Bạn đang xem trang 12 / 68 trang

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 8:40 pm
Viết bởi thangpc208
               
   Chợ Viềng năm có một phiên
Em đi trẩy hội chợ Viềng vui Xuân

Chợ Viềng đã đi vào ca dao, thơ ca của vùng đồng quê Vụ Bản. Điều khá độc đáo, dân Vụ Bản thích thú được đi chơi chợ ngày xuân, trong đó có chợ Viềng:



    Mồng một ăn Tết ở nhà
Mồng hai chơi điếm, mồng ba chơi đình
   Mồng bốn chơi chợ Quả Linh
Mồng năm chợ Trình, mồng sáu chợ Gôi
   Nghỉ ngày mồng bảy mà thôi
Đến ngày mồng tám đi chơi chợ Viềng.

Chợ Viềng chính thức mở ngày mồng tám tháng giêng, mở đầu cho mùa sản xuất mới. Xưa kia Tết Nguyên Đán thường kéo dài đến mồng bảy mọi nhà mới làm lễ hạ nêu. Bước sang ngày mồng tám, bắt đầu ngày lao động của một năm mới, mọi người đều đi chợ Viềng để “cầu may” trong sản xuất, làm ăn buôn bán quanh năm. Mặt khác đây cũng là một thú vui của dân Vụ Bản, nhất là thanh niên nam nữ:
    Tháng giêng là tháng giêng xanh
  Hội hè hò hẹn làm thành tháng giêng
    Mỗi giêng chỉ có một Viềng
 Của làng hay chỉ của giêng chúng mình
Để cầu may đầu năm, nhiều người muốn được mua hàng ngay từ những giờ phút đầu tiên của ngày mồng tám nên tối ngày mồng bảy rạng ngày mồng tám rất đông người đã đi chơi chợ Viềng, nhất là dân chúng vùng Thanh Hoá. Họ gọi là đi chợ “âm phủ”, mua hàng vào lúc nửa đêm rạng ngày mồng tám để mong các Mẫu và các vị thần linh phù trợ. Do đó chợ Viềng thực ra đã bắt đều từ đêm mùng bảy Tết. Gần đây, Ban tổ chức Hội cho tổ chức chợ Viềng từ ngày mồng bảy, nhưng hội vẫn chỉ đông nhất vào ngày mồng tám mà thôi.
Chợ Viềng mỗi năm chỉ có một phiên, mang tính chất “hội chợ” truyền thống, đậm đà tính chất vui xuân mang sắc thái văn hoá dân gian, nhưng cũng mang sắc thái tín ngưỡng dân gian của dân cư nông nghiệp ở đồng bằng Bắc bộ. Do đó chợ Viềng có ý nghĩa như chợ thần tiên trên trời nên chữ nôm tên chợ Viềng viết chữ Thiên trên, chữ Thượng dưới. Chợ Viềng có từ bao giờ? Điều đó chưa ai khẳng định, nhưng theo các cụ phụ lão, chợ Viềng trước đây chỉ diễn ra ở khoảng đất trống trước cổng đình ông Khổng đến cửa Phủ Giày Tiên Hương mà thôi. Tương truyền có gắn liền với việc thờ ông Khổng Lồ Nguyễn Minh Không, ông tổ đúc đồng, nên trước đình ông Khổng thường bày đồ đồng, đồ sắt để bán. Đồng thời cũng phát triển mạnh các giống cây trồng vào dịp mùa xuân được bày bán la liệt tại chợ. Chợ Viềng họp đông vui tấp nập trước cửa phủ Tiên Hương nên cũng còn hay gọi là chợ Phủ hay chợ Viềng Phủ. Chợ chia thành khu vực bán các sản phẩm. Đây thực sự là một hội chợ phong phú của một miền quê nông nghiệp giàu sản vật, một loại hội chợ “đấu xảo” sinh động ngoài trời trưng bày, giới thiệu, trao đổi những sản phẩm nông nghiệp do bàn tay nông dân làm ra, cũng như những sản phẩm thủ công tinh xảo, từ đồ dùng sinh hoạt đến công cụ lao động bằng đồng bằng sắt, từ đồ tế lễ thờ tự đến đồ trang trí, trang sức, mỹ nghệ đồ chơi cho trẻ nhỏ v.v…



    Trước cửa đình ông Khổng đồ đồng Tống Xá nổi tiếng của đất Ý Yên bày cạnh các đồ đồng cổ xưa. Khách tha hồ ngắm chọn đỉnh, lư, trầm, lộc bình, cây nến, bình hương, con hạc, cồng chiêng, mâm, thau, nồi đồng… Bên cạnh là một dãy hàng sắt đầy ắp cào, cuốc, dao, kéo của làng rèn Bảo Ngũ (Quang Trung) xen lẫn lưỡi cày Tống Xá nổi tiếng sắc bền, gần đây lại thêm các đồ gia dụng bằng sắt, tôn, nhôm, v.v.. sáng cả một góc chợ.



    Tiếp đến là dãy đồ mộc, đồ mây tre đủ loại. Đồ mộc La Xuyên từ ỷ ngai , mâm bồng, cây nến, đồ thờ tự đến giường tủ , bàn ghế đủ kiểu. Đồ sơn mài ngai, ỷ, khám thờ, tứ bình cho đến cơi trầu, giỏ ấm v.v… của làng Hổ Sơn, Cát Đằng bày la liệt. Đồ tre Từ Vinh (Ý Yên) với đủ loại sạp, giường, chõng, bàn ghế bằng tre hun vừa đẹp, vừa chắc lại vừa rẻ tiền bày bên cạnh hàng lồng bàn, đòn gánh Thanh Hoá, rổ giá nong nia làng Hồ Sen chiếm gần góc chợ.



    Sặc sỡ nhất thu hút nhiều khách hàng nhất là bãi đất và sân phủ bày cây giống hoa quả, từ cây cảnh, hoa chậu đến cành cây chiết, gốc cây ghép, nhiều nhất là cây tùng cây bách, phong lan, linh tiêu, thuỷ tiên, đỗ quyên, hải đường, rồi đến các loại cây ăn quả như cam, chanh, hồng, táo, cau dừa, các giống hoa quý hiếm.



    Thanh niên nam nữ và nhất là trẻ nhỏ quây quần bên các quầy bán đồ trang sức vòng cổ, vòng tay bằng bạc, các chuỗi hạt thuỷ tinh, hoa tai, nụ gấm, xà tích, ống vôi… Các cháu nhỏ thích sà vào các hàng bán các giỏ đan nan xanh đỏ để bỏ hoa quả, những chiếc cũi lợn đan bằng nan trong đó nhốt chú lợn bằng bột bánh nướng vàng ươm. Các cháu đòi bà, đòi mẹ mua cho bằng được. Lại còn hàng bày la liệt dưới đất các con tò he bằng đất ngậm kèn, đưa lên miệng thôi “toe toe”, rồi đến tượng ông phỗng, lợn đất sau lưng có rạch khía để bỏ tiền tiết kiệm, ai trông thấy cũng thích.

Chợ Viềng có một quang cảnh độc đáo nữa là một dãy quán bán thịt bê thui, một đặc sản khó quên của chợ Viềng. Các cụ già lâu ngày gặp nhau, cũng như khách hàng tỉnh quần áo sang trọng đều kéo vào quán nhắm tái bê chấm tương gừng vừa thơm vừa ngọt, đưa cay với rượi làng Hầu nổi tiếng của đất Vụ Bản. Mọi người chuyện trò râm ran, khi ra về không quên mua thêm một miếng thịt bê thui treo lủng lẳng trên đòn gánh sứ Thanh cong cong bền dẻo, đem về làm quà cho cả nhà. Bánh dầy Gôi, xôi nén làng Báng cũng được bán khắp nơi, làm quà lót dạ cho khách trẩy hội. Một sản vật quý nữa của chợ Viềng là nhiều hàng bán mía “đường trèo”, loại mía vỏ vàng xanh, cây cao, cứng mà lại ngọt. Khách trẩy hội thường mua để chống khi lên các đền phủ trên núi cao dốc cho đỡ mệt và khi khát thì ăn mía. Loại mía này thường được đem ở sứ Thanh ra. Còn tại sao gọi là mía “đường trèo” thì ít người biết, có người gọi lện là mía “phường chèo”. Nhưng hầu như ai trẩy hội cũng mua mía “đường trèo” về làm quà.



    Chợ Viềng đông vui tấp nập suốt cả ngày. Người dân náo mức đi chơi chợ Viềng, dạo xem phong cảnh, mang theo tâm thức trở về với thiên nhiên, với các Mẫu các mẹ của núi non, của trời mây non nước, của đất đai màu mỡ, người tứ xứ trẩy hội chợ Viềng không phải chỉ mua vật dùng, cây giống mà họ muốn cầu xin được các Thánh Mẫu của mọi miền vũ trụ phù trợ cho họ khoẻ mạnh, hạnh phúc, họ mua họ bán đều để cầu được may mắn trong cuộc sống. Trai gái thanh lịch thích hội hè để giao lưu tình cảm nhất là trong dịp đầu xuân. Họ mong sao:
     Giá năm có mấy tháng giêng

 Mỗi giêng năm bảy lần Viềng em ơi!







Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 8:46 pm
Viết bởi lamdaicop
thấy anh em post bài hăng quá,cho góp vui bài thơ của Tố Hữu.bài này Tố Hữu sáng tác năm 1961,nói về Mẹ Tơm ( chỉ Thanh Hóa mới có thôi sao ý).Mọi người ở tỉnh khác cũng nên đọc qua cái nhỉ,biết thêm về 1 nét đẹp xứ Thanh.

MẸ TƠM
Thơ:Tố hữu

Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa, nắng dài bãi cát
Gió lộng xôn xao, sóng biển đu đưa
Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát...

Mười chín năm rồi. Hôm nay lại bước
Đoạn đường xưa, cát bỏng lưng đồi.
Ôi có phải sóng bồi thêm bãi trước
Hay biển đau xưa rút nước xa rồi ?

Hòn Nẹt ta ơi! Mảng về chưa đó
Có nhiều không con nục con thu ?
Chào những buồm nâu thuyền câu Diêm Phố!
Nhớ nhau chăng, hỗi Hanh Cát, Hanh Cù ?

Tôi lại về đây, hỡi các anh
Hỡi rừng sa mộc, khóm dừa xanh
Hỡi đồi cát trắng rung rinh nắng
Hỡi những vườn dưa đỏ ngọt lành!

Như đứa con đi, biệt xóm làng
Nửa đời bỗng nhớ bóng quê hương
Nhớ lều rơm ướt sương khuya sớm
Bãi vắng đìu hiu lạc dấu đường...

Con đã về đây, ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gông, chấp súng gươm

Nhà ai mới nhỉ, tường vôi trắng
Thơm nức mùi tôm nặng mấy nong
Ngồn ngộn sân phơi khoai dát nắng
Giếng vườn ai vậy, nước khơi trong ?

Ngơ ngác trông quanh, lạ mấy lần
Hỏi thăm cô gái má bồ quân
Mái đầu tóc xõa xanh bên giếng
- Vâng đúng nhà em, bác nghỉ chân

- Ô kìa, cô bé nói hay sao!
Nhà của tôi, ai lại hỏi chào
Như thể khách đường xa gác lại
Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào?
Nhiều đấy ư em, mấy tuổi rồi?
- Hai mươi
- Ờ nhỉ, tháng năm trôi
Sóng bồi thêm bãi, thuyền thêm bến
Gió lộng đường khơi, rộng đất trời!
- Ông mất năm nao, ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao
Bà "về" năm đói, làng treo lưới
Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...

Bâng khuâng chuyện cũ: Một chiều thu
Mười chín năm xưa, mấy bạn tù
Vượt ngục, băng rừng, tìm mối Đảng
Duyên may, dây nối, đất Hanh Cù.

Đầu thôn, cồn vắng, túp lều rơm;
Tổ ấm chim về. Có mẹ Tơm
Hai đứa trai ngày đi cúp dạo
Nồi khoai sớm tối lót thay cơm.

Thương người cộng sản, căm Tây - Nhật
Buồng Mẹ - buồng tim - giấu chúng con
Đêm đêm chó sủa... Làng bên động ?
Bóng Mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn...

Chợ xa, Mẹ gánh mớ rau xanh
Thêm bó truyền đơn gọi đấu tranh
Bãi cát vàng thau in bóng Mẹ
Chiều về... Hòn Nẹ... Biển reo quanh...

Sóng hãy gầm lên, gió thét lên!
Triều dâng. Chèo mạnh, thuyền ơi thuyền!
Vui chăng, hỡi Mẹ, đời vui đó:
Cờ đỏ ta lay động mọi miền!

Nhưng một đêm mưa, ướt bãi cồn
Lính về, lính trói cả hai con
Máu con đỏ cát đường thôn lạnh
Bóng mẹ ngồi trông, vọng nước non!

Ôi bóng người xưa, đã khuất rồi
Tròn đôi nắm đất trắng chân đồi.
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời!

Đốt nén hương thơm, mát dạ Người
Hãy về vui chút mẹ Tơm ơi!
Nắng tươi xóm ngói, tường vôi mới
Phấp phới buồm dong, nắng biển khơi...

(7-1961)



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 8:48 pm
Viết bởi tieu-ho
  Hé hé. Từ lâu đã nghe danh Victor nổi tiếng cao to, đẹp dai, văn thơ như rồng bay phượng múa, nay lai được biết thêm khả năng lái máy bay xung kích. bái phục, bái phục.
  Hi vọng Victor cùng các chiến sĩ NĐ xả thân chiến đấu....
  Mục tiêu đầu tiên sẽ là cái "thuyền đánh cá" có trang bị vũ khí của Đà Nẵng.[bounce][bounce][bounce]

[bm][bm][bm][bm]
[greenchainsaw][greenchainsaw][greenchainsaw]
[rocketwhore][rocketwhore][rocketwhore][rocketwhore][rocketwhore]

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 8:57 pm
Viết bởi Portraitpainter
  "Hồi 1:"
Hải tặc Thanh Hoá âm thầm vạch mưu đục thủng tàu Đà Nẵng
Đội bay Nam Định bắn pháo hoa bị dính chưởng súng cối Thái Bình.

Kết quả cuộc chiến ra sao, mời các bạn đọc thêm chi tiết trên các báo số ra ngày hôm nay.

Mouse's results, 20:53 14/11/2007

Đà Nẵng:  (30.10%) <<< Thanh Hóa:  (33.3%)
Hải Dương:  (4.8%)
Nam Định:  (9.5%) <<< Thái Bình:  (11.9%)
Khu vực Miền Nam:  (4.8%)
Khu vực Miền Bắc:  (2.4%)
Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên:  (2.4%)

Bỏ phiếu: 42


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 8:57 pm
Viết bởi shinobi
HUẾ -THÀNH PHỐ FESTIVAL

 Từ sự kiện văn hoá Việt Pháp do thành phố Huế phối hợp với tổ chức CODEV tổ chức năm 1992,ý tưởng về một Festival với một chuỗi những hoạt động văn hoá ,lễ hội thật ấn tượng đặc sắc gắn kết với nhau đã thực hiện đúng vào năm chuẩn bị mở đầu thiên niên kỷ mới .Thành công của Festival Huế 2000đã tạo tiền đề cho những thành công tiếp theo của các kỳ Festival Huế 2002,2004 và 2006,từng bước khẳng định thương hiệu Festival Huế,khẳng định năng lực tổ chức hoạt động văn hoá,lễ hội mang tầm khu vực và quốc tế ,tạo tiền đề xây dựng Huế trở thành thành phố Festival của Việt Nam [grin][grin][bounce][bounce][bounce][bounce]
 Một số hình ảnh về các kỳ lễ hội Festival
  lễ khai mạc

lễ hội áo dài


cầu Tràng Tiền  超奇麗!!!






Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 9:07 pm
Viết bởi Youtome
  Chà,chà... Không khí bắt đầu nóng, Youtome cũng cảm thấy nóng lắm rồi đấy, muốn nhảy vào tham chiến lắm mà ko được. Mới có 1 chút ý kiến cá nhân mà đã bị thằng 7love nó chỉ trích
   ....Ức chế !!![frown][frown][frown]
  Quả ko hổ danh là "trai Nam gái Hải", sau 1 thời gian dài tịt ngòi, phi đoàn của NĐịnh đã cất cánh, và đang ko ngừng thả bom công kích đội bạn!
 Hãy chờ xem thuyền đánh cá của ĐNẵng, và các pháo đài của các đội khác sẽ làm gì để đáp lại ???

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 9:34 pm
Viết bởi anhsiu
  LÍNH BẮN TỈA : ANHSIU  do mấy ngày vừa rồi đi họp tại fifa về việc mấy ông đề nghị " ĐÊM CHUNG KẾT CÚP C1 NĂM SAU muợn sân CHI LĂNG ĐÀ NẴNG TỔ CHỨC "
nên tham chiến trận , xin thuyền trưởng stephen tha thứ . Thôi thì cũng mới đi họp về mệt mõi nên sẵn tiện nói luôn chút ít về thể dục thể thao tại đất ĐÀ THÀNH . XIN PHÉP THUYỀN TRƯỞNG  CHO THUYỀN VAO VÀO ĐẤT LIỀN 1 CHÚT để ta có thể đi qua sân vận động CHI LĂNG ,  trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia 3 và bể bơi đa năng tiêu chuẩn quốc tế để giới thiệu mọi người cùng thưởng thức .
  NÓI về thể thao đà nẵng người ta ko thể ko nhắc đến 1 M.U của Việt Nam , với đội hình đồng đều các tuyến , 1 sân vận dộng tuyêtj vời và đặc biệt là 1 luợng cuồng nhiệt với bóng đá .
hình như là anh áo trắng là Nam định thì phải

tráng lệ


ngoài ra còn có những môn thế mạnh khác như :
 tenis

 đua xe

 đua thuyền

 karate

  CÓ THỂ NĂM 2012 OLIMPIC SẼ LÀ : OLIMPIC ĐÃ NẴNG 2012 . CÁC BẠN HÃY CHỜ XEM .
 @ NAM ĐỊNH THANH HOÁ : chúng tôi là chiến thuyền hoà bình , giống như hồng quân liên xô ngày xưa vậy đó , các bạn cứ ném bom hoài có ý gì đây , có phải muốn phá vỡ hoà bình thế giới ko , hãy cho 1 lời tuyên chiến .


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 9:42 pm
Viết bởi assukiioh
 Mời anh đến chơi quê em sông Hương , Thôn Vĩ...Ngọt ngào chưa???
[grin]
này là em gái Huế trong tà áo tím
     Áo em áo Huế tím cà
  Anh đi bao nắng vẫn đà không phai



  Còn đây nữ sinh Đồng Khánh nhé![wink]
 
     Áo em trắng quá nhìn không ra
                 (Hàn Mặc Tử)


còn em trông thật nỏn nà...
 có anh mô cùng em đi trên những nhịp cầu dài...


Còn đây Thiên Mụ có hình người xa



em nói thiệt mấy anh không tin, nhà em rộng cửa anh qua nhớ ghé vào

 welcome[grin][grin][grin]

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 9:54 pm
Viết bởi vodanhkhach
Xin giới thiệu với mọi người một nét đẹp của xứ Thanh mà ngay cả những người con của xứ Thanh có lẽ cũng ít người biết đến. (Tại nhiều quá mà!)[lol]

Hang Con Moong - tiềm năng du lịch của xứ Thanh

Hang Con Moong - một di chỉ khảo cổ học nằm trên địa bàn bản Thành Trung, xã Thành Yên, huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) từ lâu đã trở thành một địa chỉ quen thuộc, nổi tiếng trong giới khảo cổ học Việt Nam và thế giới. Trong sâu thẳm, trầm tích của Hang Con Moong, những vết dấu của người tiền sử vẫn còn hiện hữu nguyên vẹn.

Hang Con Moong nằm trong vùng đệm của Vườn quốc gia Cúc Phương, có độ dài khoảng 40m, thông hai đầu, trần hang có chỗ cao 10m. Theo các tài liệu khảo cổ học, hang này được phát hiện vào năm 1975 và được khai quật hầu như toàn bộ trong năm 1976. Tầng văn hóa trong hang rất dày (khoảng từ 3 đến 3,2m), chứa đựng vết tích văn hóa của nhiều thời đại, từ đá cũ qua đá mới. Kết quả phân tích bằng phương pháp Carbon (C14) trên 10 mẫu của Viện Khảo cổ học Việt Nam đã khẳng định niên đại của lớp sớm nhất là cách đây khoảng 15.000 năm, lớp giữa là khoảng 10.000 năm, lớp trên là khoảng 7.000 năm. Giá trị nổi bật nhất của hang Con Moong là lần đầu tiên phát hiện ra địa tầng có dấu vết của quá trình phát triển liên tục của con người thời tiền sử từ đá cũ đến đá mới, từ săn bắn hái lượm đến trồng trọt.



Những di tích liên quan như động người Xưa, hang Đắng, mái đá Mộc Long, hang Lai... quanh khu vực cùng với hang Con Moong tạo thành quần thể di tích cho thấy một cộng đồng dân cư cư trú trong một thung lũng rộng lớn, có sự thay đổi về dân số, vị trí cư trú và phương thức sản xuất. Chính các cư dân ở đây đã góp phần tạo dựng nên văn hóa Đa Bút (huyện Vĩnh Lộc)- là văn hóa của cư dân đầu tiên chiếm lĩnh đồng bằng ven biển Bắc Bộ ở Thanh Hóa.


Có thể nói, hang Con Moong đặt trong quần thể của Vườn quốc gia Cúc Phương, với những "thiên thời, địa lợi", cùng với thế mạnh còn nguyên vẹn, hoang sơ và kỳ bí là một trong những điều kiện thuận lợi để UNESCO xem xét, công nhận trở thành di sản thế giới. Bên cạnh đó, cuộc sống của cư dân bản địa (dân tộc Mường), với những nét đẹp văn hóa truyền thống trong sinh hoạt, giao tiếp sẽ là một trong những "điểm nhấn" để thu hút khách du lịch đến với nơi đây.



Nằm trong vùng đệm của một khu vườn quốc gia nổi tiếng, được bảo vệ nghiêm ngặt, Hang Con Moong còn giữ được nét hoang sơ, với hệ thống động, thực vật khá phong phú. Trong hang còn hằn rõ dấu tích của người tiền sử, các vết tích của những đợt khai quật. Toàn bộ hệ thống rừng nguyên sinh quanh khu vực hang hầu như còn giữ được nguyên vẹn, với nhiều loài cây gỗ quý, có đường kính lớn. Đặc biệt, tại đây còn khá nhiều động vật hoang dã như: khỉ, gấu, hoẵng, nai rừng...



Để đến với Hang Con Moong, du khách có thể đi bằng nhiều tuyến đường khác nhau. Chẳng hạn, những người yêu thích khám phá rừng Quốc gia Cúc Phương thì có thể băng qua đường rừng này (theo sự hướng dẫn của các tuor du lịch từ tỉnh Ninh Bình) để vào hang. Nếu đi đường bộ, du khách xuất phát từ TP.Thanh Hóa lên thị trấn Kim Tân (huyện Thạch Thành) theo quốc lộ 1A, 217, rồi tiếp tục vào xã Thành Yên để đến với hang này. Còn nếu du khách từ Hà Nội vào, hoặc từ các tỉnh phía Nam ra trên đường Hồ Chí Minh thì đến đoạn qua xã Thạch Quảng, (Thạch Thành) sẽ có đường vào hang. Tuyến đường này dài khoảng hơn 10 km, đã được rải đá cấp phối (theo dự án làm đường giao thông nông thôn), tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến với Hang Con Moong bằng xe máy, hoặc ô tô. Được biết, hiện nay ngành du lịch Thanh Hóa đã có các tour du lịch đến với Suối cá thần Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy), một số thác nước ở huyện Thạch Thành... Thiết nghĩ, trong tương lai gần, ngành du lịch tỉnh nhà cần sớm đưa Hang Con Moong vào danh sách các tour du lịch sinh thái, lịch sử trong tỉnh, để thu hút du khách đến tìm hiểu, khám phá một di chỉ khảo cổ học nổi tiếng của xứ Thanh.



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 10:08 pm
Viết bởi Youtome
   Vậy là "đàn chuột" đã trải qua 1 ngày chạy việt dã. Kết quả ban đầu như sau:
   

  "Thuyền đánh cá" đã phần nào tạo được cách biệt, nhưng cuộc chiến vẫn còn dài, hứa hẹn nhiều cuộc rượt đuổi ngoạn mục...[dark2][dark2][dark2]