Bác Bamaguro gì đó nói vậy là hơi qua đáng rồi. Hệ thống chữ cái của Việt Nam bây giờ tuy xuất phát từ mục đích truyền đạo của mấy ông cha nhà thờ. Tuy nhiên nó đã đưa vào ứng dụng rộng rãi trong dân chúng được đến ngày nay thì nó cũng có ưu điểm chứ.
Thứ nhất, hầu hết những từ ngữ của Việt Nam có thể được thể hiện đầy đủ qua hệ thống 29 chữ cái ( Việt Nam mình chế thêm cho phù hợp đấy thôi, mẫu Latinh nguyên thuỷ chỉ có 26 ).
Thứ hai, bởi vì chỉ có 29 chữ cái nên rất dễ dàng cho bất kỳ người Việt Nam muốn học chữ quốc ngữ. Ngày nay tỉ lệ người biết đọc biết viết ở Việt Nam được cao là nhờ sự đơn giản của hệ thống chữ đó. Hồi xưa, lúc còn sử dụng hệ thống chữ Hán, có mấy người viết, đọc thông thạo đâu. Và chắc chắn đến bây giờ, nếu vẫn còn sử dụng hệ thống chữ Nôm thì tỉ lệ người biết đọc, biết viết vẫn không cao được. Có thể các bác phản biện lại rằng, dân Hàn, dân Nhật vẫn đạt được tỉ lệ cao về đọc viết. Nhưng các bác cứ nghĩ thử xem, trình độ dân trí của người ta đã ở mức độ nào rồi. "Giàu sang sinh lễ nghĩa", cứ nhìn xem sự chênh lệch giữa kinh tế Việt Nam và hai nước đó. Người ta đã tiến tới việc phổ cập Đại học, còn Việt Nam chỉ mới loay hoay phổ cập THPT, thậm chí tên của các cấp học còn phải thảo luận ở Quốc hội thì làm sao mà Việt Nam mình so sánh với người ta ở thời điểm này cho được. Còn nói theo kiểu nghiên cứu, cảm nhận văn học như Bamaguro thì đó chỉ là dành cho những người có học thức, có thời gian để nghiên cứu. Chứ hơn 70% dân nông thôn Việt Nam đâu có cần cái đó để làm gì. Cơm ăn, áo mặc đã là nỗi vất vả của người dân, chữ nghĩa chỉ dùng để trao đổi với nhau cho dễ dàng hơn thôi, và nhất là khi giải quyết trên văn bằng này nọ. Các bác được đi học, ở thành phố thì đâu có cảm nhận được sự vất vả của người dân nông thôn khi cho con em mình đi học nơi xa. Sự chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam rất là lớn.
Điểm cuối cùng, hệ thống chữ Hán quá khó. Điểm lại trên thế giới thì số nước sử dụng chữ Hán chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Dân Nhật còn phải than thở là tiếng Nhật khó học nữa mà lại. Bây giờ đơn giản một ví dụ thôi, các bác có thấy khó chịu không khi mà chứng kiến cái cảnh một giáo sư ĐH gặp khó khăn khi viết một từ nào đó mà tự dưng mình quên mất Hán tự. Chính vì sự khó khăn đó mà sự phổ biến Hán tự đã bị hạn chế.
Nói trắng ra thì có cái gì là của người Việt mình đâu, cải nhau ỏm tỏi hay lí sự này nọ chỉ thêm tủi nhục. Toàn bộ là đi vay mượn mà thôi chứ gì.
Bổ sung thêm một tí, mấy bác bây giờ thấy đi đâu cũng chỉ xài chữ Latinh đúng không. Muốn học Anh ngữ thì phải biết 26 chữ cái. Các bác học được tiếng Anh dễ dàng thì cũng nhờ nó.
Cho nên nói cho cùng thì việc đưa vào ứng dụng chữ Quốc ngữ ngày nay là một điều hoàn toàn đúng đắn.
Nói như thầy của Bamaguro thì chỉ là nói theo một chiều chứ chưa xét theo lợi ích toàn cục.
Để duy trì truyền thống văn hoá thì có nhiều cách. Việc đưa vào giảng dạy chữ Hán trong trường học thì cũng là một biện pháp hay.
Còn việc cảm nhận cái hay văn học thì dùng chữ nào Ho tui thấy cũng không quan trọng lắm. Chữ chỉ là hình thức để biểu hiện, còn nội dung thì do cảm nghĩ của mình. Người Việt mình đương nhiên sẽ cảm nhận được tư tưởng thể hiện qua những tác phẩm Việt ấy.
Nói rõ ra hơn, nếu về chữ Nôm thì nó cũng giống chữ Quốc ngữ, dùng để ghi tưng lời của người Việt. Có bác nào nói học mấy bài thơ nôm "Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo" của Nguyễn Khuyến bằng chữ quốc ngữ mà không cảm nhận được cái hay của nó hay không?
Còn mấy bài thơ Đường luật thì ôi thôi. Mấy bác cứ đi học luôn Trung văn đi luôn là vừa. Rồi sau đó là tiếng tới nghiên cứu văn học chứ Bình dân học vụ như tụi tui thi làm sao mà hiểu cho thấu.