Bạn đang xem trang 11 / 68 trang

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 7:13 pm
Viết bởi Victor
một vài danh lam thắng cảnh nổi tiếng của mảnh đất thành Nam quê của rất nhiều danh nhân trong đó có 1 trong 10 vị tướng tài ba nhất thế giới Trần Hưng Đạo










Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 7:29 pm
Viết bởi thangpc208
   Từ cái tên Tức Mặc - Thiên Trường - Vị Hoàng đến cái tên Nam Định, đô thị cổ xưa này đã qua mấy triều vua: Nhà Trần, nhà Lê, đến Quang Trung - Tây Sơn rồi nhà Nguyễn. Qua những chặng đường lịch sử quanh co, lên xuống từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19, thành phố cổ Nam Định phát triển khi nhanh, khi chậm.

    Con sông Vĩnh Giang không chỉ nối sông Hồng với "Quí hương" Tức Mặc mà còn nối Tức Mặc với căn cứ chống Nguyên - Mông nổi tiếng là Trường Yên và ra cửa Đại An, đi vào miền Trung hay ra Hồng, Quảng. Đây là con đường thuỷ quan trọng về kinh tế và là con đường chiến lược rất quan trọng của nhà Trần. Con sông Vĩnh Giang chảy quanh co cần được nắn lại hay nói đúng hơn phải đào một con kênh mới từ kênh Phù Long, nơi bắt đầu của sông Vĩnh Giang, qua đất Vị Hoàng để rút ngắn đường đổ vào sông An Tiêm, không quanh co qua huyện Vụ Bản, Ý Yên. Sự ra đời của con sông Vị Hoàng vào đời Trần là một bước tiến góp phần vào việc mở rộng giao thông, cần thiết cho chiến lược, chẳng khác gì nhà Trần đào sông Thiên Đức ở Hà Nội, sông Trầm, sông Hào ở Nghệ Tĩnh.

    Theo "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, phần cẩn án, thì từ thời nhà Lý, Triều đình đã coi vùng nam đồng bằng sông Hồng này là một vựa lúa, lập hai hành cung để đôn đốc việc cày cấy (1). Đó là hành cung Lý Nhân (xưa là Lợi Nhân) và hành cung Ứng Phong (nay là Nghĩa Hưng) (2). Hai vựa lúa này trước nộp lương thực về Thăng Long nay đều dồn về phủ Thiên Trường từ khi có quân doanh Vị Hoàng.

    Theo Đại Nam nhất thống chí: Phủ Thiên Trường xưa (phủ hiểu theo phủ, huyện) là Hải Thanh. Trần Thái Tông đổi là Thiên Thanh, Trần Thánh Tông đổi là Thiên Trường.

    Nhà Trần suy vi, rồi bị Hồ Quý Ly cướp ngôi (1400) phủ Thiên Trường có doanh Vị Hoàng không còn là một vương đô nữa. Đến đời Lê (XV - XVIII) có truyền thuyết: "Dường như việc đào sông Vị Hoàng đã chặn mất long mạch nên nhà Trần mất ngôi. Đời Hồng Đức nhà Lê, lộ Thiên Trường được đổi làm thừa tuyên Sơn Nam, một đơn vị hành chính quản 11 phủ, 12 huyện (3). Thủ phủ của Sơn Nam được đóng tại Vân Sàng, tức Ninh Bình lúc đó làm phên dậu che chắn cho quí hương Lam Sơn nhà Lê mà không còn ở Vị Hoàng nữa. Tuy vậy Vị Hoàng vẫn là một trung tâm giao lưu kinh tế quan trọng. Giữa thế kỷ 15, trước khi đổi tên là Sơn Nam, thì vùng Thiên Trường - Vị Hoàng còn được trọn làm nơi tập trận của quân đội vua Lê (4). Năm 1729, khi các tỉnh miền Bắc bị lụt, triều đình phải "cho mở kho thóc Vị Hoàng để phát trẩn, cứu nạn dân" (5). Năm 1740, chúa Trịnh Doanh thường dùng đường sông Vị Hoàng đi dẹp các cuộc nổi dậy (6). Cuối thế kỷ 18, nền kinh tế miền Bắc nước ta đã chuyển biến theo hướng tiền tư bản, hàng hoá giao lưu càng lớn, việc buôn bán ngày càng phồn thịnh. Thủ đô Thăng Long đã có ba mươi sáu phố phường, thì thủ đô Vị Hoàng cũng có phường hội và phát triển nhiều nghề thủ công, mỹ nghệ.

    Khi triều đình Lê - Trịnh đổ nát, thì trấn Vị Hoàng đã là một vị trí quân sự chiến lược quan trọng từ Bắc vào Nam. Đây là kho lương thực và vũ khí rất lớn đảm bảo cho mọi cuộc hành quân đánh vào miền Nam hoặc đánh lên miền Bắc

    Năm 1786, Nguyễn Huệ cất quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, đã chọn Vị Hoàng làm mục tiêu tấn công chiến lược đầu tiên, phái Nguyễn Hữu Chỉnh làm nhiệm vụ tiên phong chỉ huy 400 chiến thuyền ra đánh Vị Hoàng. Sáng sớm ngày 16 tháng 5 năm Bính Ngọ (11-7-1876) đội quân Nguyễn Hữu Chỉnh đã ra tới Vị Hoàng - Quân Trịnh ở đây hoảng sợ vì bị bất ngờ vội vàng bỏ chạy. Quân Nguyễn Hữu Chỉnh vào thẳng Vị Hoàng lấy được hơn 100 vạn hộc lương (hộc = 60 lít) rất nhiều tiền bạc, khí giới, đạn dược. Chỉ trong mấy ngày nhân dân địa phương đã mang xay giã 100 vạn hộc lương ấy chuẩn bị cho đại quân Nguyễn Huệ tiến ra thăng long tiêu diệt nhà Trịnh.

    Đầu thế kỷ XIX, đất nước Việt Nam, sau nhiều năm chia cắt liên miên giữa chúa Trịnh - chúa Nguyễn, giữa ba anh em Tây Sơn đến Cà Mau. nhiều trung tâm kinh tế có đà phát triển mới. Đời Tây Sơn, thừa tuyên Sơn Nam đã đổi, gọi là trấn Sơn Nam. Đến nhà Nguyễn, thủ phủ trấn Sơn Nam đã rời từ Vân Sàng (Ninh Bình) trở về Vị Hoàng. Năm 1804, vua Gia Long cho đắp một toà thành bằng đất "trên địa hạt làng Vị Xuyên và Năng Tĩnh thuộc huyện Mỹ Lộc" (7) năm Minh Mạng thứ 3 trấn Sơn Nam đổi là trấn Nam Định thống lĩnh cả Hưng Yên. Năm Minh Mạng thứ 13(1832) vua Minh Mạng đổi trấn Sơn Nam thành tỉnh Nam Định thống lĩnh hạt Ninh Bình. Sang năm sau (năm Minh Mạng thứ 14 (1833), thành được gia cố lại xây bằng gạch. Từ lúc có thành, mảnh đất Vị Hoàng thay đổi hẳn bộ mặt: trong nội thành có dinh thự các quan lại, có cột cờ, có điện Kính Thiên hay còn gọi là vọng cung, ở ngoại thành, phố phường phát triển. Người Thành Nam tự hào quê hương "có dinh tổng đốc"...


Hồ Vị Xuyên thành phố Nam Định
phần còn lạicủa con sông xưa
   Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, do sông Vị Hoàng chảy xói vào làm cho bờ sông ngày càng lở, mà dòng sông nằm ngay bên trái ngoại thành nên địa phương xin đào một đoạn sông mới để chia sẻ dòng nước. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), nhà vua đã cho đào con sông mới từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá (chỗ nhà máy xay hiện nay) để hợp với dòng sông Vị Hoàng. Con sông này có tên là sông Đào. Tuy chỉ là đoạn sông dài hơn hai ki lô mét nhưng dần dần người ta đã dùng tên này chỉ cả con sông nối giữa sông Hồng và sông Đáy dài 32km. Sông Đào ban đầu vừa nông vừa hẹp lại tách làng hoa Vị Khê khỏi làng Vị Hoàng, Phù Nghĩa vốn xưa cùng là một dải đất liền trồng rau, trồng hoa và cây cảnh phục vụ vương cung Thiên Trường. Ngày nay làng hoa Vị Khê (thuộc xã Nam Điền huyện Nam Ninh) vẫn giữ được truyền thống trồng hoa mà đặc sản là cây quất. Vào dịp tết, quất Vị Khê được chuyển đi khắp nước làm đẹp cho nhiều nhà từ Bắc chí Nam. Nước sông Hồng đổ vào sông Đào tương đối thuận nên lưu lượng và tốc độ vào mùa lũ ngày càng làm cho dòng sông mở rộng. Sông Đào ngày nay càng trở nên thuận lợi, tàu thuyền đi lại dễ dàng, rút ngắn hẳn một đoạn đường so với trước. Đoạn sông Vị đào từ thời Trần dần dần kém tác dụng. Phù sa bồi lấp hoặc nông dân san đất lập vườn xây nhà.

Sông kia nay đã nên đồng

Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai

Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò(8).





(1) Nguyễn Trãi toàn tập - Dư địa chí trang 222 - Nhà XB KHXH in lần thứ 2 năm 1976.

(2) Nguyễn Trãi toàn tập - phần chú thích của Hà Văn Tấn - dư địa chí. Sách đã dẫn trang 584 - 587.  

(3) Việt sử thông giám cương mục tập 11 trang 47.

(4) Việt sử thông giám cương mục tập 11 trang 12.

(5) Như trên, tập 17 trang 9.

(6) Như trên, tập 17 trang 57.

(7) Ngô Giáp Đậu: Nam Định địa dư chí.

Khiếu Năng Tĩnh: Nam Định địa dư chí.

(8) Thơ Tú Xương


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 7:37 pm
Viết bởi windsoft
Nga Sơn - Huyện nằm ở phía đông bắc tỉnh Thanh Hóa
Nhắc đến Nga Sơn thì không thể không nói đến: Dưa hấu Mai An Tiêm, chiếu cói Nga Sơn, động Từ Thức, cửa Thần phù, chiếnkhu Ba Đình, chùa Tiên, gỏi cá nhệch...

Có thể nói ít nơi nào ở Thanh Hóa mà mật độ di tích lại đậm đặc và giá trị của nó lại vượt qua  phạm vi địa phương như ở vùng đông bắc Nga Sơn.

Dưa hấu Mai An Tiêm
Mai An Tiêm là người có công khai phá xây dựng đất Nga Sơn từ buổi bình minh của đất nước, dưa hấu Mai An Tiêm là sản vật rất nổi tiếng ở Nga Sơn.




Chiếu cói
Một sản phẩm nổi tiếng của Thanh Hoá là chiếu cói Nga Sơn. Chiếc chiếu nổi tiếng này đã đi vào ca dao của người Việt Nam:
   Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
   Vải tơ Nam Ðịnh, lụa hàng Hà Ðông





Động từ Thức
Động từ Thức là một cảnh đẹp gắn liền với truyền thuyết Từ Thức gặp Tiên. Các nhũ đá trong động dưới ánh sáng của những ngọn đèn huyền ảo bỗng trở nên sống động như câu chuyện về chàng Từ Thức và nàng giáng Hướng trong hội hoa thủa nào . Nào quả đào tiên, nào khóm mẫu đơn, nào kho thóc, nào mâm xôi tất cả lần lượt hiện ra như đưa du khách vào thế giới của thần tiên huyền ảo.
 Cảnh đẹp nơi đây từ xưa đã là nơi dừng chân của rất nhiều tao nhân mặc khách. Hiện nay Động Từ Thức đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là thắng cảnh độc đáo cấp quốc gia





Cửa Thần Phù
Núi non, sông nước tạo cho nơi đây thắng cảnh hùng vĩ nên thơ. Rẽ sang nhánh sông Hoạt, ta gặp Đọng Lục Vân, chúa Trịnh Sâm đã đến viếng thăm, bút tích còn lưu lại là 4 bài thơ còn ghi trên vách đá. Bia chữ thần trên vách đá cạnh bờ sông Hoạt là bút tích của Trịnh Sâm (khắc năm 1771). Thì dòng sông Hoạt ta còn thấy hình ông Lã Vọng câu cá trên núi. Đi một quãng nữa tới động Bạch ác, một động đẹp có chùa Phật ở trong, xưa kia nhiều vua, chúa đã tới tham quan và để lại nhiều bút tích là các bài thơ được khắc trên vách đá.

Quá Thần Phù hải khẩu (Nguyễn Trãi)
Thần Phù hải khẩu dạ trung qua
Nại thử phong thanh nguyệt bạch hà
Giáp ngạn thiên phong bài ngọc duẩn
Trung lưu nhất thủy tẩu thanh xà
Giang sơn như tạc anh hùng thệ
Thiên địa vô tình sự biến đa
Hồ Việt nhất gia kim hạnh đổ
Tứ minh tòng thử tức kình ba.




Chiến khu Ba Đình
Một di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia ở Việt Nam, chiến khu này gắn liền với khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Tống Duy Tân.
Địa danh Ba Đình này đã vinh dự được Bác Hồ đặt thành tên gọi của quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịch sử.





Gỏi cá nhệch
Gỏi làm bằng thịt cá lát mỏng, trộn thính gạo thơm lừng. Da cá chiên vàng, cuộn cùng gỏi và các loại lá ăn kèm, tạo nên hương vị đặc sắc của vùng Nga Sơn, Thanh Hóa. Thanh Hóa có vùng quê Nga Sơn mới có loài cá nhệch này, bởi chúng chỉ ở nơi có bãi biển phù sa.

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 7:56 pm
Viết bởi Victor

Vải tơ Nam Định

Cám ơn ku đã lăng xê hộ nhé [cool][smile]

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 8:04 pm
Viết bởi thangpc208
                   

Khi các loại kẹo, bánh sữa, sô-cô-la… bày bán tràn ngập trên thị trường, ở vùng Nam Thắng, Nam Hùng, Nam Hồng (Nam Trực) vẫn trồng kê và là nơi vẫn giữ được đặc sản chè kê.




Nguyên liệu làm chè kê bao gồm: 100gam hạt kê, 250 gam đường và 2 ống va-ni (hương liệu). Hạt kê vo sạch và xóc trong nước, để ráo. Cho hạt kê vào xoong, đổ 1 lít nước nấu sôi, khuấy đều đến khi hạt kê nở ra và hơi sánh, đổ đường vào, khuấy đều trên bếp nhỏ lửa khoảng 15 phút, cho va-ni khuấy đều trước khi bắc ra khỏi bếp. Múc chè vào bát, dùng nóng hay để nguội đều có mùi vị thơm ngon đặc biệt. Ai đã thưởng thức chè kê đều nhớ mãi./.



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 8:12 pm
Viết bởi Portraitpainter
Bố cáo bà kon đã mở cửa cho chuột chạy rồi, mại dzô mại dzô !!!![drummer]

Dưới đây là kết quả bấm chuột cho đến 20:11h ngày 14/11/2007.


Bài: "Nét đẹp quê hương" trong tim bạn là ???  

Đà Nẵng:  (38.2%)
Hải Dương:  (5.9%)
Thanh Hóa:  (26.5%)
Nam Định:  (8.8%)
Thái Bình:  (11.8%)
Khu vực Miền Nam:  (2.9%)
Khu vực Miền Bắc:  (2.9%)
Khu vực Miền Trung và Tây Nguyên:  (2.9%)

Bỏ phiếu: 34


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 8:29 pm
Viết bởi Victor
Nam Định đâu chỉ có thắng cảnh đẹp , món ăn ngon con người Nam Định cũng rất thân thiện và mến khách . Và đặc biệt các thiếu nữ thì ... chậc chậc .. quá tuyệt
Nói có sách mách có chứng đây .
Xin giới thiệu Hoa hậu thế giới Việt Nam á  hậu 2 ĐặngMinh Thu là đại diện heeee[tongue]

Top 10 người đẹp nhất:

- Vũ Ngọc Anh - Hà Nội

- Natalia Trần – Nga

- Lê Thị Hoa - Đức

- Ngô Phương Lan - Thụy Sỹ

- Lê Thị Hồng Nhung - Canada

- Terera Sam – Anh

- Phan Như Thảo – Cà Mau

- Võ Thị Lệ Thu – Cần Thơ

- Đặng Minh Thu – Nam Định

- Nguyễn Bình Phương – Mỹ  



Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 8:29 pm
Viết bởi thangpc208
Khu bảo tồn đất ngập nước Xuân Thủy (cách Nam Ðịnh-60km)-điểm Ramsar duy nhất của VN, có tầm quan trọng quốc tế là một bãi bồi rộng lớn nằm ở phía nam của sông Hồng với tổng diện tích đăng ký tham gia công ước Ramsar là 12.000ha, trong đó ngoài diện tích đầm lầy còn có hơn 3.000ha rừng ngập mặn. Ðây là hệ sinh thài cửa sông ven biển rất quan trọng cả về mặt sinh thái (nơi sinh sống của nhiều loài quan trọng là bãi sinh sản của các loài thủy sinh...) và kinh tế xã hội (chắn bão, chắn sóng, cung cấp nguồn lợi thủy hải sản biển và ven bờ...). Xuân Thủy được các nhà điểu học quốc tế thừa nhận là "sân ga của các dòng chim di trú quốc tế" với hơn 200 loài, trong đó gần 100 loài chim di cư và hơn 50 loài chim nước. Tại khu vực này, các nhà khoa học đã xác nhận có đến chín loài chim được ghi trong sách đỏ quốc tế gồm: bồ nông (hai loài), cò thìa (hai loài), mòng bể đầu đen mỏ ngắn, cò trắng Trung Quốc, choi choi mỏ thìa, choắt đầu đốm và choắt chân màng lớn.

Cuối tháng bảy vừa qua, một nhóm những người làm công tác bảo tồn thiên nhiên đến tham quan vùng đất lý thú này. Không lâu sau khi đặt chân vào Xuân Thủy, trước mắt chúng tôi là đàn tám con cò lạo Ấn Ðộ màu sắc sặc sỡ đang tìm mồi giữa bãi lầy, trông từ xa như một bức tranh đẹp minh họa trong sách giáo khoa sinh vật. Ði tiếp một quãng dọc theo triền sông dẫn vào vùng lõi của khu bảo tồn, trong tầm mắt chúng tôi là nhiều loài chim khác như chim le hôi, cò lụa, cò lụa lùn, cò bợ, choắt chân hống, choắt nhỏ, bìm bịp lớn, bìm bịp nhỏ, bồng tranh, sả đầu nâu, bách thanh đuôi dài...

Ông Nguyễn Xuân Cách, giám đốc khu bảo tồn, cho biết cứ vào đầu mùa đông mỗi năm, trên đường di cư từ phương bắc xuống phương nam, nhiều loài chân dừng chân ở đây để tích lũy năng lượng cho hành trình còn lại của mình, một số loài khác chọn nơi đây là điểm lý tưởng để dừng chân trú qua mùa đông. Vào những ngày tháng mười, mười một du khách đến với Xuân Thủy có thể tận mắt chứng kiến từng đàn chim di trú, chim nước có khi đến hơn 40.000 cá thể, bay rợp cả một khoảng trời. Xuân Thủy là một vườn chim tự nhiên, phong phú các loài vì thế hằng năm thu hút 30-40 đoàn nghiên cứu đến từ các nước Canada, Hà Lan, Mỹ, Pháp, Anh, Hàn Quốc... Ông Cách cho biết thêm: hiện nay ban quản lý khu bảo tồn đang cố gắng hoàn thiện các dịch vụ để phục vụ du khách đến tham quan khu bảo tồn như xây dựng các chòi xem phim trang bị các ống nhòm xa, thuyền đưa du khách tham quan hệ sinh thái rừng ngập mặn cửa sông Hồng... trên cơ sở để người dân địa phương cùng quản lý và thực hiện các dịch vụ du lịch sinh thái


Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 8:34 pm
Viết bởi Victor
Một chút điểm tin về Nam Định dành cho những bạn chưa biết hoặc ít biết về nơi Victor đã sinh ra và lớn lên

Vị trí địa lý

   Nam Định nằm ở phía Nam vùng châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông Nam và Nam giáp với biển Đông và phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình. Tỉnh có 9 huyện và 1 thành phố loại II trực thuộc tỉnh, 230 xã, phường, thị trấn, thành phố Nam Định là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 90 km.

Khí hậu

   Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24oC, tháng lạnh nhất là tháng 12, 1, nhiệt độ trung bình từ 16 – 17oC; tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29oC.

   Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm.

   Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 – 1,7 m lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m.

Tài nguyên đất

   Diện tích đất tự nhiên của Nam Định là 163.740,3 ha, bao gồm các loại: đất cát (ven sông và ven biển), đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất feralít, đất sỏi đá và đất mới biến đổi.

  Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người của tỉnh Nam Định rất thấp (550 m2), trong khi bình quân chung của cả nước là 1.120 m2. Tuy nhiên, đặc điểm nông hoá thổ nhưỡng tạo cho đất nông nghiệp của tỉnh có khả năng thâm canh cao, nhất là cây lúa và các loại cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

Tiềm năng kinh tế

Là một tỉnh có trên 22.000 ha diện tích mặt nước và trên 70 km bờ biển cùng với truyền thống và kinh nghiệm lâu năm của nhân dân đã tạo cho Nam Định có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Ở vùng nước mặn, ước tính toàn tỉnh có khoảng 157.500 tấn cá, chiếm 20% tổng trữ lượng cá vịnh Bắc Bộ, trong đó khả năng cho phép khai thác cá là 70.000 tấn. Bên cạnh đó là các loại tôm với 45 loài, trong đó 9 loài có giá trị kinh tế, trữ lượng ước tính khoảng 3.000 tấn, khả năng khai thác cho phép 1.000 tấn/năm; có 20 loài mực, trữ lượng 2.000 tấn, khả năng khai thác cho phép 1.000 tấn/năm. Ngoài ra, 8.500 ha mặt nước lợ cho thu hoạch trên 6.100 tấn/năm thuỷ sản các loại và 13.500 ha mặt nước ngọt hàng năm thu được trên 6.400 tấn cá thịt phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Trên cơ sở đó, ngành công nghiệp của tỉnh, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản cũng được chú trọng, coi đó là ngành công nghiệp trọng tâm trong thời gian tới nhằm phát huy lợi thế của ngành thuỷ sản với nguồn nguyên liệu dồi dào sẵn có tại địa phương.

Nam Định là vùng đất có nhiều di tích lịch sử và văn hoá được Nhà nước xếp hạng và vùng sinh thái tự nhiên rộng lớn ở bãi bồi ven biển phục vụ cho du lịch, tham quan nghiên cứu.

Một số mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm thời kỳ 2006 – 2010 đạt 10 – 11%; GDP bình quân đầu người đến năm 2010 (tính theo giá hiện hành) đạt 8 – 10 triệu đồng, tương đương 600 – 650 USD.

- Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,5%, trong đó riêng nông nghiệp tăng 2,5% - 3,0%. Giá trị thu được trên 1 ha đất đạt khoảng 39 – 40 triệu đồng, tỷ lệ trồng trọt chiếm 59%, chăn nuôi và dịch vụ 41% trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt giữ mức 950 ngàn tấn, lương thực bình quân đầu người là 450 kg.

- Giá trị sản xuất thuỷ sản tăng bình quân 13 – 15% năm, đưa sản lượng thuỷ sản nuôi trồng đánh bắt lên 100 ngàn tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng khoảng 60 ngàn tấn.

- Giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng bình quân 20 – 23% năm, trong đó:

+ Công nghiệp trung ương trên địa bàn tăng:          13 – 16%

+ Công nghiệp địa phương tăng:          21 – 25%

   - Giá trị các ngành dịch vụ tăng: 8,0 – 8,5%, trong đó:

   + Tổng giá trị hàng xuất khẩu đạt 220 – 230 triệu USD, trong đó địa phương quản lý khoảng 145 triệu USD.

   + Thu ngân sách năm 2010 đạt 1.000 tỷ đồng

   - Tỷ trọng giá trị các ngành trong cơ cấu kinh tế năm 2010 như sau:

+ Nông lâm ngư nghiệp: 31%

+ Công nghiệp xây dựng: 34%

+ Dịch vụ: 35%

   - Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hoá xã hội. Phấn đấu đến 2010 đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học và xây dựng nhiều trường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học và xây dựng nhiều trường đạt chuẩn quốc gia ở tất cả các bậc học, ngành học. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 45%. Giảm tỷ lệ sinh bình quân mỗi năm 0,3%o. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống dưới 15%, tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 3,5%. Phấn đấu 100% dân cư thành thị và 80% dân cư nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

   - Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, từng bước sử dụng công nghệ sạch trong các ngành kinh tế - xã hội. Cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở khu đô thị, các khu công nghiệp, thu gom chất thải rắn, chất thải vệ sinh ở những nơi tập trung dân cư. Xử lý cơ bản sự cố môi trường trên các dòng sông.

Re:Nét đẹp quê hương!

Đã gửi: Tư T11 14, 2007 8:37 pm
Viết bởi Victor
Nãy giờ mải oanh kích quên mất chưa đưa ra khẩu hiệu cho toàn đội bay . Và khẩu hiệu sẽ là
Những người con Nam Định xung phong