Đọc nhật ký của con, chị Phượng giật mình phát hiện ra trẻ con bây giờ không đơn giản. Để được bầu là Cháu ngoan Bác Hồ, có học sinh đã mua Coca Cola để hối lộ bạn bè trong lớp.
Bé Thanh con chị Phượng học lớp 4. Cháu viết trong nhật ký: "Mình không còn tin vào bất kỳ điều gì nữa. Cô giáo nói ai được điểm cao nhất, ngoan ngoãn thì sẽ được danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ. Mình được điểm cao, mình chăm chỉ, không phải là học trò hư, vậy tại sao bạn Ánh điểm thấp hơn mình, hay bắt nạt con gái lại được cả lớp bình bầu? Có phải tại bạn ấy bỏ tiền ra khao Coca Cola cho các bạn?
Hôm đại hội, hình như cô giáo nhận ra mình buồn nên đã đưa cho mình một gói quà, nhưng mình không vui! Mình không cần món quà này, cô giáo nghĩ rằng nó sẽ làm mình vui ư khi mà mình đã không còn tin cô và các bạn nữa?”.
Đọc những dòng này, người lớn thường giật mình không hiểu làm sao một cậu nhóc 9-10 tuổi lại có thể nghĩ ra trò bỏ tiền mua Coca Cola “hối lộ” lũ bạn, để chúng bầu mình mà không bầu bạn khác? Số tiền đó cậu nhóc lấy ở đâu và tư tưởng “mua chuộc” này cậu bé học được từ ai?
Không chỉ vậy, hiện nay, tình trạng phân chia “giàu, nghèo” trong các lớp học nhí đang manh nha và có nguy cơ phát triển. Học sinh con nhà khá giả thường xuyên bỏ tiền ra mua kẹo, nước khao nhau hoặc dịp sinh nhật mua quà tặng nhau. Những khoản tiền bố mẹ cho lại trở thành nguồn gốc của nhiều “trò chơi” không dành cho con trẻ.
Bé tí đã yêu
“Mai à, tớ xin lỗi bạn vì ngày Valentine tớ đã chuẩn bị quà cho bạn nhưng lớp bạn đông quá nên tớ ngại không vào. Chiều mai, học xong bạn ở lại lớp đợi tớ nhé!”. Phụ huynh của bé Minh, mới 9 tuổi, bắt được lá thư trong ngăn cặp của con mình.
Tối hôm sau, Minh đi học về mang theo một túi xách vuông rất đẹp rồi lén cất vào tủ. Chị hỏi thì cậu bé giấu không nói. Tò mò, đợi lúc con ngủ, chị mở tủ thì thấy một hộp quà thắt nơ rất sang trọng, tấm thiệp in hình mũi tên xuyên qua trái tim đỏ thắm và dòng chữ “I love you”. Bên trong là mặt đeo dây chuyền bằng bạc hình trái tim, mở trái tim ra thì phía trong là một cái mặt đồng hồ xinh xắn.
Chị Phượng, mẹ cháu Thanh, cô bé từng rầu rĩ vì không được bầu là Cháu ngoan Bác Hồ, lo lắng khi nghe con kể chuyện ở lớp: Lớp Thanh có một nhóm bạn trai "kỳ lắm", toàn chọc ghẹo con gái. Trong đó có một bạn thường xuyên ngồi ở cổng trường, thấy con gái đi qua là lại chạy tới đụng vô người, bảo "con gái nhà ai mà xinh quá vậy?”.
Theo các chuyên gia tâm lý, ở lứa tuổi lên 9, lên 10, các cháu còn quá nhỏ, lẽ ra là những đứa trẻ trong sáng, hồn nhiên. Nhưng có những em lại biết nhiều hơn chuyện ăn, ngủ, học hành. Nguyên nhân là người lớn chưa lấp được lỗ hổng trong giáo dục trẻ tại trường học và tại nhà.
Thực tế có rất ít phụ huynh quan tâm sát sao tới đời sống tâm sinh lý, sự phát triển nhân cách của con cái. Để trẻ phát triển những tính cách xấu một cách tự do mà không uốn nắn, rèn giũa thì tương lai những đứa trẻ này sẽ trở thành những công dân không tốt. Cái “tội” đó thuộc về người lớn.
Nhân tiện có bài báo này mình rất muốn nhận được nhiều ý kiến của các bạn về vấn đề giáo dục trẻ em
Nếu có thể chúng ta hãy kể lại những mẩu chuyện thời thơ bé một cách chân thực nhất. Từ những mẩu chuyện đó có thể rút ra những bài học về sự nhận thức của trẻ con được sinh ra trong những thời đại và môi trường khác nhau.
Trẻ con là tương lai của thế giới của xã hội và gia đình.
Có 1 thằng bé đang ăn rất nhiều kẹo, 1 người đi ngang qua thấy vậy liền bảo: - Này cháu, ăn nhiều kẹo quá là ko tốt đâu. - Nhưng ông của cháu sống rất lâu đấy. - Vì ăn quá nhiều kẹo à? - Ko, vì ông cháu chẳng bao giờ xía mũi vào chuyện của người khác cả.
Mình có 1 đứa em họ,năm nay nó học lớp 2. Khi nó còn học mẫu giáo, có lần mình đến trường đón nó thì nghe mấy đứa bạn nó la to: - Thằng Vũ yêu con Ngọc Trinh đó chị! Yêu say đắm luôn! Mấy đứa nó la chí choé, còn thằng nhóc em mình đứng nhìn mình lấm lét. Mình cũng tá hỏa. Mình bảo mấy đứa nhóc nói vậy là ko nên, là hư, chị méc với cô giáo đó.Mình đưa nó về mà vừa buồn cười, vừa giận. Nhưng phải nói chuyện nhẹ nhàng với nó. Dụ nó 1 hồi lâu thì nó mới dám nói " Em thích bạn Ngọc Trinh, tại vì Ngọc Trinh đẹp, mắt nhỏ nhỏ, da trắng trắng,không có chảy mũi,hay chơi chung với em. Mà mấy đứa kia nói là yêu hoài." Nó nghĩ yêu là xấu nên cứ nhìn mình lấm lét.Ko ngờ con nít mà cũng nhận xét ghê ghớm thiệt. Mình cũng giải thích cho nó hiểu là, chỉ có người lớn mới dùng từ yêu, con nít không được nói vậy. Nó còn dặn mình là đừng nói cho mẹ nó biết nữa. Con nít bây giờ thông minh lắm. Bởi vậy nó rất dễ tiếp xúc với nền văn hoá của người lớn.Cần phải chú ý dùng từ ngữ khi nói chuyện với nó.
Khi còn nhỏ mình được đọc rất nhiều sách. Bố mình đi làm xa và mỗi lần về thường mang về một chồng sách cũ mua trên thị xã. Sách đủ loại, nhưng nhiều nhất vẫn là truyện thiếu nhi, từ Không gia đình, Ôlivơ Tuýt, Hai vạn dặm dưới biển ... đến Tuổi thơ dữ dội, Dế mèn phiêu lưu kí.. Mình đã nhận được rất nhiều từ sách, cả kiến thức và hình thành tính cách bây giờ. Bây giờ có quá nhiều phương tiện học tập lạm dụng chức năng giải trí. Vì vậy mình nghĩ trẻ con nên đọc nhiều sách. Mà người lớn cũng vậy, phải gương mẫu chứ!![lol]
Hơi lạc đề tý nhưng khá thú vị.Một chương trình (video) khám phá tâm lý tuổi Teen của VN:Me Xanh. Những suy nghĩ của lứa tuổi đang trong giai đoạn định hình nhân cách này ngày càng ttược các nhà tâm lý giáo dục VN quan tâm hơn. [movie]mms://203.162.1.217/VideoClips/060506Mexanh.wmv[/movie]
Mình có một góp ý nhỏ với fungwan thế này:Trong những topic mà rất cần một sự nghiêm túc nho nhỏ để mọi người cùng thảo luận thì sẽ không hay nếu đưa những hình ảnh như vừa rồi.Những hình ảnh như vừa rồi mà được đưa vào mục "cuối tuần cùng bình loạn" thì thật thú vị.Hài ra hài,nghiêm túc ra nghiêm túc thì vẫn tốt hơn là nửa nọ nửa kia cùng một lúc mà. Dù sao đây cũng là ý kiến rất cá nhân.Để trang web của Dốngdu mình không qua lộn xộn,người ngoài nhìn vào họ đánh giá sai về học sinh Dôngdu mình.