Hi vọng コンビ二 ở VN sẽ phát triển thành ブーム thì hay quá nhỉ. Forever chỉ ra mấy yếu tố thuận lợi và khó khăn ở VN khi làm combini, mình cũng xin góp thêm vài ý kiến.
Về cơ bản VN có điều kiện để phát triển nghề bán lẻ nói chung vì dân số đông, lượng tiêu thụ cũng lớn và sẽ tăng nhanh trong những năm tới.Tuy nhiên, combini là mô hình kinh doanh tương đối mới mẻ, bởi chúng ta quen sống ở Nhật và quen dùng combini hằng ngày nhưng thật ra Nhật là 1 trường hợp rất đặc biệt và không phải ở đâu mô hình combini cũng thành công cả. Nó phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu tiêu dùng cũng như thói quen mua sắm và cách sống của người dân nữa. Combini rất dễ đi đến phá sản vì giá cả khá cao kéo theo việc cung cấp dịch vụ phải tốt hơn, ví dụ như sự đầy đủ hàng hoá(品揃え),quản lý lượng hàng hoá tồn kho ロス(hiện giờ phổ biến nhất là POS system)....
Theo mình nghĩ, một trong những lý do quan trọng để mô hình kinh doanh Convenience tại Nhật đã đang và sẽ tồn tại và phát triển bên cạnh những tập đoàn siêu thị khổng lồ khác là vì, コンビに của Nhật phát huy tối đa được những điểm mạnh để tồn tại đúng nghĩa như tên gọi của nó " Siêu thị tiện ích". Ta có thể thấy rất nhiều "tiện ích" khác ngoài các sản phẩm tiêu dùng cần thiết(tạm gọi là những tiện ích thứ 2) như: máy photocopy, fax, điện thoại, máy ATM, hệ thống nhận thanh toán các loại cước sử dụng( điện thoại, ga điện nước, thẻ điện thoại trả trước)、tiền 国民保険,... và cả đi toilet miễn phí nữa.
Mình chắc có phân nửa khách hàng ghé vào コンビに vì những tiện ích thứ 2 nói trên. Việc mua sản phẩm của siêu thị lúc này chỉ mang tính "nhân tiện, tiện thể". Tiện thể ghé rút tiền ngân hàng, nên mua chai nước uống...
Ngoài ra, nếu so sánh với tình hình kinh doanh không mấy phát đạt của hệ thống コンビに ở Mĩ(cha sinh của loại hình Convenience), có thể thấy 1 lý do nữa khiến hệ thống コンビに của Nhật tồn tại và phát triển được là vì mật độ dân số của Nhật rất đông, và người Nhật(người châu Á nói chung) có thói quen đi mua sắm thường xuyên nếu không muốn nói là mỗi ngày. Cả 2 điều này đều khác đối với Mĩ. Ở Mĩ mật độ dân số thưa thớt,(người Mĩ mỗi lần ra ngoài đều phải dùng ôtô, vì vậy họ sẽ chạy thẳng đến các siêu thị tổng hợp,デパート, chứ không dại gì ghé vào các コンビに để bị cắt cổ). Hơn nữa, người Mĩ không có thói quen đi mua sắm mỗi ngày như Nhật.Một gia đình Mĩ thường chỉ đi mua sắm mỗi tuần 1 lần, và thường mua thức ăn dự trữ và vật dụng cần thiết cho cả 1 tuần.
Quay lại vấn đề ベトナムのコンビに. Mình nghĩ "siêu thị tiện ích" sẽ phát triển tốt ở cả Việt Nam, nếu nó tồn tại đúng như ý nghĩa của nó. Không chỉ đơn thuần là bán những đồ ăn thức dùng cần thiết, mà phải bán cả những dịch vụ tiện ích khác nữa.