Bạn đang xem trang 2 / 4 trang

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Bảy T7 10, 2004 9:35 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
TỪ NHỮNG HIỆN TƯỢNG NHƯ VẬY TRONG TỰ NHIÊN,CÁI MÀ CHÚNG TA KHÔNG TRỰC TIẾP NGHIÊN CỨU NHƯNG CÓ THỂ KẾ THỪA ĐỂ ỨNG DỤNG...HAY TỪ NHỮNG HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN MÀ TA SẼ CÓ NHỮNG Ý TƯỞNG VỀ NGHIÊN CỨU VÀO LĨNH VỰC RIÊNG CỦA MÌNH.
RIÊNG BẢN THÂN NGHIÊN CỨU CỦA TÔI HIỆN NAY VỀ KIẾN TRÚC NHIỆT ĐỚI CŨNG LẤY CẢM HỨNG VÀ Ý TƯỞNG TỪ CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN.TỰ NHIÊN THẬT RẤT ĐẸP VÀ HỢP LÝ VÔ CÙNG,CẢ VỀ NGUYÊN LÝ,SỰ HỆ THỐNG HAY NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC...



Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Chủ nhật T7 11, 2004 8:28 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Vì sao một số thực vật rỗng thân?


Họ hòa thảo là tiến hóa nhất trong giới thực vật, nên hầu hết thân cây đều rỗng

Cùng một lượng vật liệu, nếu đúc thành chiếc cột chống to và rỗng thì chịu lực khỏe hơn nhiều so với chiếc cột đặc nhưng nhỏ. Các loài cây họ hòa thảo như ngô, lúa nước, lau sậy, tre, nứa… đã áp dụng đúng bí quyết xây dựng này, trở thành nhóm thực vật tiến hóa cao nhất.

Nếu cắt ngang thân cây, quan sát mặt cắt, có thể thấy cấu tạo chung của thân cây như sau: Ngoài cùng là một lớp biểu bì, đôi khi phủ lông hoặc gai nhọn. Mặt trong biểu bì là tầng vỏ, chứa mô vách mỏng và mô chống đỡ vững chắc. Cả tầng vỏ và biểu bì đều mỏng. Bên trong hai tầng này là trung trụ. Đây là nơi quan trọng nhất trong thân cây, chứa các bó mạch, vận chuyển nước và thức ăn. Trong cùng của phần trụ là tủy cây, nơi dự trữ thức ăn.

Các loại cây họ thảo rỗng thân, đó là vì phần tuỷ cây đã sớm bị thoái hóa. Khi còn non, thân cây vốn đặc, nhưng sau quá trình tiến hóa lâu dài, phần tủy này tiêu biến theo hướng có lợi cho cây. Mô chống đỡ và bó mạch gỗ trong thân cây giống như giầm trong kiến trúc bê tông cốt sắt, có nó cây mới đứng thẳng không đổ. Nếu thân cây được tăng cường mô chống đỡ và bó mạch gỗ, giảm bớt, thậm chí tiêu biến đi bộ phận tủy cây mềm nhũn, cây sẽ có kết cấu hình ống, như vậy lực chống đỡ sẽ lớn, lại tiết kiệm được nguyên liệu.

Các bạn đã thấy được gì chưa khi đọc bài này, hãy thử để ý những chi tiết do con người tạo ra có rất nhiều thứ,có dùng đến kết quả của sự tiến hoá này

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Chủ nhật T7 11, 2004 8:52 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Tại sao lúc ngáp lại chảy nước mắt?

Khi ngáp, cơ mặt, lưỡi và họng của chúng ta co mạnh, làm tăng áp lực trong khoang miệng. Áp lực này ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt xuống mũi, do đó nước từ tuyến lệ tràn ngược vào trong mắt, khiến mắt ta đầm đìa.

Nguồn nước mắt do đâu mà có? Trong khoang mắt, bên trên và dưới mỗi con mắt đều có một tuyến lệ, chỉ bằng hạt đậu thôi, hình tròn dẹt, có thể sản sinh ra nước mắt. Tuyến lệ có ống thoát nước chảy vào bề mặt con mắt, giữ cho giác mạc và kết mạc lúc nào cũng ướt. Nước mắt cũng có thể trào ra để rửa sạch bụi bẩn lọt vào mắt, đồng thời sát trùng, cho nên nó được coi là một “vệ sĩ”.

Thông thường, tuyến lệ chỉ tiết ra một ít nước mắt. Ban ngày lúc thức, trong vòng 16 giờ, tuyến lệ tiết ra khoảng 0,5- 0,6 g nước mắt. Khi ngủ mắt nhắm lại, tuyến lệ coi như ngừng làm việc. Nếu thế, hai con mắt lúc nào cũng đầm đìa nước ư? Điều kỳ diệu của con người chính là ở chỗ đó, vừa có bộ phận sản xuất lại có bộ phận tiêu thụ. Ở góc trong mỗi con mắt (y học gọi là nội xế) đều có các lỗ nhỏ thu thập nước mắt, thông xuống mũi. Nước mắt đi xuống hoà cùng với nước mũi sẽ chảy ra ngoài.

Khi người ta mệt mỏi hoặc lâu không thở không khí tươi mới, trong cơ thể tích đọng quá nhiều CO2, kích thích thần kinh phản xạ, nên mới ngáp. Cùng với động tác này, một khối khí lớn từ miệng trút ra, sinh áp lực trong miệng, ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt, do đó nước mắt từ tuyến lệ tràn vào mắt.

Thực ra, không chỉ có ngáp, mà những động tác làm co cơ mặt khác, ví dụ cười ngặt nghẽo, hắt hơi, ho, nôn… đều có thể làm chảy nước mắt. Ngoài ra, đôi khi bụi vào mắt, khói, ánh sáng chói, gió lạnh cũng có thể tạo ra tình huống tương tự. Cũng vì thế, khi chảy nước mắt bao giờ cũng kèm theo nước mũi chảy dài. Tại sao vậy, chắc các bạn cũng suy luận được rồi.

Lại một điều rất thú vị,nhưng không chỉ đơn thuần là thú vị mà có thể dùng những nguyên lý điều áp đó để ứng dụng,còn ứng dụng thế nào các bạn thử suy nghĩ xem(tất nhiên là tôi có cách ứng dụng rồi)

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Hai T7 12, 2004 12:48 am
Viết bởi duyan
Loạt bài này rất hay và có nhiều điểm đáng chú ý ! Good job anh Phương !

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Hai T7 12, 2004 3:19 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Hôm nay,Eviroment simulation,ngày12tháng7năm2004...

Xin được chia sẽ với các bạn niềm vui về những phát hiện và khám phá liên tục.Rất đơn giản,hợp lý...có thể ứng dụng ở Đông nam á hay VN rất tốt. Nếu nóng tí nữa chắc tôi sẽ không ngại gì nuy 100% chạy ra đường giống Acsimet ngày xưa[smile][eek][grin]
Phát hiện là gì để khi có thành quả cụ thể sẽ trình bày sau....


Nhưng tự nhiên có một niềm tin mãnh liệt rằng,tri thức không chỉ giúp con người chế tạo ra các vật dụng,và càng không phải là vũ khí để nhân loại đàn áp nhau,nó có thể làm nhân loại hạnh phúc hơn,hiền lành và thánh thiện hơn


Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Sáu T7 16, 2004 3:15 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Ha ha....恐ろしい結果が出た。。。。

[grin][grin][cry][smile][tongue][wink]

16 thang 7 nam 2004  16:gio


Giới thiệu một trang web rất bổ ích...xem kỹ nhé

http://www.aist.go.jp/index_ja.html


Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Ba T7 27, 2004 12:11 pm
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Các vệ tinh của châu Âu đã khẳng định sự tồn tại của những cơn sóng ma cao bằng toà nhà mười tầng, như giới thuỷ thủ từng đồn đại.

Sóng ma đột ngột dâng lên từ mặt biển yên tĩnh.
Trong vòng hai thập kỷ qua, hơn 200 tàu bè bị chìm một cách bí ẩn, từ những tàu container cho tới tàu chở dầu cực lớn. Các nhân chứng thì khăng khăng rằng nhiều con tàu bị chìm bởi những bức tường nước cao, hung tợn (sóng ma) đột ngột dâng lên từ mặt biển yên tĩnh. Tuy nhiên, bằng chứng ủng hộ điều này không đầy đủ và nhiều nhà nghiên cứu biển cho rằng sóng ma chỉ xảy ra một nghìn năm một lần. Cho tới gần đây, các nhà khoa học vẫn nghi ngờ những con sóng khổng lồ đó xảy ra thường xuyên.

Nhằm làm sáng tỏ bí ẩn này, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã giao nhiệm vụ cho ERS-1 và ERS-2, vệ tinh quét Trái đất, giám sát các đại dương bằng ra-đa của chúng. Ra-đa truyền về Trái đất các bức ảnh về mặt biển trong một hình chữ nhật dài 10km, rộng 5km. Hai vệ tinh trên đã chụp chừng 30.000 bức ảnh như vậy trong dự án MaxWave kéo dài ba tuần. Dự án bắt đầu vào năm 2001 và hai ra-đa sử dụng kỹ thuật ra-đa kẽ hở tổng hợp để đo độ cao của sóng. Mặc dù thời gian dự án rất ngắn song hai vệ tinh đã nhận dạng hơn mười con sóng khổng lồ khắp toàn cầu với độ cao trên 25m.

Wolfgang Rosenthal, nhà khoa học cấp cao thuộc Trung tâm Nghiên cứu GKSS (Đức), cho biết: ''Có nhiều con sóng ma hơn so với mong đợi. Chúng tôi dự định phân tích liệu có thể dự báo được chúng hay không''. Thật mỉa mai khi nghiên cứu trên lại trùng hợp với hai vụ sóng ma: Những con "quái vật" riêng rẽ ở Nam Đại Tây dương đã làm vỡ vụn cửa sổ của hai tàu du lịch Bremen và Caledonian Star. Bremen trôi dạt và không thể lái được trong hai giờ sau khi bị tấn công.

Năm 1995, tàu Queen Elizabeth II gặp một bức tường nước cao 29m trong một cơn bão ở Bắc Đại Tây dương. Thuyền trưởng Ronald Warwick ví nó như ''Vách đá trắng của Dover''. Chưa hết, ngày 1/1/1995, một giàn khoan dầu ở biển Bắc rung chuyển bởi một con sóng cao 26m.

Giai đoạn nghiên cứu tiếp theo của Dự án Wave Atlas liên quan tới việc sử dụng các hình ảnh thu thập được để lập bản đồ các sự kiện sóng ma trên toàn thế giới cũng như phân tích thống kê. Mục đích của Wave Atlas là xác định liệu hiện tượng lạ này có phải là do xoáy nước và dòng đại dương tạo ra, hay là hậu quả sau khi các phông thời tiết va chạm. Ngoài ra, Dự án cũng xác định các vùng biển mà tàu bè có nguy cơ cao nhất gặp sóng ma. Kết quả có thể giúp các kiến trúc sư đóng tàu, chuyên gia thiết kế và điều hành các giàn khoan dầu tránh được chống lại mối đe doạ này.

Theo phân tích mới, các con sóng khổng lồ thường hình thành khi sóng bình thường và dòng đại dương hoặc xoáy nước mạnh gặp nhau. Một dòng đại dương có thể tập trung năng lượng sóng, làm cho sóng dâng cao. Một loạt các con sóng nhanh có thể bắt loạt sóng chậm và hợp nhất thành sóng ma. Sóng ma cũng phát triển từ những phông thời tiết hoặc các hệ thống áp thấp. Gió thổi theo một hướng trong thời gian dài, hơn 12 giờ, có thể tạo ra những con sóng cực lớn.

Minh Sơn (Theo Space)


Gió thổi theo một hướng trong thời gian dài, hơn 12 giờ, có thể tạo ra những con sóng cực lớn.


Điều này có ý nghĩa gì nhỉ? có rất nhiều thú vị ở đây đây?????

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Tư T7 28, 2004 1:51 am
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Giới thiệu đồ án mình vừa dự thi...
Chủ đề là Asia front Village



Đây cũng là một bài học lấy từ tự nhiên

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Tư T7 28, 2004 8:21 am
Viết bởi daudinh
Oh, loạt bài của bạn Nguyen Tran Phuong rất hay và phong phú. Daudinh tuy không theo ngành KH tự nhiên (vì con gái mà, rất sợ khô khan), nhưng sau khi đọc bài biết thì lại cảm thấy không đúng như mình nghĩ. Thank you !
À, cái HP http://www.aist.go.jp/index_ja.html này mở lên toàn là ??##&&%%$$ không à, làm sao có thể đọc được ??? Help me, please !!!

Re:Con người đã,đang và sẽ học được gì từ tự nhiên

Đã gửi: Tư T7 28, 2004 11:03 am
Viết bởi Nguyen Tran Phuong
Cảm ơn đầu đinh,
trang web đó là trang web nghiên cứu về khoa học công nghệ tổng hợp trên nhiều lĩnh vực, mình chỉ tham khảo được một phần trong đó thôi...vì chưa  có đủ kiến thức cơ bản của các nghành khác nhau...vì vậy nếu được mọi người ở các lĩnh vực khác nhau chỉ bảo cho được thì hay biết mấy...
Mình đang sưu tầm những kiến thức cơ bản của các nghành khoa học khác nhau,
nhưng bản thân đầu óc không còn minh mẫn và nhanh nhậy nữa nên rất cần sự giúp đỡ của mọi người...
 Những nguyên lý rất đơn giản như
水の低きに就く如し(nước chảy chỗ trũng)
chẳng hạn