Re:Tang nhung nguoi ban ,nhung nguoi em than thuong
Đã gửi: Sáu T11 24, 2006 5:54 am
Trích bài của Tỳ Kheo Thích Chân Quang ,Nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội - 2004.
SỐNG ĐƠN GIẢN
Sống đơn giản là không sử dụng quá nhu cầu cho bổn phận của mình.
Như vậy, theo định nghĩa, chúng ta cần tránh được sự cực đoan. Đó không phải là sự ép xác mà sống đơn giản đúng với bổn phận của mình. Trong cuộc sống, có những cái cần cho việc tu hành, chúng ta vẫn phải sử dụng. Chỉ lưu ý một điều, chúng ta không vượt khỏi nhu cầu đó để trở thành dư thừa, biến thành một đời sống xa hoa, sang trọng. Đây là chỗ rất khéo mà người tu chúng ta phải cẩn thận. Nói sống đơn giản không phải là ăn ít, mặc ít mà phải chọn mức sống sao cho vừa đủ, sao cho phù hợp với cuộc sống của mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn cảm nhận rằng người sống đơn giản, ít có nhu cầu, ít ham muốn là người có cái gì đó tự tại hơn, thanh thản hơn những người sử dụng quá nhiều thứ, sống có quá nhiều nhu cầu,.
Với chúng ta, sống là để tu. Tu là sửa, là tu dưỡng. Trước hết, chúng ta phải sửa nội tâm mình. Làm sao từ chỗ còn nhiều ý nghĩ bất thiện, chúng ta trở thành một con người thánh thiện, từ chỗ hẹp hòi ích kỷ, chúng ta trở nên vị tha hơn. Tu là tu dưỡng nội tâm. Vậy, chúng ta cần sử dụng những gì cho việc tu hành nội tâm của mình? Đã là tu trong tâm, chúng ta không đòi hỏi gì nhiều ở bên ngoài. Chỉ cần cơm vừa đủ ăn để sống, quần áo vừa đủ để mặc, chỗ ở cũng vừa đủ, không cần rộng rãi sang trọng.
Sở dĩ chúng ta thích sung sướng, bởi trong thẳm sâu tâm hồn mình có một bản năng hưởng thụ, khát khao hạnh phúc. Đây cũng là điều hợp với lẽ tự nhiên và được luật pháp công nhận, bảo vệ. Trong Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Hồ Chủ Tịch cũng đã trích dẫn lời trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ :“ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
SỐNG ĐƠN GIẢN
Sống đơn giản là không sử dụng quá nhu cầu cho bổn phận của mình.
Như vậy, theo định nghĩa, chúng ta cần tránh được sự cực đoan. Đó không phải là sự ép xác mà sống đơn giản đúng với bổn phận của mình. Trong cuộc sống, có những cái cần cho việc tu hành, chúng ta vẫn phải sử dụng. Chỉ lưu ý một điều, chúng ta không vượt khỏi nhu cầu đó để trở thành dư thừa, biến thành một đời sống xa hoa, sang trọng. Đây là chỗ rất khéo mà người tu chúng ta phải cẩn thận. Nói sống đơn giản không phải là ăn ít, mặc ít mà phải chọn mức sống sao cho vừa đủ, sao cho phù hợp với cuộc sống của mình. Trong cuộc sống, chúng ta vẫn cảm nhận rằng người sống đơn giản, ít có nhu cầu, ít ham muốn là người có cái gì đó tự tại hơn, thanh thản hơn những người sử dụng quá nhiều thứ, sống có quá nhiều nhu cầu,.
Với chúng ta, sống là để tu. Tu là sửa, là tu dưỡng. Trước hết, chúng ta phải sửa nội tâm mình. Làm sao từ chỗ còn nhiều ý nghĩ bất thiện, chúng ta trở thành một con người thánh thiện, từ chỗ hẹp hòi ích kỷ, chúng ta trở nên vị tha hơn. Tu là tu dưỡng nội tâm. Vậy, chúng ta cần sử dụng những gì cho việc tu hành nội tâm của mình? Đã là tu trong tâm, chúng ta không đòi hỏi gì nhiều ở bên ngoài. Chỉ cần cơm vừa đủ ăn để sống, quần áo vừa đủ để mặc, chỗ ở cũng vừa đủ, không cần rộng rãi sang trọng.
Sở dĩ chúng ta thích sung sướng, bởi trong thẳm sâu tâm hồn mình có một bản năng hưởng thụ, khát khao hạnh phúc. Đây cũng là điều hợp với lẽ tự nhiên và được luật pháp công nhận, bảo vệ. Trong Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Hồ Chủ Tịch cũng đã trích dẫn lời trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ :“ Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.