0h35 phút ngày 2 tháng 5 Post bài chủ nghĩa yêu nước qua các giai đoạn lich sử.
Cám ơn Thông đã gửi lên mạng bài viết về lớp học.
Em/ Hưng sẽ tiếp tục up lên trang chủ chùm bài viết về chủ nghĩa yêu nước. Tuần tới sẽ là phần tiếp theo của bài viết tuần này. Cụ thể là lòng yêu nước thể hiện trong thơ văn trong các cuộc chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Tuần sau nữa là giai đoạn tiếp theo. Chùm bài viết này sẽ được em hoàn thành trong khoảng một tháng, và sẽ từ từ gửi lên trang chủ.
@Hưng さん:Ặc ặc, bài viết của em có nhiều lỗi chính tả quá. Tạm thời anh cảm thấy không thể để một bài với nhiều lỗi chính tả ở trên trang chủ được nên tạm cất ở đây. Em tự đọc lại và sửa lỗi. Sau đó tự mình đăng lại nhé.
CHỦ NGHĨA YÊU NƯỚC QUA CÁC GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ
Trong lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước,dân tộc ta đã phải rất nhiều lần đấu tranh và chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược tàn bạo để bảo vệ nền độc lập tự chủ của mình. Và văn học không ai khác chính là người bạn đồng hành của lịch sử trong việc phản ánh sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nền độc lập ấy của dân tộc. Cùng với cảm hứng nhân đạo thì cảm hứng yêu nước là một nội dung tiêu biểu, một giá trị quan trọng,được ví như ”sợi chỉ đỏ” xuyên suốt chiều dài lịch sử văn học Việt Nam.I. Giai đoạn thế kỉ 10-15
Giai đoạn này bao gồm các triều đại: Đinh, Ngô, Lý, Tiền Lê, Trần, Hồ, trong đó nhà Lý(1009->1225) và nhà Trần(1225->1400) chiếm đa số thời gian nên người ta quen gọi thời kỳ này là thời kỳ Lý Trần. Đây là thời kỳ nước nhà thoát khỏi nạn Bắc thuộc đen tối, là thời kỳ phục hưng của dân tộc. Văn học giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt: dân tộc ta giành được quyền độc lập tự chủ vào cuối thế kỷ X được đánh dấu bởi sự kiện Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năn 938; nhân dân ta đã lập nhiều kỳ tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược,tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống quân Tống thế kỷ XI và ba lần đánh bại quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. Có thể nói đây là thời kỳ hết sức vang dội để lại niềm tự hào to lớn cho dân tộc và nỗi khiếp sợ nhiều đời cho quân xâm lược. Trạng nguyên Nguyễn Trung Ngạn trong một lần đi sứ đã có bài thơ miêu tả rõ nỗi khiếp sợ này.
“Tòng quân lão thú tăng chinh chiến
Thích huyết Nam chinh các tự sầu”
(Người lính già đã từng chinh chiến lâu năm
Nghe nói đi đánh phương nam ai nấy đều buồn bã)
Sau gần một ngàn năm sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương bắc, chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã mở ra một kỹ nguyên mới cho lịch sử dân tộc: Kỷ nguyên độc lập tự chủ. Nhưng bọn phong kiến phương bắc vẫn không từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, cụ thể là năm 1076 quân Tống đã kéo sang lãnh thổ nước ta nhằm thực hiên mưu đồ cướp nước. Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã chặn đánh chúng từ biên giới, và cuối cùng lập phòng tuyến chống giữ trên sông Như Nguyệt. Cuộc chiến đấu ở đây diễn ra hết sức ác liệt. Và cũng chính tại đây,để động viên tinh thần của tướng sỹ, bài thơ thần của Lý Thường Kiệt đã ra đời:
“Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”
Ngay trong hai câu đầu của bài thơ, Lý Thường Kiệt đã khẳng định sự tồn tại của nước ta với tư cách là một quốc gia độc lập có chủ quyền. Khi nói đến nước Nam, tác giả nói ngay đến vua nước Nam:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư.
Lúc bấy giờ nhà Tống kế thừa các vương triều trước đó quan điểm kì thị Hoa Di hết sức phản động: trời không có hai mặt trời, thiên hạ không có hai hoàng đế, chỉ có thủ lĩnh của đất Hoa Hạ mới có quyền xưng là hoàng đế còn tất cả các dân tộc khác ngoài đất Hoa Hạ đều là man di. Vì vậy lý Thường Kiệt nêu lên hai chữ “Nam đế” để gọi vua nhà Lý chính là muốn đối lập với Bắc đế tức là vua nhà Tống. Nếu Bắc quốc có Bắc đế thì Nam quốc có Nam đế. Vua nhà Tống và vua nhà Lý mỗi đằng làm đế một phương, không ai hơn ai, không ai có quyền xâm phạm đến ai. Nêu cao Nam đế chính là nhằm đập tan tư tưởng kì thị phản đổng Hoa Di. Đồng thời làm như vậy cũng nhằm khẳng đình niềm tự hào trong binh sĩ nhà Lý, quét sạch tư tưởng tự ti nếu như nó còn rơi rớt trong một số người nào đó.
Với tinh thần dân tộc mạnh mẽ, với khí thế hào hùng Ly Thường Kiệt lại vạch rõ tính chất phi lý, phi nghĩa trong hành động xâm lược của vua nhà Tống cũng như biểu lộ niềm tin tưởng tuyệt đối vào chiến thắng của dân tộc:
“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Niềm tin tưởng này trước hết thể hiện nhiệt tình yêu nước. Nhưng ở đây không chỉ có nhiệt tình yêu nước mà thôi. Niềm tin tưởng này có cơ sở vững chắc ở thực tiễn chiến đấu lật đổ ách thông trị ngoại xâm của thời Ngô Quyền và nhiều thế hệ trước đó, ở thực tiễn chiến đấu bảo vệ nước Đại Việt từ đời Đinh đến đời Lý. Đến Lý Thường Kiệt thì kinh nghiệm lịch sử cho phép kết luận rằng: từ nay kẻ nào xâm lược nước Đại Việt thì sớm muộn sẽ bị thất bại thảm hại. Thế nên khi tuyên bố rằng: “nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”, Lý Thường Kiệt không phải chỉ biểu lộ một ý nguyện. Hơn thế ông đã khẳng định một chân lý lịch sử, chân lý ấy là: dân tộc ta đã trưởng thành, nước Đại Việt quyết tâm bảo vệ nền độc lập của mình và có đủ sức mạnh đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Chân lý mà Lý Thường kiệt nêu cao cách đây hơn 900 năm đã được lịch sử từ đó cho đến tận ngày nay chứng minh một cách hùng hồn. Chính cũng nói lên được chân lý lịch sử vĩ đại ấy mà chỉ với bốn câu thơ Lý Thường Kiệt đã viết thêm một trang rạng rỡ trong lịch sử văn học dân tộc. Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc nói chung, chủ nghĩa yêu nước nói riêng khai sinh trong văn học đời Lý sẽ được các tác giả đời Trần phát huy lên một cách rực rỡ với hào khí Đông A nổi tiếng sau này.
(Còn nữa )