8X-NHƯ THẾ ĐÃ LÀ THỰC DỤNG
“Thực dụng” ngay khi phát ra miệng đã gắn theo mình ánh nhìn k thiện cảm. Thời của 6X,7X về trước, tính từ này rất ít khi được nhắc tới, nếu lỡ xuất hiện theo đuôi 1 tên tuổi nào đó thì đúng là chết đi còn nhẹ hơn “ thứ ng` sống thực dụng k có lý tưởng!” . Nhưng riêng với 8X thì bên cạnh n~ tính từ mỹ miều như Thế hệ cá tính, thế hệ @, thế hệ hiện đại…ng` ta còn gắn cho 8X 1 cái tên không đáng tự hào chút nào : Thế hệ thực dụng. Thực dụng là tình từ đi kèm gần như mọi mặt trong đời sống của 8X: yêu thực dụng , học thực dụng , sống thực dụng….
Đức Hoàng (lớp 10, B.T.X) có “tật” hễ ai đi nhờ xe cậu ấy là phải trả tiền bơm xe do ngồi sau làm xe xẹp bánh. Đứa bạn nào của cậu hơi “đậm đà” 1 tí là đừng hòng bao giờ được ngồi lên yên cho cậu chở, cậu ghét lắm: “ Mập ngồi mau mòn hết cả lốp xe với phoọc nhún của ng` ta!”. Cậu bị gọi la thực dụng. Phương Minh(cựu Trần Phú –HN), thích vẽ vời nhưng quyết định vào Ngoại giao học vì nhà có thế lực, “ sau này tôi ra trường kiếm công việc dễ”. Vậy là Minh thực dụng?
Cả nhóm bạn đi ăn chung, đĩa đồ ăn lớn bưng ra đặt giữa bàn, ngay lập tức, ai ai cũng cố ăn cho lẹ, nóng lạnh phỏng mồm gì cũng cố nhắm mắt nuốt cho trôi, tranh thủ gắp bỏ vào chén trước. Sao vậy? – “Tiền share đều mà, ăn ít lỗ quá!”, N.Thành gọn lỏn. “ Luật bât thành văn đi ai kêu món gì thì trả tiền món đấy, ăn chung thì share đều!”. Vài mươi lần chia lẻ k ai chịu bỏ thêm ra , thế là cả đám đành bấm bụng kêu thêm món ăn để tiền chia đều thì thôi , còn lẻ tiền là ăn tiếp! Một nhóm bạn thực dụng?
Thanh Huyền, đang học lớp 11 , 17 tuổi , 5 anh cựu ng` yêu, 3 anh đang trong quá trình chọn lựa, 1 anh chính thức. Tất cả đều @ , Dylan , hoặc xe 4 bánh. 1 trong n~ VDụ được gọi là yêu thưc dụng?
K.T, 1 cậu học sinh lớp 10, lên toà soạn của 2! Xin làm cộng tác viên. Câu đầu tiên “Em có bài nộp”, câu thứ 2 “ em được bao nhiêu”, câu thứ 3 “ bao giờ em lấy được tiền”. Bạn có thấy T thực dụng?
Câu trả lời xin gác lại cuối bài.
LUẬT MỚI CỦA 8X: LUẬT VẬT CHẤT
“Bây giờ quan trọng nhất là phải có tiền”- P.Thanh, SV năm 2 DHNNHN thở dài. “ Các cụ nói rồi , nghèo đi đôi với hèn. K có tiền thì nhục lắm. Không có tiền thì đừng hy vọng làm được điều gì to tát”. Hiện Thanh đang vay mượn bạn bè để hùm vốn cùng bà cô mở cửa tiệm kinh doanh quần áo. Cũng giống như nhiều 8X khác , Thanh cho rằng làm “nhà kinh doanh trẻ” thì bạn sẽ có tiền nhanh nhất. Thanh gần như bỏ bê hoàn toàn việc học của mình.
Nếu bạn hỏi thứ sách vở nào bán chạy nhất hiện nay , tôi sẽ trả lời ngay cho bạn : Sách dạy làm giàu. Còn nếu bạn đatự máy ghi âm bí mật để nghe lỏm các cuộc điện thoại của n~ túm con trai ngồi với nhau thì đên 90% bạn sẽ thấy đó là cuộc họp của toàn các đại gia tương lai.
K biết từ lúc nào , trong 1 bộ phận 8X đã có thói quen đánh giá con ng` = vật chất. Anh nào giỏi mới có nhiều tiền. Tất nhiên , 8X bây giờ cũng đủ thông minh để biết tiền đó của anh ta hay bố mẹ anh ta ( bởi loại con đại gia lôi tiền bố mẹ đi đập phá cũng chỉ được coi là dạng trọc phú không có gốc , k được coi trọng), nhưng lại k đủ chin chắn để hiểu rằng còn nhiều giá trị đáng quý hơn đồng tiền.
Bởi thế mà 8X cứ cố sống cố chết làm sao tăng càng nhiều càng tốt giá trị của mình = tiền, = địa vị và = n~ phụ kiện bên ngoài, bất chấp mọi thứ, kể cả dah dự và nhân phâm?. Trên mạng , n~ box “yêu thơ , yêu văn, yêu cá cảnh” ngày càng ít đi , thay vào đó là Hội chơi 02, Hội Piaggio, HộiVersarse…..ở n~ quán bar nổi tiếng Sài Gòn, cuối tuần đều có mấy cuộc giao lưu tưng bừng của n~ hội ng` lương tháng1000$. Giới trẻ dễ cảm thấy ghen tị , thấy nhục nhã đầy mình nếu lỡ thua sút anh em ở khoản lương bổng , phụ liệu ấy.Nên các sếp cứ tham phiến suốt ngày vì tình trạng “nhảy cóc” lung tung ở các nhân viên trẻ. “ Nhiều khi tôi k hiêu? Là họ thực sự thích làm việc gì nữa, cứ dăm tháng thấy ở đâu lương cao hơn là ùa nhau biến ngay. Họ chấp nhận làm việc nhưng luôn kèm theo mánh mung áp phe bên ngoài, kể cả bán ý tưởng, bí mật công ty cho đối thủ. Cứ mỗi lần tới đợt tăng lương, hay có công ty nước ngaòi nào mới đầu tư, tung lương ra để chiêu mộ nhân tài là thị trường nhân sự biến động!”- lời 1 giám đốc nhân sự.
“ Cha mẹ sinh con , trời sinh tính”, nhưng trời chưa bao h tự ban cho con ng` tinhd thuẹc dụng bẩm sinh. Chỉ có môi trường ssống thực dụng bắt nó phải sinh ra n~ công dân thực dụng.
8X học cách phải thực dụng từ khi còn đi học bởi sức ép của điếm số. “Chúng tôi muốn nói ý kiến của mình lắm chứ. Nhưng như vậy thì k kiểm điểm được nên đành chịu.”- Thăng Long, 1 nhân mới vào lớp 10 Việt Đức tâm sự .Trên giản đường , sinh viên thì mua điểm, mua đề thi bằng tiền, cứ bao nhiêu 1 môn ấy, cả lớp tự mà share đều với nhau. Dưới phổ thông , có em lớp 9 đã biết về nhà xin tiền bố mẹ đãi cả lớp đi ăn , “để lần này tụi nó bầu con làm lớp trưởng”. “ Có đứa còn ra giá thẳng thừng với bạn , đại khái mỗi phiếu bầu là 2000đ , muốn làm lớp trưởng cần mấy phiếu? Lớp phó mấy phiếu? Cứ thế mà tính tiền thôi”- P.Linh kể mà cười méo xệch , “ Tôi k ngờ tụi nó ranh đến thế!”
Con cái la “huân chương” đeo trên ngực bố mẹ, để bố mẹ nhìn ngắm , tự hào và khoe thành tiếng. “ Danh” bao lâu giờ cung đi kèm với “ Lợi”. Bố mẹ = mọi giá bắt con vào Đhọc , chỉ vì bằng cấp càng cao , kiếm tiền càng nhà mà lại nhàn hạ nhẹ nhàng. Con ma fthi rớt hay không thi Đhọc thì quả là phí phạm bao nhiêu tiền của bỏ ra cho con luyện thi, cho con học 12 năm nay . 10 năm trước , người ta bảo “ chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” Từ ngày nạn học thêm , dạy thêm tràn lan , giáo viên chạy show k kịp thở, ai đắt show vài năm có thể mua nhà , sắm xe hơi. Sư phạm lại thành trường top ten năm nào cũng nghìn nghịt thí sinh đăng ký. Đi học và học giỏi- mục đích cao nhất cũng chỉ để kiếm tiền sau này. Chung quy , con đường tìm kiến thức của giới trẻ gần như theo mẫu số chung : Đi lên từ tiền (của bố mẹ) và đạt đến đỉnh cao nhất: Tiền ( vào túi mình ) và để tiếp tục tái đầu tư như vậy cho thế hệ sau. Xoay vòng 1 chu trình.
Thực ra kiếm tiền và kiếm được nhiều tiền hay chăm lo cho bản than hoàn toàn không phải điều xấu. Xét theo 1 khía cạnh nào đó, nó còn có ích cho sự phát triển của XH. Khi mối công dân có nhiều tiền hơn thì đời sống XH sẽ cao hơn. Tuy nhiên cái lỗi lớn nhất của 8X là không biết ranh giới giữa thực dụng và thực tế, k biết tương quan giữa đồng tiền với đạo đức và tình cảm. Nhưng đó cũng là lỗi của thế hệ trước và XH hiện tại khi đã tiêm vào đầu 8X n~ tư tưởng tiền nong nhưng lại k đưa ra giới hạn giữa thực tế và thực dụng. 8X làm như thế cứ nghĩ là thực tế nhưng lại là thực dụng. Còn đối với 7X hay 6X khi thấy các em nói nhiều đến tiền thì qui kết ngay là 8X thực dụng, 8X xấu xa mà khong hểu rằng mình cũng có trách nhiệm trong cái phần xấu xa ấy.
Để chứng minh rõ điều này , ta nên quay vòng lại các dấu hỏi ở trên . Đức Hoàng( lớp 10 BTX) , kẻ đòi tiền bơm xe phân trần : “ Nhà mình nghèolắm. Tiền ăn nhiều khi còn không có nói gì đến tiền bơm xe, nếu xe có vấn đề thì mình ăn nói sao với bố mẹ”. Vậy liệu bạn ấy có thực dụng?
Phương Minh giải thích : “Đúng là mình muốn có 1 công việc tốt thật vì thời buổi này, vẽ tranh làm sao lo đủ cuộc sống ?Mình vẫn sẽ làm việc và vấn vẽ tranh như 1 sở thích . Mình nghĩ mình thực tế chứ không thực dụng.
Nhưng với 2 trường hợp còn lại thì đúng là sặc mùi thực dụng. Huyền chỉ chấp nhận yêu n~ gã trai nhà giàu để thoả chí mua sắm và ăn chơi của cô nàng, chẳng cần phải có tình cảm. Còn T thì điều quan trọng nhất với cậu chỉ là tiền mà thôi khi cùng 1 bài báo cậu mang đến tất cả các báo trong cùng 1 thời gian để đăng cùng lúc. Cả 2 hoàn toàn thoải mái với hành động của mình, bất kể điều đó có gây hại cho ng` xung quanh.
NẾU TIỀN CHỈ LÀ NGUYÊN NHÂN…
Lão tử từng nói : “Người không vì mình trời tru đất diệt”. Tất cả n~ gì con ng` khao khát và mong ước trong cuộc sống là sự thoả mãn cho chính bản ngã của mình.
Nếu bạn muốn biết rõ tất cả n~ điều bản than muốn gì, cần gì và làm thế nào để đạt được mục đích ….bạn có cái đầu thực tế đang khen ngợi. Song nếu mục đích của bạn chỉ là tối nằm lên tiền mà ngủ , danh lợi làm chăn đắp mình, bất chấp cảm xúc ng` khác và n~ quy tắc “ăn ở” thường tình thì đành phải tuyên bố rằng bạn đang gia nhập tập đoàn thực dụng! Có 1 cái nguyên tắc đơn giản như vậy thôi nhưng k phải ai cũng biết và kể cả khi biết rõ.. không phải ai cũng đủ bản lĩnh để làm theo.
Đừng trách tại sao các nhà giáo dục học thỉnh thoảng lại kêu gào : “ Giới trẻ quá thờ ơ với văn hoá truyền thống, văn hoá đọc, nghệ thuật thuần tuý, bỏ qua n~ giá trị hiện thực của tâm hồn, mà cứ mải lo chạy theo n~ giá trị sành điệu ảo??”. Khi tiền còn được coi là nguyên nhân và mục đích để vươn tới, bất kê? đạo đức và tình cảm thì n~ ng` trẻ non nớt và tội nghiệp kia vẫn sẽ quy đổi mọi giá trị ra tiền. Sợ rằng n~ tâm hồn đang trở nên vô cảm , ngày từng ngày cô đặc lại như tiền kia , thì liệu có giá trị tinh thần , văn hoá nào của VN sẽ được sinh ra bởi 8X, 9X….???
Lý giải vì sao cuốn nhật ký chiến tranh Đặng Thuỳ Trâm trở thành best seller kê? từ 10 năm qua ở Việt Nam . Người lớn nhìn ra trong đó những lý tưởng 1 thời tuổi trẻ mình đã từng mơ ước, từng khát khao và đã từng trót bỏ quên trong cuộc chạy đua vất vả làm giàu. Giới trẻ 8X ngỡ ngàng chợt nhận ra: “À, thì ra ngoài mục tiêu năm bao nhiêu tuổi, tài khoản tôi la bao nhiêu…cuộc sống này vẫn còn n~ điều khác xứng đáng để ng` ta hy sinh!”
S ự xúc động của n~ ng` vốn lâu nay chỉ biết nhắm mắt đi tới m à k h ề biết mình đang đi đâu, cần gì , cần bao nhiêudanh lợi để đủ gọi nhau là có hạnh phúc… S ự đáng sợ nhất của thực dụng là đây. Đi xuyên qua n~ cuộc ăn chơi, xuyên qua n~ tham vọng kiếm tiền thật nhiều = mọi cách, ước mơ , cảm xúc chỉ như bóng hắt lên t ường..
KẾT
Đôi khi đọc 1 cuốn sách hay cũng là hạnh phúc . Vẫn còn thứ ánh sáng khác ngoài ánh phản kim của thẻ Master, ánh đèn bóng bẩy của xe tay ga đắt tiền hay đèn báo sóng nhấp nháy của ĐTDĐ đắt tiền. Là khi bạn có tất cả n~ thứ đó trong tay mà v ẫn tự thấy cô đơn và trống rỗng. Dù sao cũng nên nói câu chúc mừng, vì ít ra vẫn còn có giây phút bạn nhìn thấy chính mình. Sợ nhất là bạn không có 1 giây như thế. Nhưng tôi tin rồi cũng có 1 lúc nào đó thôi...