Re:Hội thảo Đông Du ( ドンズー勉強会)
Đã gửi: Bảy T9 01, 2012 9:57 am
Viết bởi Nguyễn Phú Thắng
Nếu ướm với nội dung thuyết minh về MISW thì cái Hội thảo Đông Du có thể phác thảo như sau:
About Hội thảo Đông Du:
Workshop Purpose:
Hoạt động chủ yếu cho sinh viên đại học, cao học người Việt tại Nhật để tăng cường giao lưu mang tính học thuật của người tham gia.
Workshop Outline:
...
Workshop Discipline and Theme:
Discipline : Engineering in general
Theme : Những nghiên cứu tại bậc đại học, cao học của sinh viên Việt Nam tại Nhật và ví trí của nó trong bối cảnh của Việt Vam
The Workshop Content:
Gồm có 2 phần là một buổi nói chuyện với khách được mời trong mỗi lần hội thảo và phát biểu của sinh viên tới tham dự.
Về bài nói chuyện của khách mời: Nội dung liên quan tới các vấn đề kinh tế, xã hội, khoa học, kỹ thuật liên quan tới Việt Nam, Nhật Bản và thế giới.
Về phát biểu của sinh viên: Bài viết trên tất cả các mảng về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, xã hội của sinh viên đại học, cao học Việt Nam tại Nhật và có xét thêm khi đặt trong bối cảnh của Việt Nam. Các bài viết được trình bày dưới dạng bài phát biểu.
Venue:
Luân phiên qua các trường đại học. Quy mô hội trường là cỡ một phòng học tầm 50 chục ghế.
Entrance Requirements:
Tư cách tham gia: Người phát biểu là sinh viên Việt Nam đã hoặc đang theo học tại các cấp cáo học, đại học, cao đẳng, chuyên môn tại các trường đại học tại Nhật Bản. Sinh viên chưa vào đại học có thể tham gia với tư cách là người nghe. Nội dung phát biểu không mang tính tranh cãi, nhạy cảm.
Application Deadline: Cái này còn cần mọi người bàn bạc thêm.
Re:Hội thảo Đông Du ( ドンズー勉強会)
Đã gửi: Chủ nhật T9 02, 2012 1:13 am
Viết bởi Nguyễn Phú Thắng
[quote="anhsiu" post=58703]
+ Nếu mục đích chính là trao dồi về học thuật , mở rộng kiến thức về các mảng ngành khác thì nên làm việc 1 cách có đầu tư , đầu tư về thời gian , con người và tiền bạc . Mình lấy ví dụ nếu suy nghĩ logic xuất phát từ ban tổ chức đi : Vì tình nghĩa anh em với Thắng , với Đông Du ta thành lập được 1 ban tổ chức . Ban tổ chức này giả sử hoạt động hoàn toàn từ thiện thì họ dùng bao nhiêu thời gian và tâm huyết cho việc tổ chức 1 kỳ : từ biên tập , mời nhân sự , tổ chức ... trong khi hàng tá công việc đang chờ họ phía sau : nào là baito , nghiên cứu ... Cho nên nếu làm từ thiện thì chất lượng của công việc sẽ ko cao ( 1 ,2 kỳ đầu thì chắc sẽ ok thôi , nhưng về lâu về dài thì hơi khó ) . Mà khi chất lượng công việc ko cao thì tổ chức ra những buổi hội thảo kém chất lượng . Mà kém chất lượng thì người ta tham gia chỉ được vài kỳ đầu , vài lời xã giao và người ta sẽ tự biết rằng có nên tham gia kỳ tiếp theo hay ko ? Rồi từ đó khi ít người tham gia , quyết tâm anh em ban tổ chức giảm , và ban hội giải tán . Đó là cái mà ai cũng có thể dự đoán dễ dàng . Có quá nhiều chương trình đã chết yểu như vậy .
Như đã viết, mình chỉ đặt mục tiêu có bề sâu về học thuật là mục tiêu (không phải xa mà là) rất xa thôi. Vì tóm lại một câu là mình không làm nổi.
Mình cần nhìn vào thực tế. Ví dụ như du học sinh Thái Lan có một cái Hội nghị hằng năm được Đại sứ quán đứng chủ sướng, các giáo sư support mà mục đích cũng chỉ dừng lại ở chỗ “Impartable wisdom”, nôm na là chia sẻ kiến thức.
Link tham khảo: http://tsaj.org/tjia2012/
(Tại sao người Thái Lan luôn đi trước dân mình ? Tại sao họ luôn hơn mình trên mọi mặt, trên bản địa, ngay cả trên đất du học Nhật Bản này? Trong khi mình biết rất rõ là tại một trường như Tokodai chẳng hạn, có rất nhiều người Việt Nam có thành tích học tập đứng nhất nhì khoá, trên cả vài chục người Nhật và các du học sinh nước khác. Đơn giản là vì thành tích cá nhân không đủ làm nên thành tích đồng đội. Không liên kết lại có giỏi tới đâu chúng ta chỉ là những hạt cát óng ánh nhưng để cho sóng dạt đi thôi, không thể thành tường bê tông chắn biển được - Đôi lời bộc bạch theo kiểu nghệ sĩ, hihi)
Mình phải lựa cơm gắp mắm, làm trong phạm vi sức của "con nhà nghèo", nhưng phải làm một cái gì đó chứ ăn mày mà đòi ăn xôi gấc thì không được. Còn chờ có nhiều "người giàu, rảnh và học giỏi" thì chờ tới bao giờ?
Cụ thể là: làm không cần quá công phu để làm giảm gánh cho ban tổ chức, slide phát biểu cũng không cần quá cầu kỳ, có thể lấy slide đã phát biểu ở trường rồi phát biểu lại trên tinh thần của hội thảo là được.
Nhưng để có thể làm được thì cần đoàn kết của tất cả mọi người (hỡi nhưng sinh viên "ưu tú" Viêtn Nam trên đất Nhật - tự nhiên cảm xúc trào dâng).
Nếu mình là Thắng và có quyết tâm như Thắng ( rất tiếc là ko phải và ko có , hêhê ) thì việc đầu tiên mình kêu gọi lập group : " hội người giàu , rãnh và học giỏi " giống kiểu như sáng lập công ty hay đảng bộ vậy đó . Sau khi group lên hình , tiếp đến là dốc sức làm kỳ đầu tiên với hoạt động quảng cáo , quảng bá hình ảnh thật rầm rộ . Trong buổi đầu tiên đó , sau khi phát biểu xong xuôi hết ta tiến hành kết nạp 会員 ( kiểu như 学会) và thu 会員費 ( Tự nguyện tự giác ). Sau khi tuyển được 会員tại buổi offline đầu ta tiến hành app hình ảnh , nội dung kỳ đầu và cho đăng ký thành viên online và thu phí qua chuyển khoản . Với nguồn kinh phí đó ta quay vòng vốn cho việc tổ chức có chất lượng . Với số tiền đó ta tiến hành cho biên tập tạp san ( vì thực ra khi nghe phát biểu thì kiến thức vào đầu họ ko bằng việc bình tĩnh ngồi đọc chữ )
Có thể trả lương cho anh em ban tổ chức , ban biên tập ( ví dụ 500 yên 1 giờ chẳng hạn ) gọi là an ủi , hỗ trợ chi phí cho người tham gia phát biểu .... thì sẽ thu hút được nhiều nhân tài tham gia góp sức , cũng như làm baito ( giá rẻ ) .
Cái này rất cần anh em ta bàn tiếp.
Về nội dung của chương trình thì nếu đã nói thì nói cho tới , ko nói chung chung vì nếu nói chung chung thì lên google người ta search có thấy mà đầy . Chẳng hạn khi biên tập ta chia làm 2 phần : Nghiên cứu , giáo khoa dành cho các loại đối tượng khác nhau tham gia ... Nhưng quan trọng là ngành gì , phạm vi làm ntn . Có thể làm theo chuyên đề mỗi kỳ mỗi ngành thì cũng hay .
"Nói thì nói cho tới" đâu? Mình nghĩ là tới đâu đi nữa thì cũng dừng ở mức giao lưu thôi. Nên nhìn nhận lại thực tế. Ví dụ như du học sinh Thái Lan có một cái Hội nghị hằng năm được Đại sứ quán đứng chủ sướng, các giáo sư support mà mục đích cũng chỉ dừng lại ở chỗ “Impartable wisdom”, nôm na là chia sẻ kiến thức.
Nếu như đặt kỳ vọng giống như đi một 学会 là để trao đổi kiến thức chuyên ngành thì mình nghĩ nó trừu tượng, viễn tưởng quá! Cái mình sẽ thu được khi tham gia hội thảo này là "giao lưu ở mức học thuật" mà thôi.
Mọi người có "cảm nhận" thấy ý nghĩa rất to lớn khi có hội thảo này giống mình không nhỉ? Mọi người nghĩ sao khi bây giờ, khoá 2006, 2007 chẳng hạn, hơn 200 con người mà không ai biết ai đang làm về cái gì. Ngược lại với đó là chúng ta trao đổi cho nhau biết công việc của mình. Chỉ thế thôi chả phải giá trị rất to lớn hay sao? Mọi người nghĩ sao về sức mạnh của tập thể chúng ta trong 2 trạng thái đó???
Nên nhớ, du học sinh Thái Lan có một cái Hội nghị hằng năm được Đại sứ quán đứng chủ sướng, các giáo sư support mà mục đích cũng chỉ dừng lại ở chỗ “Impartable wisdom”, nôm na là chia sẻ kiến thức.
@ còn nói về hoạt động chọn phòng nghiên cứu của năm 2 năm 3 thì cũng khó , vì đặc thù mỗi trường mỗi ngành ... Chi bằng để cho senpai từng trường hướng dẫn cụ thể thì tốt hơn .
Cái này mình đồng ý với Hải ở chỗ sinh viên Đại học không còn là trẻ con nữa, họ có thể tự mình biết nên làm gì và phải làm gì. Nhưng mình tin rằng khi tham gia hội thảo, kohai năm 2, 3 sẽ có được cái nhìn khái quát về những gì sempai mình đang làm, chắc chắn sẽ là nguồn thông tin quan trọng làm cơ sở chọn đề tài cho kohai.
Đọc phản luận xong xin cho biết ý kiến "bàn tiến" nha.
Gửi cả nhà:
Hiện tại mới chỉ có ý kiến của khoá 2006, rất mong có thêm ý kiến của nhiều người trong nhiều khoá nữa.
Khoá 2006 hình như được cho là khoá ngoan, cầu tiến nhưng cầu toàn nhất của Đông Du. Có lẽ mọi người có thể hình dung được mức độ "bảo thủ" trong cách nói, viết của khoá 2006. Vì thế rất cần các trường phái khác để trung hoà tính "bảo thủ này". Về phía cá nhân mình thì thấy khoá 2007 gần như trái cực với khoá 2006 vì sự hoạt bát, nhanh nhẹn và quyết đoán, đặc biệt là khoá 2007 năm nay bắt đầu bước vào nghiên cứu, rất mong khoá 2007 cho biết ý kiến (Chỉ cách có 1 năm mà như 2 thế hệ khác nhau, 2006 = ông bà già, 2007 = thanh niên thế kỷ 21, hehe).