nước mênh mông. Các truyền thuyết còn kể lại rằng: Núi Trường lệ là một thiếu nữ hóa thân để che chắn phong ba bão táp cho dân làng, hòn Trống Mái được sinh ra từ một mối tình thuỷ chung của đôi vợ chồng trẻ còn Đền Độc Cước là nơi thờ vị thần một chân, một anh hùng thần thoại đã tự xẻ thân làm hai nửa, một trên bờ bảo vệ dân làng, một xuống nước diệt trừ Thuỷ quái.
        Đền Độc Cước và Đền Cô Tiên đều là những kiến trúc được xây dựng từ cuối đời Nhà Lê ( thế kỷ 17 ) ( đền Cô Tiên là nơi thờ vọng thần Độc Cước và Mẫu Liễu Hạnh) theo lối kiến trúc cổ. Đó là những nơi mà du khách thường tới viếng thăm mỗi khi đến Sám Sơn.
        Phía Nam dãy núi Trường Lệ còn có một bãi tắm rất đẹp, cảnh quan môi trường còn rất nguyên sơ, nơi đây hứa hẹn một khu du lịch nghỉ dưỡng hiện đại trong tương lai.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 15, 2007 4:31 pm
Viết bởi vodanhkhach
Khu du lịch sinh thái Quảng Cư ( Sầm Sơn)



Khu du lịch sinh thái Quảng Cư nằm ở phía Đông - Bắc thị xã Sầm Sơn, có quy mô 354 ha.

Ngoài bãi tắm biển nối liền với bãi tắm Sầm Sơn, Quảng Cư còn có một hệ thống đầm hồ nuôi tôm, cua cá nước lợ và giải rừng phi lao ngăn cát xanh ngát. Đến đây du khách vừa được đắm mình vào thiên nhiên, vừa có thể tham gia vào các loại hình du lịch như câu tôm, cá, du lịch bơi thuyền, du lịch tìm hiểu văn hóa địa phương, du lịch tham quan làng nghề truyền thống... và có thể nghỉ lại tại các bungalow, nhà sàn, lều, lán, làng trại, vừa hấp dẫn vừa mang tính dân tộc, nhưng cũng rất hiện đại.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 15, 2007 4:38 pm
Viết bởi vodanhkhach
Văn hoá đông sơn - Niềm tự hào của tỉnh thanh



Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, phản ánh một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ mà chủ nhân của nó là những người Việt cổ. Nói đến Văn hoá Đông Sơn là nói đến trống đồng, nó gần như là tuyệt đỉnh của nghệ thuật đúc đồng với kỹ thuật phát triển đạt tới đỉnh cao của thế giới cổ đại mà cho đến nay khiến cả thế giới phải khâm phục. Văn hoá Đông Sơn thời các Vua Hùng được khởi dựng vùng châu thổ, trung du nhiều sông ngòi, có nghề trồng lúa nước sớm phát triển, một ngành luyệnh kim đạt tới đỉnh cao.

Người Việt cổ đã sớm định hình tính cách cần cù, sáng tạo, thông minh, tài khéo ngay từ buổi đầu hình thành dân tộc. Văn hoá Đông Sơn được phát hiện từ xứ Thanh. Năm 1924, bên bờ sông Mã, trong những bãi bờ bị sạt lở, tình cờ một người nông dân làng Đông Sơn ra sông câu cá bỗng dưng đã tìm thấy đồ đồng ở nơi sạt lở ấy. Từ những phát hiện của người nông dân Đông Sơn và qua kết quả khai quật tiếp đó, những di vật tìm thấy ở khu di tích này đã gây tiếng vang mạnh mẽ trên thế giới. Năm 1934, nhà khảo cổ học người Áo Hai-nơ Ghen-đéc đã đề nghị gọi tên nền văn hoá đồ đồng này là "Văn hoá Đông Sơn". Từ đó đến nay tên văn hoá Đông Sơn được dùng phổ biến trên toàn thế giới. Niên đại Văn hoá Đông Sơn là nền văn minh thuộc đời Đồng thau và Sắt sớm, cách ngày nay trên dưới 2000 năm của một nhà nước hùng mạnh dựa trên một nền nông nghiệp lúa nước phát triển, kỹ nghệ đúc đồng hoàn hảo, bên cạnh những ngành nghề thủ công đặc sắc của một cộng đồng cư dân có đời sống văn hoá tinh thần đa dạng, có cơ cấu tổ chức xã hội cao. Cư dân Việt cổ thời đại Đông Sơn cư trú chủ yếu trên ba dòng sông lớn đó là: sông Hồng, sông Mã và sông Cả (sông Lam). Họ thường lập làng trên những gò đất cao bên dòng sông, một số ít cư trú ở đồng bằng và một bộ phận sống rải rác ở vùng trước núi gần nguồn nước. Nhà ở thời Đông Sơn chủ yếu là nhà sàn hình thuyền có mái cong vút, sau thời Đông Sơn những cư dân Việt cổ mới dần ở nhà đất. Người Đông Sơn đàn ông cởi trần, đóng khố, đàn bàn đan dệt từ những sợi tơ, đay, gai và áo lá để làm quần áo mặc. Những cư dân Đông Sơn đã dựa vào nguồn thực vật và thuỷ sản phong phú ngay trên địa bàn mình cư trú để làm thức ăn, đồ nếp là nguồn thức ăn chính mà họ ưa thích. Phương tiện giao thông đi lại chủ yếu là dùng thuyền mà khởi nguồn là những cây tre được ghép lại, là cây gỗ được khoét rỗng thành thuyền độc mộc và sau này là những chiếc thuyền được chế tác khá hoàn hảo tiện lợi như hình vẽ in trên mặt trống đồng. Người Đông Sơn sống hoà mục, bình đẳng. Theo nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét thì "Lúc bây giờ vua tôi cùng đi cày, cha con cùng tắm không chia giới hạn, không phân biệt uy quyền, thứ bậc, cùng nhau vui chơi vô sự, gọi là đời rất hồn nhiên...". Khi mới phát hiện sự choáng ngợp của nền văn minh rực rỡ này, các nhà học giả phương tây không thể giải thích nổi vì sao, tại một khu vực còn hết sức nghèo nàn, lạc hậu ở vào thời điểm vài thập kỷ đầu của thế kỷ trước, mà trong quá khứ hai ngàn năm, lại có thể nảy sinh một quốc gia có nền văn minh cao đến như vậy mà họ đã đi tìm nguồn gốc từ những yếu tố du nhập bên ngoài, với trung tâm Châu Âu là điểm chói sáng, phát toả tạo lập nên Đông Sơn. Thế nhưng, khi Đông Sơn toả sáng, đồng thời nó cũng hấp thụ nhiều yếu tố bên ngoài trong suốt thời gian tồn tại. Qua bộ di vật đồ Đồng, người ta nhận ra thành tồ Điền (Vân Nam), Bản Chiềng (Thái Lan), SamrongSen (Campuchia)... Song chất Đông Sơn vẫn không hề nhạt nhoà. Đó dường như là một bài học còn nguyên tính thời sự, khi đất nước trong thời kỳ đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế. Hiên nay, di chỉ khảo cổ học và những địa điểm về văn hoá Đông Sơn trên đất Thanh Hoá có tới 120 di tích, đang phân bổ ở khắp các vùng miền: miền biển, đồng bằng, trung du và miền núi, nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng. Sông Mã, sông Chu đôi bờ của hai con sông lớn của tỉnh Thanh là nơi có di tích Đông Sơn dày đặc, đó là cái nôi văn hoá Đông Sơn của vùng đất này. Ở đôi bờ sông Mã, sông Chu hàm chứa di tích Đông Sơn qua các thời kỳ phát triển tiền Đông Sơn, Đông Sơn và sau Đông Sơn. Di tích văn hoá Đông Sơn ở đây có đủ diện mạo: di tích cư trú, cư trú - mộ táng, di tích mộ táng và di tích di chỉ xưởng được tìm thấy ở làng cổ Đông Sơn, núi nấp, Thiệu Dương, Quỳ Chử... Văn hoá Đông Sơn trong ngót một thế kỷ qua đã và đang được nghiên cứu phát huy. Văn hoá Đông Sơn vẫn được trao quyền qua nhiều thế hệ những kinh nghiệm về sản xuất và những kỹ năng trong cuộc sống, đó là kỹ thuật chế tác luyện kim... Ngày nay, những làng nghề như làng Chè xã Thiệu Trung, Thiệu Hoá, nghề đúc đồng truyền thống vẫn được phát huy và là nguồn thu nhập chính của các nghệ nhân và thợ đúc Trà Đông. Kỹ thuật thêu dệt thổ cẩm và trang trí các hoạ tiết hoa văn trên những tấm phá, cạp váy, khăn áo của phụ nữ dân tộc được đồng bào Mường, tỉnh Thanh Hoá luôn yêu thích, họ chỉ giỏi thêu dệt, chọn vải, nhuộm màu, sáng tác mầu hoa văn mà còn truyền nghề cho lớp trẻ về kỹ thuật và hoa văn đặc sắc theo hoạ tiết in trên trống đồng Đông Sơn. Trong sinh hoạt hội hè, tín ngưỡng tâm linh, những dấu ấn Văn hoá Đông Sơn còn được lưu truyền qua lời ca, điệu múa, pồn pông, dân ca, múa đèn Đông Anh, âm nhạc cồng chiêng, khua luống có ở cả miền xuôi và miền núi. Tín ngưỡng cầu ánh sáng mặt trời, cầu mưa... vẫn được thể hiện trong các lễ tục, lễ hội vào đầu năm mới, xuống đồng, mừng cơm mới... Văn hoá Đông Sơn - rực rõ nền văn minh Việt cổ tiềm ẩn nhiều vấn đề chưa được khám phá, cần phải được dày công nghiên cứu và đầu tư kinh phí hơn nữa để giải mã. Văn hoá Đông Sơn, nền văn hoá cuội nguồn, thể hiện sức mạnh trường tồn và mang dấu ấn đặc sắc của văn hoá dân tộc mà cha ông xưa đã tạo dựng nên. Nền văn hoá ấy đã đạt đến đỉnh cao về kỹ thuật, về tinh thần chống xâm lược, tinh thần hoà mục, cởi mở và đổi mới. Những tinh thần ấy ngày nay được Nghị quyết TW 5 (khoá VIII) và mới đây là kết luận Hội nghị 10 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc khẳng định rõ. Những giá trị của nền Văn hoá Đông Sơn mãi là nền tảng của tinh thần, là động lực để đưa dân tộc ta không ngừng đổi mới phát triển, xây dựng đất nước, quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh và hạnh phúc.

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 15, 2007 4:44 pm
Viết bởi vodanhkhach
Khu du lịch Nghi Sơn



Khu Du lịch Nghi Sơn bao gồm xã đảo Nghi Sơn và xã Hải Thượng,Tĩnh Gia phía Đông - Nam thành phố Thanh Hóa. Với địa thế hiểm yếu, nơi đây đã từng là căn cứ quân sự của các tl:iều đại phong kiến và đặc biệt quan trọng dưới thời Tây Sơn - Nguyễn Huệ.

Đến với khu du lịch này, quý khách sẽ được tham quan các thành tựu kinh tế trong công cuộc đổi mới đất nước nước. Nhà máy Xi măng, cảng nước sâu, nhà máy lọc dầu. Ngoài ra, quý khách sẽ có dịp thăm lại các di tích cổ xưa như pháo đài Tĩnh Hải, Thành ông Ninh. Đặc biệt quý khách sẽ được thăm giếng Rửa Ngọc, nơi vẫn còn phảng phất hình ảnh bi thương của đôi tình nhân Trọng Thủy -Mỹ Châu.

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 15, 2007 4:54 pm
Viết bởi vodanhkhach
Cầu Hàm Rồng



Cầu Hàm Rồng là cầu đường bộ, đường sắt bắc qua sông Mã, cách thành phố Thanh Hoá 4 km về phía bắc.

Cầu Hàm Rồng cũ do Pháp xây dựng năm 1904 là cầu vòm thép không có trụ ở giữa. Cầu này bị phá hủy năm 1946. Năm 1962 cầu Hàm Rồng được khởi công xây dựng. Khánh thành ngày 19 tháng 5 năm 1964, cầu gồm 2 nhịp dầm thép, ở giữa là đường sắt, hai bên là đường ô tô và đường dành cho người đi bộ.

Cầu Hàm Rồng có vị trí giao thông rất quan trọng là cầu đường sắt duy nhất đi qua sông Mã. Đây là cây cầu rất nổi tiếng trong chiến tranh Việt Nam là trọng điểm của cuộc đấu tranh đánh phá và bảo vệ giao thông. Không lực Hoa Kỳ liên tục đánh phá với cường độ rất cao và với các chiến thuật khác nhau. Các đơn vị bảo vệ cầu đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi hơn 100 máy bay các loại. Không quân Việt Nam tại đây bắn rơi 4 máy bay Mỹ. Trung đoàn pháo phòng không 228 bảo vệ cầu Hàm Rồng đã bắn rơi 90 máy bay, được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân và được mang tên Đoàn Hàm Rồng. Vị thế của cầu rất đặc biệt làm cho cầu rất khó bị bom đánh trúng: tại hai đầu Bắc và Nam của cầu có hai hòn núi (núi Rồng và núi Ngọc) đã chắn hết các bom định ném xuống cầu và là nơi các lực lượng phòng không bảo vệ cầu bắn đón đầu các máy bay oanh tạc phải bay theo một hướng bắt buộc. Do vậy nên trong cuộc chiến tranh không quân lần thứ nhất của Mỹ chống miền Bắc Việt Nam từ năm 1964-1968 tuy bị đánh phá rất ác liệt nhưng Không quan Mỹ không thể ném bom trúng cầu. Chỉ đến năm 1972 ngay đợt đầu của chiến tranh không quân lần hai (bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 năm 1972) Hoa Kỳ áp dụng bom thông minh (bom điều khiển bằng laser) đã đánh trúng cây cầu này và đã làm tê liệt hoàn toàn cầu Hàm Rồng.

Năm 1973 cầu được khôi phục lại, trụ giữa vẫn dùng lại làm móng cột ống, tháo dỡ dầm thép cũ, thay bằng 2 nhịp 80 m đơn giản.  Đây tung là cây cầu lớn vào loại nhất nhì Đông Dương đầu thế kỷ XX. Hiện nay, bên cạnh cầu Hàm Rồng cầu Hoàng Long (Rồng vàng) đã được xây dựng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 15, 2007 5:20 pm
Viết bởi assukiioh
  Để em kể chuyện anh nghe về Xứ Huế quê em...


Đầu tiên là bản đồ thành phố anh nhé!!![wink]

Huế đã không ngừng phát triển để trở thành kinh đô của nước Việt Nam thống nhất thời vua Gia Long đầu thế kỷ 19.  Cố đô Huế cũng là nơi duy nhất còn giữ lại hầu như nguyên vẹn nhiều kiến trúc mang tính triết lý, giàu nét nghệ thuật liên hệ đến triều đại quân chủ sau cùng của Việt Nam kéo dài suốt 143 năm.

Dọc theo tả ngạn sông Hương là nhiều cung điện, đền, chùa cổ kính tiếp nối nhau liên tục gần 10 km.  Phía hữu ngạn, giữa những qủa đồi thơ mộng là các lăng tẩm của các vua triều Nguyễn.  Có thể nói mỗi lăng tẩm thể hiện phong cách sống và tâm hồn của mỗi vị vua: lăng Gia Long uy nghi hoành tráng, Khải Ðịnh lộng lẫy, Tự Ðức trầm mặc v à thơ mộng.  Nằm rải rác giữa các kiến trúc nghệ thuật đó là núi Ngự Bình, đàn tế trời Nam Giao, đồi Vọng Cảnh, Văn Miếu, Hổ Quyền…

Huế ngày nay có  diện tích 5054 km2 với dân số khoảng 1.2 triệu người, phía nam giáp Ðà Nẵng, phía bắc giáp Quảng Trị , tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm thành phố Huế và các huyện Phong Ðiền, Quảng Ðiền, Hương Trà, Phú Vang, Hương Thủy, Phú Lộc, Nam Ðông và A Lưới.

Huế cũng là nơi bắt đầu của âm nhạc cung đình, của những món ăn nổi tiếng, nghề thủ công tinh xảo, của nhà vườn nép mình yên ả giữa lòng cố đô. Cùng với kiến trúc tinh tế, ngoại cảnh hữu tình, tất cả đã hòa vào nhau để tạo nên một nét riêng “Rất Huế"


-----

 đã có bao giờ anh nghe Thơ quê em chưa ạ!
 Dạ, thôi!để em đọc cho anh nghe những ngọt ngào...


Ðây Thôn Vĩ Dạ
(Hàn Mặc Tử)  


Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên,
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay ...
Thuyền ai đậu bến Sông Trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay ?

Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhận không ra ...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?

______________________

Màu Tím Huế

(Nguyễn Bính)

Thôi thế là em cách biệt rồi!
Đường đi mỗi bước lại xa xôi
Tim tím rừng chiều, tim tím núi
Tim tím chiều hôm, tim tím mai

Ban chiều tim tím nhớ mong nhau
Đêm tối kìa em tím rất nhiều
Anh cúi xuống hôn màu tím giấy
Thư về em, tím nét thương đau

Mai mốt rồi đây lầm cát bụi
Anh lại đường xa trải kiếp người
Tim tím rừng chiều, tim tím núi
Chiều hôm nhiều tím thế em ơi!

_________________________

Trời mưa ở Huế  

(Nguyễn Bính)

Trời mưa ở Huế sao buồn thế!
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
Thềm cũ nôn nao đàn kiến đói
Trời mờ ngao ngán một loài mây
Trường Tiền vắng ngắt người qua lại
Đập Đá mênh mang bến nước đầỵ
Đò vắng khách chơi nằm bát úp
Thu về lại giở gió heo may...

Trời mưa ở Huế sao buồn thế!
Cứ kéo dài ra đến mấy ngày
Xa xôi ai nhớ mà thương nhớ?
Mà nhớ mà thương đến thế này!

__________________________

Vài Nét Huế

(Nguyễn Bính)

Cầu cong như chiếc lược ngà,
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ.
Ðôi bờ đôi cánh tay vua,
Cung nga úp mặt làm thơ thất tình.

Ở đây áo tím riêng màu,
Bài thơ nón mỏng che đầu mỹ nhân.
Loanh quanh xóm vắng đường gần,
Ấy ai làm dáng phi tần với ai!
Con sông không rộng mà dài,
Con đò không chở những người chính chuyên.

Ở đây có nước sông Hương,
Có cây núi Ngự, có đường Nam Giao.
Bồng bồng sáu nhịp cầu cao,
Thờ ơ bóng mát nơi nào cũng xanh.
Thâm u một dãi hoàng thành,
Ðình suông con én không đành bay đi.

______________________________

Huế Đa Tình

(Bích Khê)

Thu về lạnh sắc tà dương
Hoàng cung chừng đã hơi hương bay dồn
Thuận An khuất bóng hoàng hôn
Gió bao giờ thổi lại hồn tràng giang
Nơi đây rụng đổ lá vàng
Lăng vua xa lắm, dặm đàng hạt xanh
Dòng Hương in gái nguyên lành
Lá thuyền du khách thanh thanh tiếng đờn
Vỹ Dạ thôn, Vỹ Dạ thôn
Biết che cần trúc không buồn mà say
Non xa trăng đã tròn đầy
Em ơi để mọc lòng gây lên mùa...

___________________________

Huế Gió Và Mưa
   (Mạc Phương Đình)

Ta về ghé giữa mùa đông Huế
Nhìn vũng mưa sa, gió lạnh đầy
An Cựu người đi nghiêng gió rớt
Đông Ba thuyền nhỏ cúi mưa bay
Gió mưa về ngủ trên thành phố
Nắng bỏ mùa đông với tháng ngày
Thượng Tứ gió lùa qua ngõ vắng
Vân Lâu mưa rụng lá hàng cây
Kim Long gió vọng hồi chuông sớm
Bến Ngự mưa sầu trên tóc mây
Gió đuổi theo em vào lớp học
Mưa giăng nỗi nhớ gởi phương này
Gió qua Đồng khánh rung cành phượng
Mưa nhắn lời thăm Quốc học đây
Mưa gió mùa đông làm Huế lạnh
Gió mưa tê cóng dấu tình say
Mười năm về lại mùa đông Huế
Cánh nhạn năm xưa tưởng lạc bầy

tạm đến đây!anh ngồi nghĩ, em ra pha Trà!
Ở Huế cơ cả Trà Đạo...anh biết không!?



còn đây chén trà Cung Đình anh ạ!!!




Đây trà nóng hổi em pha
Anh cứ ngồi uống, để em ca vài bài






Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 15, 2007 5:49 pm
Viết bởi Youtome
   Chà chà, đúng như dự đoán của BTC, những nguời đại diện chính là những con át chủ bài, những bầu nhiệt huyết sẽ thiêu đốt bầu ko khí cuộc thi.
   Nếu như tối qua, chúng ta đuợc chứng kiến sự bùng nổ của Victor với 1 phong cách ... tấn công liên tiếp như bỏ bom, ko cho đối thủ trở tay, thì hôm nay 2 chủ tuớng của TH và Trung Nguyên đã thể hiện 1 phong cách hoàn toàn trái ngược.
 Nhẹ nhàng cố đô, mạnh mẽ Tây Nguyên cộng với nét lãng mạn Quảng Nam chính là những gì assukiioh đã cống hiến...
 Những bài viết dài dằng dặc, tuởng như ko ai đọc, nhưng đã đọc rồi thì ko thể bỏ qua[tongue][tongue] là nét đặc trưng của vodanhkhach.
 chúng ta chờ thêm sự bùng nổ của đại diện các đội còn lại trong thời gian tới!!![bm][bm]

 bí mật: Youtome đang trong giờ học tiếng Nhật, hé hé
 [wink][wink][wink]

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 15, 2007 6:11 pm
Viết bởi anhsiu
[bounce][bounce][bounce]
   LÍNH BẮN TỈA ANHSIU VỚI SỰ RA LỆNH CỦA THUYỀN TRUỞNG STEPHEN XIN ĐƯỢC MỞ CHIẾN DỊCH TIẾP THEO .
  Chiến dịch này được đánh giá là quy mô và cách đánh độc đáo , được sự tham mưu của nhiều chiến lược gia nổi tiếng thê giới . Hôm qua khi hỏi ý kiến của bộ cố vấn , ông GIA CÁT LƯỢNG cho răng nên đặt tên cho chiến dịch này là :

 với bản đồ chiến lược :

 sau đây để mở màn chiến dịch , anhsiu xin đưọc nổ phát súng đầu tiên để kêu gọi :

  tran đánh mang tên
[size=7] chợ trời đà nẵng : akihabara đông nam á
   xin cho thuyền đi dạt vào khúc chợ trời kéo dài từ hùng vương đến tân bạch hổ vào triệu nữ vương ....... với kho thiết bị độc đáo gấp nhiều lần akihabara mà chúng ta đã từng biết .
NẾU AI CÓ Ý ĐỊNH MUA MÁY TÍNH XÁCH TAY MÀ BỊ VIÊM MÀN TÚI THÌ HÃY ĐẾN ĐÂY , CHẤT LƯỢNG TUƠNG ĐƯƠNG VỚI LOẠI MÁY TÍNH 20 MAN TRỞ LÊN , NHƯNG GIÁ BÁN Ở ĐÂY CHỈ CÓ VÀI TRĂM NGÀN CÁC BẠN ẠH , THẬT NGOẠI MỤC VÀ BẤT NGỜ . CÓ ĐIỀU KHÔNG CÓ BẢO HÀNH NHÉ .

CÓ LẼ THẾ GIỚI ĐÃ LẦM LẪN CHĂNG KHI NHẮC ĐẾN ĐỒ ĐIỆN TỬ HỌ CHỈ NHẤT ĐẾN SONY HAY SAMSUNG , CHẮC HỌ CHƯA TỪNG CHỨNG KIẾN QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHƯ : THƯ DUNG , VĂN KHÔI TẠI ĐÂY . NHỮNG DOANH NGHIỆP NÀY HƠN SONY HAY SAMSUNG Ở CHỖ LÀ : ĐỒ CŨ TÁI CHẾ LẠI Y NHƯ MỚI CHỨ VÀ BÁN VỚI GIÁ CŨ .

 KHÔNG NHỮNG CÓ ĐỒ ĐIỆN TỬ TẠI ĐÂY CÒN VÔ SỐ VÔ SỐ NHỮNG MẶT HÀNG CHO ĐỦ MỌI TẦN LỚP , MỌI LỨA TUỔI :

 KHÔNG CÒN NGHI NGỜ GÌ NỮA , NẾU AKIHABARA MÀ DỜI VỀ VIỆT NAM THÌ CHẮC SẼ KO CÒN CHỖ ĐỨNG TRƯỚC SỤ CẠNH TRANH KHỐC LIỆT Ở ĐÂY . VẬY THÌ SAO KHÔNG GỌI ĐÓ LÀ : AKI ĐÔNG NAM Á

    KẾT THÚC TRẬN 1 .
CÁC TRẬN TIẾP THEO ĐANG TRONG KẾ HOẠCH , HỨA HẸN SẼ CÓ NHỮNG ĐÒN BẤT NGỜ CHO QUÝ VỊ VÀ CÁC BẠN YÊU ĐÀ NẴNG : VÍ DỤ NHƯ : TITANIC CÒN SÓT : CẦU CHỮ " T " , ... TRUNG TÂM VĂN HOÁ THẾ GIỚI : ĐẠI HỌC DUY TÂN , ... HOẠT CỔNG HACHIKO VIỆT NAM : CỔNG TRƯỜNG PHAN CHÂU TRINH ...... HÃY CHỜ XEM NHÉ .

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 15, 2007 6:39 pm
Viết bởi stephennguyen
Thành phố ĐÀ NẴNG
Rực rỡ sông Hàn- Mênh mang núi Ngũ

ngay cái khẩu hiệu đã ko đúng với tiếng Việt ròi.làm gì có núi mà lại "mênh mang" nhờ. chỉ có sóng hay nước mới mênh mang hay sao ấy chứ.
các bác giám khảo xem xét kĩ và chấm điểm nhé.hờ hờ.
http://i4.tinypic.com/7xawoy9.jpg


 cảm ơn bạn rất nhiều  vì đã  nhắc nhở mọi người lưu ý đến khẩu hiệu của chúng tôi....[grin][grin][grin] khẩu hiệu chúng tôi là


  Sông Hàn chúng tôi ko mang vẻ dữ dội như sông Hồng của miền Bắc ,ko ngút ngàn    như sông Cửu của Miền Nam ..
nhưng nó mang một dáng vẻ yểu điệu,yên bình...(tất nhiên là ko kể những lúc lũ về...là những lúc cuồng nộ dữ dội[wink][wink])


Nó rực rỡ như một bông hoa giữa thành phố...hiện h TP chúng tôi đang có dự án xây dựng  nhìu nhìu cây cầu bắc ngang sông..với một câu nói của ngài chủ tịch"Sông Theme ở London có bao nhiêu cây cầu thì Sông Hàn cũng có bấy nhiêu cái!!""....Đà Nẵng-London của Việt Nam...[lol][lol][lol](ko có sương mù thì chúng tôi thế bằng mưa phùn[tongue])

  Dãy ngũ hành-biểu tượng thành phố của chúng tôi...Ngũ hành là 5 ngọn núi nằm kề nhau....
((nhưng tin con  vịt từ báo Lá Cải thì chắc tại ngày xưa Tôn Ngộ Ko bị đày dưới núi Ngũ Hành TQ,nhưng ngọn núi đó quá yếu ko đủ giữ chân lãoTôn [evil][evil] nên Phật Tổ đã chuyển lão Tôn qua trại Giam Đà Nẵng..
nên từ đó được gọi là Ngũ Hành Sơn cũng nên..[oops][oops]))

   5 ngọn núi ngũ hành nằm liên tiếp nhau tạo thành những đường lượn sóng dài đến đường chân trời...
mênh mang bát ngátnhư một dòng sông xanh ngắt kéo dài từ thành phố ra đến biển...





Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Năm T11 15, 2007 7:06 pm
Viết bởi assukiioh
 Đang chờ bà con Quãng Nam và Tây Nguyên lên tiếng.
 Không chơi đánh lẽ! mà đánh lẽ là không chọi được với mấy anh chàng Đà Nẵng và Thanh Hóa "Lấy thịt đè người".
 Chờ mấy bài của anh em Quãng Nam và Tây Nguyên, nhanh nhé!!![wink]

tạm thời khu vực Trung Nguyên sẽ cữ ra những khuôn mắt sáng giá sau
 Bamaguro: Ông bầu của Quãng Nam.  Ông bầu này tóc tai bù xu, rất ngầu lì, hy vọng sẽ là ngọn lửa thắp sáng con đường của Trung Nguyên![grin]
 Yumi: Maneger kiêm hậu cần của Trung Nguyên. Phải nên nhớ rắng đây là 1 trong những Miss của Đông Du, năm ngoái là ÁHậu đấy nhé.[lol]
 Nam gà: sẽ là ngòi bút của sắt bén của Trung Nguyên. Hy vọng ngòi bút của anh sẽ phá được chiến thuật"lấy thịt đè người" của Đà Nẵng và Thanh Hóa.
 Huế: dạ!em đang nấu cơm.[grin] ...tạm thời nhờ vào sức của 3 thành viên tại Nhật.
 Tây Nguyên: Không biết ai chịu trách nhiệm được đây??? cho biết tên tuổi nhé!!!




anh em đoàn kết tiến lên giật giải nào[grin]

tạm thời bắt đầu giai đoạn 1:
   
    chơi bằng năng lực!!![grin][grin][grin]

Anh em Quảng Nam và Tây Nguyên đâu, chúng ta cùng Xung Phong nào!!!!

 [waffen093][waffen093][waffen093][waffen093]
 
 Bamaguro, Yumi đâu rồi!!!giật giải thôi chứ!!!!