Em không muốn tranh cãi về vấn đề chữ nghĩa ở đây .Thực ra thì em mới chỉ tập đánh Tiếng Việt được ít lâu bằng bảng gõ mã Unikey thì việc đánh sai lỗi chính tả là không thể không có .vì vậy anh nói em sai nhiều lỗi chính tả thì em cũng đành chịu thôi. Về khả năng Văn học em không công nhận mình học giỏi Văn vì trong 3 năm cấp 3 điểm Văn cao nhất của em chỉ là 6.7 cả học kì .Nhưng em tin những thông tin lịch sử của em đưa ra là chính xác .
em từng đọc qua rất nhiều sách báo về chiến tranh cũng như từng nghe những câu chuyện của những người trong cuộc và không phải chỉ là từ một phía mà là của cả 2 phía ,từ đó em tự rút ra những nhận thức của riêng mình mà thôi .nếu có thể mong anh chỉ cho em biết là em SAI ở chỗ nào không ạ?
Nếu được như vậy thì em rất cảm ơn anh coi như em được có cơ hội đính chính lại nguồn thông tin của mình .
em viết bài này chỉ mong được chỉ bảo thêm vì em là lớp hậu thế thì chắc không có nền kiến thức về các mặt rộng rãi như các anh được và em nói lên ý kiến của mình là chỉ để trình bày quan điểm của mình mà thôi.
Đây là diễn đàn đẻ cho mọi người phát biểu ý kiến nên em đề nghị anh cho nó phát huy đúng chức năng của mình.
Và em xin đảm bảo rằng những thông tin em có được là từ những nguồn đáng tin cậy .Em không có viết bừa bài đâu đấy.
Hơn nũa khi nói chuyện với KONGOU MUSHA thì em tư nhận xét là đã dùng những lời nói đúng mà không qua chớn để anh phải than rằng em phải giữ khiêm tộn
Còn câu kết luận của anh mới có vấn đề đó .
Giáo dục mà bạn Kongou musha nhin thấy là sự giáo dục cái ác còn cái anh nhìn thấy thì lại là một dây chuyền sản xuất tự động uh ?
Thật là buồn cười khi anh nói vậy thì anh cũng tự quên rằng anh cũng là một sản phẩm của nền sản xuất đó ah?
Giáo dục Việt nam chậm tiến so với thế giới điều này em không phủ nhận nhưng nó có nguyên do và khó giải quyết một sớm một chiều chúng ta cần nỗ lực để sửa chữa những lỗi sai chứ không phải là ngồi bàn luận với nhau như thế này để nhằm gây ra một cuộc xung đột thế hệ giữa những bậc đàn anh và lũ đàn em như thế này.
Thế này Chú Em nhé ( đã tự xưng là Em út thì Anh xưng hô như vậy cho thân thiện một chút). Anh xin giải thích về câu Kết Luận như sau:
Nền giáo dục của một nước không đào tạo cho con người được những kiến thức cơ bản như là ngôn ngữ, chữ viết, Lịch sử chính xác, văn hóa , văn học, Khoa học cơ bản thì chỉ đào tạo được người làm thuê chứ không đào tạo được người làm chủ công nghệ sản xuất hiện đại. Ở đây Chú em hỏng gần như tất cả về lỗi chính tả , không thể đổ thừa : < Thực ra thì em mới chỉ tập đánh Tiếng Việt được ít lâu bằng bảng gõ mã Unikey thì việc đánh sai lỗi chính tả là không thể không có >. Viết câu chấm, phết bừa bãi, sai ngữ pháp ( Chú em học hết 12 ở Việt Nam rồi nhỉ). Còn khi nói đến Văn học mà chú học được chú cũng lấy râu ông này cắm cằm bà kia. Ví dụ: Tắt đèn là của Ngô Tất Tố chứ không phải là Tố Hữu.... Chú Em được 6,7 điểm Văn như vậy có quá buồn cười cho Giáo dục Việt nam chưa?????
Còn Lịch sử: về vấn đề Campot không thể hiểu phiến diện như thế được, đó là vấn đề của bán đảo Đông Dương, vấn đề không chỉ riêng về cách nhìn của Việt Nam , mà là cách nhìn thể hiện của các Nước liên quan, trên dongdu.org chưa đủ sức để bàn đến. Và xét về phượng diện nào đó Lãnh đạo chúng ta cũng có sai phạm nhất định trong câu chuyện Đông Dương( Campot) chứ không thể hiểu một chiều như Chú Em đã từng đươc dạy trước đây.
Tôi ghét Pháp, Nhật, Mỹ trước đây, nhưng Tôi ngưỡng mộ họ, Toi kính trọng Cha Ông ( ví dụ Triều Nguyễn). Pháp cũng mang đến cho ta những văn hóa có giá trị như: Tiếng Việt, các đô thị đẹp, hài hòa, Dân tộc Nhật dạy chúng ta nhiều thứ về phát triển đất nước, trước đây Chúng ta đã nhờ Trung Quốc, Liên Xô mới có được Điện Biên Phủ 1954, và Điện Biên Phủ trên không, nhưng ngày nay chúng ta phải một phần nào đó dựa vào Mỹ để đảm bảo sự cân bằng cho tiến trình phát triển.
Định viết nhiều lắm, nhưng nghĩ lại không giải quyết được vấn đề gì cụ thể nên dừng. Hơn nữa Chú Em chưa đủ sức để thông cảm và chia sẽ những gì mà Kongou musha viết ra, hay nói đúng hơn là không đủ sưc tiêu hóa được.
@Kongou musha: Ngày nay CS đã thấy được vai trò giáo dục to lớn của Phật giáo đối với Xã Hội, và dĩ nhiên họ phài chọn đường lối đúng đắn khi nhìn nhận rõ ràng. Đất Nước , dân tộc cần những suy nghĩ như vậy. Mọi vật luôn vận động, thay đổi và chúng ta cũng vậy.