Theo thống kê của tổ công ty nghiên cứu thị trường GFK năm nay lượng tiêu thụ đồ điện gia dụng của Việt Nam tăng 33.1% so với cùng kì năm ngoái đạt kim ngạch 18,9 triệu đô la.Hiện tượng này là do sự giảm thuế quan cho các hàng điện tử theo như hiệp định AFTA. The điều tra gần đây nhất của GFK trong tiền kì đầu năm nay lượng tiêu thụ tăng nhiều nhất là Lò Vi Sóng với 53% tiếp đến là mức tăng đáng kinh ngạc của Máy giặt 52% và Tủ Lạnh 43% .(theo Tạp chí Tin Nhanh Kinh Tế Con Rùa phát biểu ngày 29/10)
Lược dịch Những cải tổ và vấn đề còn tồn trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam
Theo Bộ Kế Hoạch Và Đầu Tư năm nay lượng ngoại hối đầu tư đã vượt mưckí lục của thời kì khủng hoảng tiền tệ Châu Á với mức 55tỉ đô la. Hiện tại có khoảng 100tập đoàn thế giới đang tiến quân vào thị trường và bên cạnh đó là hàng loạt những công ty sản xuất phụ tùng,vật liệu hỗ trợ.Không chỉ dừng ở số lượng mà quy mô đầu tư cũng ngày càng lớn. Bên cạnh đó só lượng những công ty đang chuẩn bị đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng mạnh,theo dự đoán của Bộ Kế Hoạch Và Đầu tư thì trong vòng 5 năm tới lượng ngoại hối đầu tư vào Việt Nam thấp nhất mỗi năm cũng đạt 55 tỉ đô la. Lượng đầu tư vào Việt Nam tăng nhanh là kết quả của những nỗ lực tích cực của chính phủ ViệtNam. Đặc biệt sau hiệp định mở rộng ngoại thương Nhật Việt được thực thi thì lượng đầu tư từ Nhật đã tăng mạnh.Theo như đại sứ quán Nhật tại Việt Nam thì so với 3 năm trước khi Việt Nam là một môi trường đầu tư được đánh giá là ít hấp dẫn thì hiện nay là một trong những nwoi có chỉ số hấp dẫn cao nhất cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó giảm cước ở lĩnh vực viễn thông mặc dù sự cạnh tranh trong ngành dịch vụ tăng cao cũng đã phần nào phát huy tác dụng. Trong thời gian gần đây khi thế giới có nhiều biến dộng thì với một xã hội có thể chế chính trị và cơ cấu xã hội an toàn đã giảm thiểu lo lắng cho các nhà đầu tư. Tuy thế vẫn còn nhiều bất cập và vấn đề còn tồn đọng đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Năm nay mặc dù lượng đầu tư được cấp giấy phép đạt tới 12,7tỉ đô la,nhưng thực sự môi trường đầu tư vẫn còn rất nhiều rủi ro. Trong đó rủi ro lớn nhất là phấp luật Việt Nam luôn luôn thay đổi.Ngay hiện tại cũng đang có nhiều luật đầu tư mới đang dự thảo tạo quốc hội.Thêm vào đó những thói quen làm việc quan liêu và nạn hạch sách,tham ô trong các cơ quan hành chính vẫn là một ách nạn khó giải quyết. Chỉ số cạnh tranh của Việt Nam giảm 4 bậc xuống hạng 81 là một trong những yếu tố thể hiện những bất cập đó. Vấn đề tuyển lao động ở Việt Nam cũng đang ngày càng trở nên khó khăn. Từ nay nếu chính phủ Việt Nam không đối đầu thực sự với việc giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên thì thực sự chỉ trong một tương lai gần sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam chỉ còn là câu chuyện của quá khứ.
Theo phát biểu của ông phó sở giao thông vận tải Việt Nam thì do cơ sở hạ tầng của ngành giao thông còn kém,thêm những chi phí bất hợp lí cũng như sự tăng giá xăng dầu đã làm sức cạnh tranh của ngành giao thông vận tải Việt Nam giảm nhiều trong thời gian qua. Mặc dù 16năm liên tục chính phủ đã đầu tư cho ngành giao thông vận tải hàng vài nghìn tỉ đồng nhưng ngay trong chính sách dầu tư còn rất nhiều điểm bất cập.Hiện tại có khoảng 25000 xe tải hoạt động nhưng bình quân mỗi ngày lượng vận chuyển chỉ mới có 1,7 tấn bằng 1/3-1/4 trung bình của các nước khác.Thêm vào đó,các quy định về đường nguy hiểm,về tốc độ nên tốc độ trung bình của các xe tải chỉ mới đạt 35km/h. Theo điều tra của viện nghiên cứu phát triển kinh tế thì sức cạnh tranh của ngành giao thông vận tải Việt Nam hiện nay yếu nhất trong 10 nước Đông Nam Á. Tin đưa ngày 12/11