Bạn đang xem trang 12 / 12 trang

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Tư T6 10, 2009 4:59 pm
Viết bởi aokuma159
bọn bành trướng càng lúc càng khốn nạn,xin lỗi em ức chế quá [angry]

Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Sáu T7 31, 2009 12:49 pm
Viết bởi Ansamurai
Lâu ngày quá ôn bài lại một chút nhé.

Tương lai chính sách Mỹ ở Biển Đông

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/07/090728_rehman_commentary.shtml

Năm 2009 được đánh dấu bằng thái độ mạnh bạo hơn của Trung Quốc cả về ngoại giao và quân sự trên Biển Đông.


Trung Quốc đang biểu dương sức mạnh trên Biển Đông

Tranh chấp Trường Sa tái trỗi dậy phủ mờ quan hệ Trung Quốc – Philippines, và các ngư dân Việt Nam thường bị các tàu tuần tiễu Trung Quốc thu gom vì “đánh cá trong vùng biển Trung Quốc”.

Các công ty Anh, Mỹ đã chịu sức ép rút khỏi hoạt động kinh doanh năng lượng ngoài biển với Việt Nam. Trung Quốc cũng đẩy mạnh hoạt động hải quân, tăng gấp đôi số lượng tuần tra quanh Hoàng Sa và Trường Sa còn tranh chấp. Và khi tàu Mỹ USNS Impeccable bị tàu Trung Quốc đe dọa trên vùng biển quốc tế tháng Ba, vụ này đã trở thành tin đi đầu trên thế giới. Thực tế đây không phải là vụ riêng lẻ mà nằm trong một loạt va chạm trên biển giữa Mỹ và Trung Quốc tại Biển Đông.

Làm sao giải thích sự mạnh bạo hơn của Trung Quốc? Theo tôi, có hai lý do chính.

Đầu tiên, như báo cáo hàng năm mới nhất của Lầu Năm Góc về quân đội Trung Quốc dự báo, hiện đại hóa của quân Trung Quốc đã giúp nước này có vị thế tốt hơn nhiều trong vùng, và vì lẽ đó đẻ ra sự tự tin hung hăng hơn trong vấn đề bảo vệ đòi hỏi chủ quyền đại dương.

Thứ hai, có thể Bắc Kinh đang muốn thử thách chính quyền Obama, các vụ khiêu khích là để đánh giá “độ rắn” của tổng thống Mỹ. Có thể quá sớm để nhìn thấy mô típ, nhưng vụ tàu USNS Impeccable incident có nhiều điểm tương tự với va chạm máy bay do thám EP-3 tháng Bảy 2001. Cả hai xảy ra bên ngoài căn cứ tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc ở Hải Nam, và đều diễn ra trong những tháng đầu tiên của tân chính phủ Mỹ.

Phản ứng của Obama

Chính phủ Obama chứng tỏ vừa cứng lại cũng thận trọng trong đối phó với Trung Quốc. Sau vụ tàu USNS Impeccable, Mỹ nhanh chóng đưa tàu chiến ra hộ tống các tàu khảo sát ở Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại hai quân đội để ngăn sự tái diễn thường xuyên.

Từ đó đến nay, trước sự bực bội của những thành phần diều hâu trong quân đội Trung Quốc, Mỹ vẫn tiếp tục hoạt động khảo sát cả trên biển và trên không, bên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Trung Quốc. Như vậy, sự áp dụng nguyên tắc chủ quyền quốc gia của Trung Quốc mâu thuẫn trực tiếp với sự bảo vệ tự do đi lại của Mỹ.

Bỏ qua những mắc míu pháp lý, thực tế là Trung Quốc trong lịch sử đã xem Biển Đông không khác gì “một cái hồ của Trung Quốc”, và nay có khả năng quân sự - ngoại giao để tiến tới thực hiện chiến lược địa chính trị một cách tự tin hơn.

Hoa Kỳ, nước đã dần dà giảm lực lượng hải quân trong vùng, và trong mắt các chiến lược gia Trung Quốc là có vẻ thể hiện dấu hiệu “quá tải của đế quốc” tại Iraq và Afghanistan, không khơi gợi sự kính nể như đã từng.

Nhưng điều này có thể sắp thay đổi. Sự triệt thoái khỏi Iraq và tập trung cho Afghanistan khiến Mỹ có thể tập trung hơn cho các điểm nóng quốc tế.

Cuộc điều trần mới đây trước Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Mỹ cho thấy tranh chấp Biển Đông đã trở thành vấn đề lớn cho chính quyền Obama. Tại đó, các viên chức bộ ngoại giao và quốc phòng liên tục nêu bật đe dọa mà sự cứng rắn quân sự của Trung Quốc đem đến cho ổn định vùng. Tất cả có vẻ đều ủng hộ chính sách “cây gậy và củ cà rốt” hiệu quả hơn.

Cây gậy, là vì Hoa Kỳ rõ ràng thể hiện họ sẽ không dung thứ cho sự quấy rối tàu của nước này bên trong Vùng EEZ của Trung Quốc. Cà rốt, là vì chính quyền Obama muốn tái thiết lập đối thoại với Trung Quốc, cũng như phục hồi đối thoại quân đội song phương mà đã bị tạm ngừng năm 2008.

Trong phiên điều trần ở Washington DC, các viên chức Mỹ tái khẳng định sự trung lập trong tranh chấp Biển Đông, nhưng cũng không thừa nhận nền tảng pháp lý mà Trung Quốc đặt ra cho tuyên bố chủ quyền ở vùng biển Việt Nam và Philippines. Hai nước này (Việt Nam, Philippines) công khai nhắc tới nhau như bạn bè và đối tác chiến lược trong vùng, một chuyện mà với Việt Nam là điều mới mẻ.

Thế cân bằng nhạy cảm

Hoa Kỳ đối diện thách thức vừa phải xoa dịu sự bất an của các nước châu Á mà cũng phải duy trì quan điểm trung lập trong tranh chấp chủ quyền Biển Đông.

Cho tới nay, chiến lược của Trung Quốc là đối phó với từng nước một ở Đông Nam Á, với hy vọng làm các nước khuất phục. Washington cần tăng nỗ lực làm cân bằng sân chơi ngoại giao bằng cách buộc Bắc Kinh ngồi xuống với cả khối Asean để tìm sự đồng thuận. Thật không may, tranh cãi lâu dài giữa Việt Nam, Philippines và Malaysia khiến đồng thuận trong tương lai gần có vẻ khó thành hình.

Ta có thể tưởng tượng trong những năm sau này, các viên chức ngoại giao Mỹ sẽ kín đáo thúc đẩy việc dàn xếp tranh chấp giữa các nước trong Asean, hy vọng là làm như vậy sẽ đưa các nước thành viên đến với một giải pháp chung. Lý tưởng nhất, giải pháp ấy cần xây dựng trên Tuyên bố Hành xử Biển Đông của Asean năm 2002.

Chính sách của Mỹ với Biển Đông sẽ tiếp tục là hành động cân bằng tế nhị, giữa biểu đạt cứng cỏi công khai và những nỗ lực ngầm nhằm tái lập đối thoại, giữa tuyên bố trung lập và những nỗ lực củng cố đoàn kết Đông Nam Á trước sự bành trướng của Trung Quốc.

Với người ngoài, chính sách ấy có vẻ rối rắm phức tạp, nhưng có một điều đã được làm rõ: nếu Trung Quốc đã hy vọng gây bất ổn cho chính quyền Mỹ bằng những hành động nắn gân, thì họ đã thất bại.

Ít nhất vào lúc này, Biển Đông chưa chứng tỏ dấu hiệu trở thành ao hồ của Trung Quốc.

Iskander Rehman  có bằng thạc sĩ Chính trị học ở Viện Chính trị học tại Paris, hiện là nghiên cứu sinh tiến sĩ ở CERI (Centre d'Etudes et de Recherches Internationales) tại Paris. Ông hiện làm luận án về Chiến lược Biển của Ấn Độ. Bài viết này thể hiện quan điểm riêng của tác giả.




Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T8 02, 2009 12:03 pm
Viết bởi TamTokyo
Chiến hạm của mình đây .



Re:Câu chuyện biển Đông  

Đã gửi: Chủ nhật T8 02, 2009 12:07 pm
Viết bởi TamTokyo
Thấy Các Cụ làm ngoại giao hay chưa ?
Trung Quốc tức ói....

Ngư dân Việt Nam được đánh bắt tại ngư trường của Indonesia
Cập nhật lúc 01:35, Thứ Bảy, 01/08/2009 (GMT+7)
,
- Tàu thuyền từ 100-600 tấn của ngư dân Việt Nam sẽ được đánh bắt tại ngư trường của Indonesia nếu treo cờ và thay đổi màu sơn cho đồng màu với tàu cá của Inđônêsia, đồng thời phải đăng ký với cơ quan quản lý biển của nước này.

Tuyên bố trên vừa được đưa ra tại buổi làm việc giữa Đại sứ quán Indonesia tại Việt Nam, Cục Giám sát nguồn lợi thủy hải sản (Bộ Biển và Nghề cá Indonesia) và Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Bộ NN&PTNT Việt Nam) về chương trình hợp tác biển và nghề cá giữa hai nước, diễn ra hôm nay (31/7), tại TP.HCM.

Đây là ý tưởng của Cục Giám sát nguồn lợi thủy hải sản (Bộ Biển và Nghề cá Indonesia). Theo đó, cơ quan này muốn có sự hợp tác liên doanh giữa các doanh nghiệp thủy hải sản Việt Nam với các doanh nghiệp trong ngành khai thác đánh bắt thủy hải sản của Indonesia.

Indonesia còn cho phép các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng nhà máy chế biến thủy hải sản tại nước này và sẽ được hưởng nhiều ưu đãi về thuế quan… Phía Indonesia cũng ngỏ ý muốn thành lập một hiệp hội doanh nghiệp ngành đánh bắt, chế biến thủy hải sản giữa hai nước.

Theo ông Chu Tiến Vĩnh, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, với sự hợp tác này, ngư dận Việt Nam có thế đánh bắt ở những ngư trường có sản lượng lớn mà Indonesia đang quản lý.

Bởi, Indonesia có chế độ bảo vệ nguồn lợi thủy hải sản và luật bảo vệ biển rất nghiêm ngặt, đồng thời sẽ hạn chế tình trạng ngư dân hai bên khai thác trái phép, ảnh hưởng đến nguồn lợi biển.

Tuy nhiên, vướng mắc trước mắt là nhiều tàu đánh bắt của Việt Nam không đáp ứng yêu cầu của Indonesia. Ngoài ra, phía Indonesia quy định hải sản đánh bắt không được phép chở về Việt Nam, trong khi giá thủy hải sản tại nước này lại rẻ hơn tại Việt Nam, gây thiệt hại cho ngư dân đánh bắt.

Ông Vĩnh cho rằng, phương án tốt nhất là chở cả về Việt Nam chế biến, bán ở thị trường trong nước giá tốt hơn. Thời gian tới, cục sẽ làm việc với các doanh nghiệp trong ngành đánh bắt, chế biến thủy hải sản nhằm xây dựng một đề án hợp tác lâu dài với Indonesia.

Trước đây, Bộ NN&PTNT đã ký văn bản ghi nhớ với Bộ Biển và Nghề cá Indonesia về vấn đề này.

Ca Hảo
Nguồn: Vietnamnet