Đến năm 2020 Việt Nam phấn đấu trở thành một nước công nghiệp hoá. Vậy một nước công nghiệp hoá là như thế nào?
Nhiều người sẽ nghĩ rằng đó là nền sản xuất của máy móc. Máy móc sẽ thay thế phần nhiều sức lao động của con người, hay nói cách khác máy móc giải phóng sức lao động của con người. Có phải chỉ đơn giản là như vậy ?
-Khi nghĩ ra mục tiêu phấn đấu để trở thành nước công nghiệp hoá, các nhà lãnh đạo cho dù ích kỷ đến đâu chắc cũng sẽ tưởng tượng ra rằng một nước công nghiệp hoá thì dân chúng sẽ hạnh phúc và sướng hơn bây giờ.
Các bạn đang học tại Nhật, một nước công nghiệp hoá, tương lai sẽ về Việt Nam để đóng góp vào công cuộc công nghiệp hoá của nước nhà, vậy các bạn có hiểu một nước công nghiệp hoá là thế nào? Những vấn đề gì sẽ gặp phải khi hàng hoá được máy móc sản xuất hàng loạt? Con người sẽ thay đổi như thế nào?
Trong khi Việt Nam còn chưa là một nước công nghiệp,hãy chuẩn bị trước. Và để hiểu được vấn đề hơn thì hãy đưa ra những suy nghĩ và ý kiến của mình để mọi người cùng thảo luận
Thế nào là một nước Công nghiệp. Câu hỏi này thì chỉ cần đọc lại định nghĩa là Ok. Nhưng câu hỏi Việt Nam đến năm 2020 sẽ làm thế nào để phấn đấu trở thành nước Công nghiệp đó mới là câu cần hỏi quan trọng. Thứ nhất công nghiệp hoá ở một đất nước có đến 80% là lao động Nông nghiệp, người dân thuần nông, đó là một bài toán rất khó, công nghiệp hoá không chỉ là máy móc có thể thay thế được sức lao động mà lúc đó cái quan trọng là lao động ở đây phải là "lao động trình độ cao". Ở VN hiện tại cũng đang có một vấn đề rất lớn và quan trọng là việc giải toả và đền bù cho người dân ở các chung cư or xây dựng các khu công nghiệp (KCN) ở các tỉnh, nhà quản lý chỉ quan tâm đến việc đền bù chỗ ở hoặc đền bù bao nhiêu tiền cho người dân bị giải toả mà không nghĩ đến việc sau khi bị giải toả thì người dân sẽ sống như thế nào với cuộc sống mới, với môi trường mới? Thế là sinh ra việc "chợ" trên các nhà chung cư, hoặc có tiền đền bù không biết cách đầu tư vì chỉ thuần nông. Vấn đề ở đây nếu nghĩ một cách sâu xa hơn thì mình sẽ nhận thấy nếu công nghiệp hoá nghĩa là việc giải phóng sức lao động chân tay của con người bằng máy móc, tức nghĩa là lúc đó nếu không lường trước được thì sẽ vấp phải vấn đề thất nghiệp, kéo theo các tệ nạn xã hội sẽ phát triển mạnh (mà các nước phương tây đã mắc phải). Như vậy vấn đề thứ nhất của công nghiệp hoá và cũng là vấn đề cốt lõi sẽ là "con người". Cách đây 1 năm việc vận chuyển "Tượng đồng" đến Điện Biên Phủ, khi giao thông còn quá hạn chế, việc vận chuyển đã gặp rất nhiều khó khăn.... Ở đây mình muốn đề cập đến vấn đề Công nghiệp hoá, không chỉ máy móc thay thế lao động để làm ra sản phẩm (tăng năng suất lao động) mà còn phải vận chuyển sản phẩm đó đến nơi cần tiêu thụ. Như vậy giao thông cũng là một khía cạnh quan trọng của việc Công nghiệp hoá. Một vấn đề khác cũng được đặt ra đó là khi công nghiệp hoá thì các sản phẩm là ra sẽ có chất lượng cao, đồng đều về mẫu mã, chất lượng, .... Trong lĩnh vực xây dựng của mình thì mình còn nhớ trước đây có một bộ phim của Đức, một anh chàng khi uống rượu say rồi đi về nhà, anh ta đi nhầm vào một khu phố khác nhưng những toà nhà ở đây giống y hết nhau và cũng giống cả nhà của anh ta nên anh ta đã đi vào nhầm và điều cũng buồn cười là chiếc chìa khoá của anh cũng mở được cái phòng có số giống phòng anh, và khi anh ta bò lên giường để ngủ thì mới nhận thấy có người đang ngủ trên giường của mình... Thực ra câu chuyện này mình kể ra chỉ muốn nói rằng khi công nghiệp hoá thì cũng nên cần để ý đến vấn đề thẩm mỹ, tình cảm của con người, đừng để mọi thứ quá công nghiệp sẽ trở nên nhàm chán. Như vậy theo mình, muốn VN đến năm 2020 sẽ phấn đấu trở thành nước công nghiệp hoá thì: 1. Vấn đề đầu tiên và cũng là quan trọng nhất đó là "con người" 2. Vấn đề tiếp theo là vấn đề về giao thông, máy móc, công nghệ hiện đại. 3. Và một vấn đề cũng không thể bỏ qua đó là tìm hướng giải bài toán về lao động sẽ dư thừa. Như vậy thì khi minh đi theo cách suy nghĩ này thì mình sẽ từng bước giải được câu hỏi "VN đến năm 2020...", theo mình nghĩ thì như vậy, mình cũng mong các bạn cùng suy nghĩ xem còn những vấn đề gì không, khi mình đặt ra được những cái cần phải làm thì mình nghĩ lúc đó mình sẽ từng bước giải được nó.
@dqarch không biết có ở VN không mà rõ tình hình các khu công nghiệp thế! Nhận xét rất chính xác ^_^ Tuy nhiên khu vực Nam Bộ thì không hẳn thế!
Vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất ở đâu chẳng vậy - vấn đề con người! Mà cũng chỉ cần giải quyết mỗi vấn đề này mà thôi, những cái khác chỉ là kết quả hoặc là hệ quả tất nhiên. Theo roll nghĩ vậy ...
-----
Mà sao cứ phải là nước công nghiệp, thực ra một nước nông nghiệp với nền sản xuất công nghiệp sẽ ra sao?! Với giá 3000 yên 10kg gạo, bán vài tạ cũng ngang với bán một con lenovo của Trung Quốc còn gì!
Đi tìm một hình mẫu phát triển cho Việt Nam trong tương lai quan trọng nói cách khác xét lại sự đúng sai, cần thiết, hợp lý của biểu tượng "công nghiệp hóa đất nước" chẳng phải là nên chăng?!
Theo em thì nước Công nghiệp mà chúng ta đang phấn đấu đến 2020: -về lý thuyết là tỉ trọng ngành Công nghiệp trong nền Kinh tế đạt đến một giá trị nhất định ( 70% ?!!) -thực tế là đi theo mô hình của những nước công nghiệp hàng thứ 2, đi trước chúng ta một chút như các nước Đông Âu, Nga, Arap Seut,... hay gần hơn cả là Thái lan, Malaysia...( những nước CN hàng đầu như Mỹ, Nhật, Tây âu .. có lẽ sẽ là mục tiêu ở giai đoạn tiếp theo ). Trong CN thì Công nghiệp nặng có vai trò chủ đạo. Em có nghe kể lại là sau Giải phóng chúng ta tập trung ưu tiên phát triển CN nặng theo mô hình Liên xô, những nhà máy như Gang thép Thái Nguyên, Hoá chất Lâm Thao, Cơ khí Gia Lâm, Xi măng Hải Phòng... đã từng nổi danh một thời ấy, nhưng kết quả là: cho đến giờ chúng ta vẫn phải nhập khẩu phần lớn máy móc, thép và hoá chất--> thất bại. Sau Đổi mới chúng ta mới tập trung vào CN nhẹ ( May, Giầy da, Lắp ráp..) và Dịch vụ, đến nay có thể nói là đạt được thành công!!. Vậy tại sao ngành CN nặng đã thất bại? Phải chăng là chúng ta đã thiếu nguồn nhân lực và một cơ chế tốt. Nhưng hiện nay cơ chế đã thông thoáng, nhân lực cũng không thiếu, trong nước có rất nhiều sv giỏi đã tốt nghiệp, và một số lượng lớn sv đi du học ngành Công muốn trở về, theo em đã đến lúc chúng ta tập trung phát triển ngành CN Nặng, sớm hướng đến một nước CN.
Cảm ơn dqarch đã có ý kiến rất sinh động và sát thực. Cả dqarch và roll đều có chung suy nghĩ là vấn đề con người là quan trọng hàng đầu. Mình cũng có cùng suy nghĩ như vậy.
Vậy giải quyết vấn đề con người như thế nào để phục vụ cho công nghiệp hoá và đáp ứng một nếp sống công nghiệp?
Tình cờ mình có đọc được ở đâu đó một câu nói của Matsushita Konosuke (người sáng lập ra tập đoàn Matsushita Electric danh tiếng) : Công ty Matsushita Electric chủ yếu với mục đích đào tạo con người và tiện thể chế tạo đồ điện dân dụng
Có nghĩa là công ty là một trường học đào tạo con người và để công ty tồn tại và phát triển được thì phải có sản phẩm tốt.Theo mình thì đây là một cách suy nghĩ thông minh và đúng đắn, trong khi nhiều công ty Việt Nam hiện nay chưa nhận thức hết tầm quan trọng của vấn đề đào tạo nhân viên cũng chính là đạo tạo con người cho một xã hội công nghiệp. Phải chăng dù phát triển thế nào thì cũng phải trên quan điểm :
Con người làm chủ máy móc và làm chủ chính mình
Roll viết:
Mà sao cứ phải là nước công nghiệp, thực ra một nước nông nghiệp với nền sản xuất công nghiệp sẽ ra sao?! Với giá 3000 yên 10kg gạo, bán vài tạ cũng ngang với bán một con lenovo của Trung Quốc còn gì!
Đây chính là công nghiệp hóa trong nông nghiệp.Nhưng làm nông nghiệp không thì nguồn nhân lực sẽ dư thừa.Hơn nữa đây cũng là một bài toán tổng hợp nhiều dữ kiện và mỗi dữ kiện đều mất nhiều năm để đáp ứng, và không thể cứ đi vay mãi được trong một thời gian dài.
sun_sea viết:
-về lý thuyết là khi tỉ trọng ngành Công nghiệp trong nền Kinh tế đạt đến một giá trị nhất định
Công nghiệp hoá được ứng dụng trong tất cả lĩnh vực,kể cả làm nông nghiệp và sản xuất thủ công mỹ nghệ.Vấn đề ở đây là những cải tiến về máy móc, cải tiến về tổ chức quản lý giải phóng bao nhiêu sức lao động của con người? Khi đó con người sẽ có thời gian tương ứng để tái tạo sức lao động và sáng tạo.
Các ý kiến đều đồng ý việc phát triển nguồn nhân lực là quan trọng hàng đầu? Hay tạm thời có thể nói Một nước công nghiệp là một nước có tất cả dân số là con người công nghiệp Vậy từ giờ sẽ thảo luận xem phát triển con người công nghiệp như thế nào?
-Để thảo luận về vấn đề này trước tiên cần phải có một số dữ liệu về nguồn nhân lực tại Việt Nam, có thể tham khảo tại trang web của bộ lao động thương binh xã hội http://www.molisa.gov.vn/
tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn/Default.aspx?tabid=217
và bài viết của giáo sư Trần Văn Thọ về xuất khẩu lao động:
so sánh với số liệu của Nhật http://www.mext.go.jp/b_menu/toukei/001/06080115/002/sanzu01.xls
Thêm một chút về vấn đề đào tạo:
Chương trình du học Đông Du của thầy Hoè chính là một cách để tạo ra cho xã hội Việt Nam những con người công nghiệp. Học sinh sang Nhật ngoài việc học tập kiến thức còn được trải nghiệm về một cuộc sống tác phong công nghiệp.
Hiện cũng có một số anh senpai tốt nghiệp ra trường theo con đường của thầy cũng đưa lao động từ Việt Nam sang với suy nghĩ giống thầy .Một số anh em khác thì lập công ty riêng, nhưng hy vọng các anh đều theo quan điểm : Công ty là trường học để đào tạo con người và thông qua công việc để giáo dục con người,là môi trường để tu dưỡng đạo đức và tài năng từ giám đốc đến nhân viên
Mệnh đề 1 : -Người sống trong một nước công nghiệp thì điều kiện cần là người đó phải là người công nghiệp mới có sự hoà hợp với đất nước công nghiệp.
Mệnh đề 2 : -Người sống trong một đất nước công nghiệp nếu không phải là con người công nghiệp mà vẫn hoà hợp với xã hội công nghiệp là một số trường hợp rất cá biệt (Ví dụ như những nghệ sĩ hoài cổ cực đoan,nhà tu hành khổ hạnh.v.v.v...).
Gọi người mệnh đề 1 là x Gọi người mệnh đề 2 là y
1. Hãy tìm x và y trong mọi trường hợp,biết rằng ∑x+∑y=z
z : là tổng số những người hạnh phúc trong tổng dân số S của Việt Nam .
2. Tìm con đường đi ngắn nhất để S-z=min
Trước hết cần có bổ đề : TIÊU CHUẨN HOÁ CON NGƯỜI CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Vậy con người công nghiệp theo tiêu chuẩn Việt Nam là gì, dựa trên tiểu chuẩn đó để tìm x và y