Bạn đang xem trang 2 / 2 trang

Re:Nippon Bujutsu Sinmyouki

Đã gửi: Tư T12 16, 2009 3:33 pm
Viết bởi Kongou-Musha
 齋藤彌九郎

 幕末時代、江戸で劔道の三傑と稱せられたのは、お玉ケ池の北辰一刀流千葉周作、高橋蜊河岸〔あさりがし〕の鏡心明智流の桃井春藏及び九段坂上三番町の神道無念流齋藤彌九郎の各道場であつて、各門弟三千人と稱せられた。
 齋藤彌九郎は越中國氷見郡佛生寺の農家に生れたのであるが、十五歳の時、僅かに銀一分を持つて江戸へ上つたのであるが、數ケ月にして板橋へ出た時、懐ろには僅かに二朱しか餘つてゐなかつたが、その中から焼芋を求めて食ひ、郷里を出て以來はじめて温い物を口にしたといふことである。
 それから岡田十松の門に入り、遂に師業を嗣ぐやうになつた。
 斯くて劍道の大家となつたが、水戸の藤田東湖、伊豆の江川太郎左衛門等と交り深く、水戸、長州をはじめ諸藩より知遇を受け、維新の業に直接間接貢献することが少くは無かつた。
(齋藤彌九郎傳)

Vào cuối thời Mạc Phủ Edo (Bakumatsu), có ba nhân vật được xưng là tam kiệt trong làng kiếm ở Edo là Chiba Shusaku thuộc phái Hokushin Ittou Ryu ở Otama ga Ike, Momoi Shunzou thuộc phái Kyoushin Myouchi Ryu ở ven song Asarigashi và Saitou Yakurou thuộc phái kiếm Shintou Munen Ryu ở khu phố thứ ba trên dốc Kyudanzaka (dốc 9 bậc). Mỗi võ đường có chừng ba ngàn môn đệ theo học.
Saitou Yakurou sinh ra trong một gia đình nông dân thuộc làng Phật Sinh Tự (Butsujouji), quận Himi. Năm 15 tuổi, Yakurou chỉ mang theo một ít bạc lên Edo. Mấy tháng sau, khi đến khu Itabashi thì trong túi chỉ còn lại 2 xu, Yakurou dùng mua khoai nướng mà ăn. Đó là lần đầu tiên Yakurou được ăn đồ nóng kể từ khi rời khỏi làng.
Sau đó Yakurou gia nhập hàng môn đệ của Okada Jumatsu rồi kế nghiệp thầy, kết giao với các danh sĩ đương thời như Fujita Touko ở Mito, Egawa Tarouzaemon ở Izu và được chư hầu các phiên đãi ngộ hậu hỹ. Dù trực tiếp hay gián tiếp thì Yakurou cũng là người cống hiến không ít vào sự thành công của công cuộc duy tân thời Meiji.

(Theo “Saitou Yakurou den”)

水戸の浪士に組して、井伊大老を襲撃した一人、有村治左衛門は江戸にゐる時分、よく好んで辻斬に出たものだが、薩摩人の辻斬の方法は、その頃劍法を心得たものも怖れたものであつた、幕府の同心の或者が云ふことには、

「劍道達者の者と雖も歩きながら人を斬ることは非常にむづかしいことで、不意に行く人を斬らうとするには自分が先づ立ち止まつて體を構へてから刀を拔かなければならないのだが、薩摩人は居合の一流で、歩きながら刀を拔き、すれ違ひざまに行人を斬り放して置き、忽ち刀を収めて悠々と歩み去る故、斬られたものが殆んど避ける隙もない、それに普通の人は如何に勇氣ある人でも一度び人を斬れば眼面に不穏の色が表れるものだから、物馴れた同心や岡ツ引達は一目見れば怪しいと思ふけれども、薩摩人は毎度辻斬に馴れて膽が据つてゐるせいか更に顔色にも表れない、吾々も役目によつて辻斬のあとを驗べに行きその附近に薩摩武士がゐると確かに此人が斬つたに相違ないと思ひながら餘り平氣な面をしてゐるので、此方が心おくれ或は證據があつても相手が命知らずの無法者だから捕り方の方で危きに近寄らない傳でみすみす見遁すことも多かつた。」
 と、こんな時代であつたから、辻斬は愈々流行し、殊に幕人を斬ることを名譽とするやうな風があつて、幕府のお目付田村幾之進といふのが供を二人召し連れたにも拘らず柳原で辻斬の爲に主從三人とも斬り殺されたやうなことがある。
 有村はこの例によつて或夜九段坂の上の人通り淋しい處で待つてゐると、最初に來たのは血氣旺んな武士であつたが、何か寄合ひにでも出かける處か一升徳利を下げて肩をそびやかして通つたが、治左衛門これを見て手練の居合で拔き打ちに拂つたところカチリと音がして一升徳利が二つに割れ、酒が地上へ流れ出す、その時早く武士は拔き合せて戰ふかと思ひの外一目散に逃げて行つてしまつたので、治左衛門は笑止がり徳利の辻斬に來たのではない、もう少し骨のある奴が出て來いと物陰に潜んで待つてゐる處へ、年の頃五十餘りの老人らしいのが腰に一刀を帯び、小聲に謡をうたひながら歩んで來る。
 「此奴一癖ありさうな人物だ。」
 と有村は後ろから歩み寄つて自慢の拔き打ちに斬りつけたが何の手ごたへもないのだ、之はと間の拔けた途端、早くも利き腕を取られて夢のやうにその人物にねぢ伏せられてしまつた、治左衛門は大いに驚いて跳ね返そうと焦つたけれども急所をおさへられて動くことさへ出來ない、こいつは逆にこちらが首でも取られるのかと觀念してゐたが、上に乘つてゐた老人がカラカラと笑ひ出し、
 「貴樣は却々居合が上手だな、その代り劍は餘程下手だ、拔き打ちに斬りかけた一刀は少しばかり冴えてゐたが、あとはまるでデクの坊だ、そんな腕前で人が斬れるものか、第一罪もない人を辻斬にして樂しむといふのが不心得千萬……察するところ貴樣は薩摩の武士だらう、薩摩人が近頃大分辻斬をいたすといふ評判だがけしからんことだ、貴樣の命は助けてやるから仲間の者にさう云つて、以來は必ず辻斬を止めさせろ、若し止めなければこの親爺が出かけて行つて一々首をちよん斬るからそう思へ。」
 と、嚴しく叱りつけた、治左衛門たまらないけれども薩摩と云はれたのでは藩の名にかゝはると思つて、
 「否、拙者は薩摩人ではない、薩摩の藩士ではないから仲間の者にどうのかうのといふことは出來ぬ、斯うなつた以上は斬るともどうとも勝手にせよ。」
 と減らず口を叩いた、老人はその剛情を心憎く思ひ、
 「よしよし、剛情をいふなら一つ攻めてやる、これでもかこれでもか。」
 と急所を締め上げたので治左衛門は骨身が碎け散るほどの苦しみであるけれども愈々剛情を張つて死んでも白状しない根性が見えたので老人も遂に攻めあぐみ、
 「なかなか剛情の奴だ、だがその剛情に頼もしい處があるから助けて置いてやるぞ。」
 といつてそのまゝ立ち上つて再び小謡をうたつて悠々と歩み去つた。
 あとで治左衛門は痛みと苦しみをこらへて起き上つたが、この老人の態度に感心して果して何人であらうかとその後をついて行つて見ると、老人は當時飯田町に道場を開いてゐた江戸一流の劍士齋藤彌九郎であつた、そこで、治左衛門は成るほどと感心し、その後齋藤の門に入つて劍法を學び、後には有數の達人となつて自ら道場を開くに至つた。
(西郷隆盛一代記)

Vào thời Mạc Phủ Tokugawa có tên Arimura Jisaemon từng kết bè với đám võ sĩ giang hồ ở Mito ám sát quan Đại Lão Ii Naosuke. Lúc hắn còn ở Edo rất thường hay rình chém người ở góc đường (tsujigiri)(1). Phương pháp chém tsujigiri của phiên Satsuma nguy hiểm đến nỗi những kẻ học võ nghệ kiếm pháp đương thời cũng phải sợ.  Có một viên Doushin(2) của Mạc Phủ kể về tsujigiri của Satsuma như sau:
“Dù có là cao thủ kiếm thuật đi nữa thì cũng chẳng dễ gì vừa đi vừa chém người. Nếu xuất kỳ bất ý định chém người thì đầu tiên bản thân mình phải dừng bước, chỉnh lại tư thế rồi mới rút kiếm. Nhưng bọn Satsuma có một phái Iai(3) vừa đi vừa tuốt kiếm, thấy người đi ngang qua thì chém chết trong nháy mắt rồi lập tức tra kiếm vào bao, ung dung bước đi nên hầu như nạn nhân chẳng có cơ né tránh. Hơn nữa, người thường dù có to gan đến đâu thì khi chém xong người, khuôn mặt, ánh mắt cũng không thể giấu nỗi vẻ bất an nên bọn Doushin hay Okkapiki(4) dày dặn chỉ cần nhìn qua một lần là sinh nghi và tóm gọn ngay. Nhưng bọn võ sĩ Satsuma, hoặc vốn đã quen chém người hoặc vốn to gan đại đởm mà trên mặt chẳng lộ chút khí sắc nào. Bọn tôi cũng nhiều lần làm nhiệm vụ đến điều tra sau những vụ chém người, nếu lúc đó có tên võ sĩ Satsuma nào quanh quẩn ở đó thì đều chắc mẩm rằng thủ phạm là hắn, nhưng vì đối phương là kẻ vô lại liều lĩnh nên dù có chứng cớ rõ ràng cũng đành phải bỏ qua nhiều vụ”.
Bối cảnh đương thời là như vậy. Đương thời có xu hướng cho rằng chém người của Mạc Phủ là điều vinh dự nên tục thử kiếm tsujigiri ngày càng thịnh hành trong xã hội. Như trường hợp của quan giám sát Tamura Ikunoshin dẫn theo hai tên hầu đi đến khu Yanagiwara thì bị bọn tsujigiri chém chết cả chủ lẫn tớ.
Một đêm nọ, Arimura theo thói quen lên dốc Kyudanzaka, nấp ở nơi vắng vẻ đợi người qua lại. Người đầu tiên hắn thấy là một võ sĩ mặt mũi có vẻ dữ tợn, vắt ngang bầu rựu trên vai, ngất ngưỡng đi đến. Arimura trông thấy liền rút gươm đánh xoạt một cái, xoảng, bầu rượu đứt làm đôi, rượu đổ cả ra đất. Cứ nghĩ võ sĩ nọ sẽ tuốt gươm đánh trả nhưng không ngờ lại bỏ chạy ngay lập tức khiến Arimura cười thầm trong bụng, hóa ra mình đến đây chỉ để chém bình rượu thôi à. Nghĩ rồi hắn lại nấp vào chỗ tối, đợi kẻ có chút can đảm hơn. Vừa hay lúc ấy có một lão nhân tuổi chừng ngoài năm mươi, hông đeo kiếm, vừa đi vừa nghêu ngao hát.

- Lão này có vẻ khó chơi đây.

Nghĩ rồi Arimura từ sau lưng bước tới, toan trổ ngón nghề rút kiếm chém nhanh thì không ngờ, ngay lúc ấy cánh tay thuận của hắn đã bị người kia tóm lấy, bẻ quặt ra. Arimura hốt hoảng toan vùng dậy nhưng đã bị chèn mất chỗ hiểm nên không tài nào cử động được, mà không chừng người kia cũng có thể dễ dàng lấy được đầu hắn từ tư thế áp đảo này. Arimura vừa nghĩ vậy thì lão nhân đang cưỡi trên người hắn cất tiếng cười sang sảng.

- Xem ra mi cũng giỏi thuật rút kiếm đấy, nhưng ngươi dụng kiếm còn khá tệ. Đường kiếm tuốt ra cũng có chút khí chất nhưng còn lại thì là đồ bỏ đi cả. Tay nghề như thế thì chém được ai hở con? Thứ nữa, mi lấy việc chém người vô tội làm thú vui, thật là xấc láo. Xem chừng nhà ngươi cũng là phường võ sĩ Satsuma. Gần đây bọn Satsuma lộng hành chém người dọc đường nhưng ta tha cho cái mạng nhà ngươi, về mà thông báo với đồng bọn rằng từ nay chớ có tái phạm nữa. Nếu vẫn còn rình chém người thì lão già này sẽ lấy đầu từng đứa một.

Bị lão nhân mắng thậm tệ, Arimura trong bụng bực lắm nhưng nghe chạm đến danh dự phiên Satsuma thì cố nhịn nhục.

- Nói bậy. Mỗ đây chẳng phải người Satsuma, vậy nên chẳng thể nào nói này nói nọ được. Đã thế này thì lão muốn chém thì cứ chém.

Arimura nói gỡ gạt chỉ càng khiến lão nhân thêm ghét thói cứng đầu,

- Được! Nếu mi còn cứng đầu thì thử thế này xem sao.

Lão nhân nói rồi càng xiết chặt chỗ hiểm, Arimura khắp người đau đớn, xương khớp như vỡ vụn nhưng vốn đã sẵn sàng chịu chết nên chẳng khai nhận nửa lời. Lão nhân thấy vậy cũng đành bó tay,

- Mi quả thực là đứa cứng đầu. Nhưng cứng đầu cũng có chỗ dùng của nó, vì vậy lần này ta tha cho cái mạng.

Lão nhân nói rồi liền đứng dậy, ung dung bước đi, miệng thầm câu hát. Arimura Jisaemon cố chịu đau lồm cồm bò dạy, trong lòng thầm cảm phục thái độ của lão nhân nhưng chẳng hay là thần thánh phương nào nên cất bước theo sau. Từ đó biết được lão nhân chính là Saitou Yakurou, kiếm sĩ lừng danh đang mở võ đường ở phố Meshida. Arimura cảm phục, xin nhập môn theo học kiếm pháp và trở thành một trong số ít đệ tử có tiếng của Yakurou và mở võ đường của riêng mình.

(Theo "ký ghi chép một đời Saigou Takamori")


Chú:

(1)Tsujigiri: một tục của giới võ sĩ giang hồ thời cổ, rình nấp ở góc đường để chém người nhằm thử kiếm và thử tay nghề. Đầu thời Edo tục này thịnh hành đến nỗi Mạc Phủ phải ra lệnh cấm.

(2)Doushin: một chức quan lại nhỏ phục vụ cho Mạc Phủ Edo, có nhiệm vụ bắt bớ tội phạm, giữ gìn trị an. Tương đương với chức cảnh sát bây giờ.

(3)Iai: thuật sử kiếm còn trong vỏ, xuất kỳ bất ý rút kiếm tấn công địch.

(4)Okappiki: một chức thấp hơn Doushin, làm nhiệm vụ bắt bớ.