Làm thêm 1 phát nữa vậy.
Thứ nhất ,đối tác đàm phán khó khăn nhất của ta không phải là Mĩ, EU mà là thằng Chí Nồ Trung Quốc.Đơn giản là vì cơ cấu ngành hàng trong thương mại quốc tế của ta rất giống nó(chẳng hạn :nó cũng XK dệt may ,giày dép hệt ta),trình độ phát triển kinh tế không chênh lệch nhiều với nước ta(chẳng hạn nói về giá nhân công :nhiều nơi nó còn rẻ hơn ta,nên trước mắt là hàng hoá nó sẽ rẻ hơn hàng hoá ta).Lãnh đạo Chí Nồ từng tuyên bố với báo chí:TQ ủng hộ hết mình VN vào WTO.Nhưng sau đó lại bỏ nhỏ với ta:Vâng ,tôi ủng hộ đồng chí vào WTO,nhưng nói trước : 1 đồng tôi cũng không nhân nhượng.[evil].Hấp tấp ,không mềm dẻo ,linh hoạt với thằng này khi đàm phán thì nguy to,hàng hoá giá rẻ của nó tràn vào thì ta chết ngay.Chỉ riêng hàng buôn lậu biên giới từ Tàu vào đã nhiều lần thao túng thị trường VN,nhất là vải vóc ,dệt may.Giờ mà thả cửa cho nó vào : công nghiệp nhẹ ta mất hết thị trường trong nước.Chẳng hạn nói đến điểm yếu chí tử của nghành dệt may của ta là :SX thành phẩm thì được,nhưng chất liệu lại không sx được, phải nhập từ TQ là chủ yếu.
Thứ 2,một khi đã vào WTO ,VN không được đưa ra những đạo luật riêng không thống nhất với qui định của WTO.Thực tế là doanh nghiệp VN rất yếu ngay tại thị trường nội địa,nó sẽ dẫn đến việc có thểchính phủ ta sẽ phải ngồi trố mắt nhìn các ngành công nghiệp non trẻ (như sắt thép,điện-điện tử,hoá chất,cơ khí)của mình trăn trối chết mà không cứu được (bằng các biện pháp bảo hộ) do vướng các quy định của WTO.
Thêm nữa ,vào WTO ,ta phải nghiêm túc thực thi TRIPS(Hiệp định quyền sở hữu trí tuệ).Với hệ thống pháp luật yếu kém hiện nay ,rất có thể ta sẽ gặp các biện pháp trừng phạt ngặt nghèo do vi phạm.
Thứ 3 ,các sản phẩm XK chủ lực của ta như:nông sản,thuỷ sản,giày dép ,may mặc phải cạnh tranh với các mặt hàng tương tự từ TQ,Ấn Độ, ASEAN.Chưa biết ai thắng ai nhưng cái lối làm ăn nhất thời không nghĩ tới lâu dài xuất phát từ nền dân trí thấp của ta mà không sửa được thì thua chắc.Ví dụ: nông dân sx hàng hoá thì cứ sx hàng hoá không có khái niệm gì về chất lượng,lúc thu hoạch cứ buộc thương lái phải mua hết hàng ,không được phân loại chất lượng tốt xấu.Nên nó dẫn đến tình trạng là VN ta xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới,ghê quá,nhưng lại XK loại gạo chất lượng kém ,trung bình ,không có giá trị gia tăng cao.Thái lan mới là thằng XK gạo chất lượng cao.Gạo nó bán qua Nhật 10 đồng 1 ký,lãi 4 đồng;gạo VN thì bán qua Philipin 5 đồng 1ký,lãi 1 đồng.Thằng nào ngon hơn???Thái lan chứ ai.Vô WTO ,không khéo dân ta ăn gạo trung bình kém của Thái Lan mệt nghỉ ,vì nó rẻ hơn gạo ta.Lúc đó VN chắc loạn vì " Người nông dân nổi dậy".
Thứ 4: Doanh nghiệp nhỏ ,có số vốn dưới 300 ngàn đô chiếm tới 65% số lượng doanh nghiệp trong nước.Vào WTO ,đám này chết trước vì hàng hoá chất lượng dỏm,giá cao( do công nghệ lạc hậu) của nó không đọ lại hàng từ TQ,ASEAN.Phá sản, giải thể các doanh nghiệp này sẽ thải ra một số lượng lớn dân thất nghiệp.Đó là chưa nói đến sự phân hoá giàu nghèo :lao động trẻ ,có sức khoẻ ,học vấn,tay nghề cao sẽ tiếp cận được với các hoạt động sx ở trình độ cao ->thu nhập cao hơn rất nhiều so với tầng lớp không đuợc đào tạo ,xuất thân từ nông dân không có việc làm phải di dân đến các đô thị.Mà đã có phân biệt giàu nghèo thì thế nào cũng xảy ra phản kháng ,đấu tranh->XH bất ổn.
(còn tiếp)