Vâng, qua tấm hình trên chắc ai cũng có thể nói Khsier là cái tẩu thuốc. Và đây cũng là một từ ngoại lai hiếm hoi có nguồn gốc từ Cambochia được dùng khá phổ biến ở Nhật Bản với cách đọc キセル. Các bạn có thể xác minh tại
đây. Loại tẩu này có đặc điểm là hai đầu bịt kim loại (金属), còn ở giữa được làm từ chất liệu khác, có thể là gỗ hoặc sừng v.v...
Tuy nhiên từ キセル này còn có một nghĩa nữa đó là キセル乗車, ám chỉ hành động đi tàu chui chỉ trả tiền (お金) khoảng đầu và khoảng cuối đoạn đường, một lối chơi chữ xuất phát từ cấu tạo của cái tẩu. Các bạn có thể tham khảo thêm ở
đây.
Thực ra キセル乗車 không phải xa lạ gì với người Nhật. Từ cách đây hơn 30 năm, các công ty đường sắt đã phải nghĩ đến cách làm sao để giảm tệ nạn đi lậu vé. Và phải trải qua nhiều thử nghiệm và thất bại, người ta mới phát triển hệ thống Suica hiện nay. Suica có đặc điểm là lưu lại trong vé thông tin ga vào và cánh cửa soát vé sẽ không mở ra nếu không có thông tin đó. Theo thống kê thì nhờ hệ thống này mà ... lượng vé 130 yên bán ra đã giảm đáng kể. Nhưng hệ thống này vẫn chưa làm giảm được hiện tượng đá cửa mà tiếng Nhật gọi là 突破(とっぱ). Hiện nay các chuyên gia Pháp luật của Nhật đang bàn thảo về việc có nên
truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trường hợp trốn vé thường xuyên và có tổ chức (常習犯). Đương nhiên, đi tàu trốn vé tương đương với
tội lừa đảo là điều không phải bàn cãi. Nếu người Nhật vi phạm bị phát hiện thì sẽ bị phạt kinh tế rất nặng. Và tôi có biết trường hợp một sinh viên Trung Quốc đã bị
đuổi về nước vì đã trốn vé Shikansen.
Kết luận: Không phải tất cả người Nhật đều đàng hoàng như mình nghĩ.