Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn GS. John C. Schafer Đại học Humboldt, Mỹ . Đã có rất nhiều sách báo viết về Trịnh Công Sơn nhưng có một đề tài mà theo tôi đã không được đề cấp đến nhiều, đó là triết lý của Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn có viết: "Tôi vốn thích triết học và vì thế tôi muốn đưa triết học vào những ca khúc của mình. Một thứ triết học nhẹ nhàng mà ai ai cũng có thể hiểu được." Bài này sẽ trình bày rằng thứ "triết học nhẹ nhàng" này chính là triết học Phật giáo.
Trong Tứ Diệu Đế của đậo Phật chân lý đầu tiên là khổ đế. Khổ đế là một đề tài rất phổ thông trong nhạc Trịnh Công Sơn: “Tin buồn từ ngày mẹ cho mang nặng kiếp người,” ông đã hát trong “Gọi tên bốn mùa.” Cuộc đời đầy khổ và buồn vì không có gì trường cửu cả. Theo Kinh Kim Cương, “Tất cả các pháp hữu vi,” là “như sương mai, như ánh chớp.” Đây là một ý niệm Trịnh Công Sơn nhắc đi nhắc lại trong nhiều lời ca của mình. Giống như “con chim ở đậu cành tre” và một “con cá . . . trong khe nước nguồn” không ai trong chúng ta là những người định cư vĩnh viên, tất cả đều là những người “ở trọ trần gian” này (“Ở trọ”). Trong khi tạm cư ở chốn trần gian này chúng ta tìm chỗ ẩn náu trong tình yêu, nhưng rồi tình yêu cũng mất đi. Tình yêu như tất cả mọi sự khác đều vô thường như Trịnh Công Sơn đã viết trong bài “Đóa hoa vô thường” và nhiều bài ca khác. Các bài tình khúc của Trịnh Công Sơn là những lời tuyên bố siêu hình rằng những đổ vỡ tình yêu không phải là những chông gai nho nhỏ trên con đường đời đẹp đẽ vô song. Các bài tình khúc của Trịnh Công Sơn, như Hoàng Phủ Ngọc Tường nói, là những “bài kinh cầu bên vực thẳm.”[ii] Các bài ca này là những lời nhắc nhở cho chúng ta về lẽ vô thừong.
[bounce][bounce][smile]Bis!Bis!Cảm ơn anh Tuệ, em thích những bài viết nhẹ nhàng như thế này...Đọc dễ hiểu và cũng dễ thấm nữa... [oops] Chờ những bài viết tiếp theo của anh!
Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc của người say(ông thường sáng tác trong lúc uống rượu hoặc rất tâm trạng)nên để cái đầu "tỉnh" đi bình nhạc ông thì thật không hợp.Giống Tuý Quyền trong võ học, nếu uống cafe hay uống trà thì còn lâu mới ngộ được cái hay của nó. Vậy nên mấy bài bình nhạc như thế này không có gì để học hỏi cả[rolleyes]
Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc của người say(ông thường sáng tác trong lúc uống rượu hoặc rất tâm trạng)nên để cái đầu "tỉnh" đi bình nhạc ông thì thật không hợp.Giống Tuý Quyền trong võ học, nếu uống cafe hay uống trà thì còn lâu mới ngộ được cái hay của nó. Vậy nên mấy bài bình nhạc như thế này không có gì để học hỏi cả
Mỗi bài hát của ông được sáng tác từ nhiều suy nghĩ trong đời thường, mỗi ngày ông suy nghĩ về quá khứ hiện tại tương lai theo cái "triết lý nhẹ nhàng" đó. Từ đó hình thành những ý niệm quanh 1 ca khúc chưa thành hình. Rượu chỉ là chất kích thích giúp ông có thể liên hệ những gì đã hình thành trong đầu thành 1 dòng chảy. Bởi vậy không tỉnh táo và từng trải có lẽ không khám phá hết cái ý nghĩa trong ca từ của ông. Chỉ là ý nghĩ của asu[lol]
Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc của người say(ông thường sáng tác trong lúc uống rượu hoặc rất tâm trạng)nên để cái đầu "tỉnh" đi bình nhạc ông thì thật không hợp.Giống Tuý Quyền trong võ học, nếu uống cafe hay uống trà thì còn lâu mới ngộ được cái hay của nó. Vậy nên mấy bài bình nhạc như thế này không có gì để học hỏi cả
Hihi...vậy không biết jugo khi bình bài viết của người khác khi tỉnh táo hay say mà viết giống người say vậy cà [wink][wink]
Ở đây có 1 tài liệu đăng bài viết của các nhà bình nhạc, các nhạc sĩ viết về nhạc sĩ họ Trịnh và nhạc Trịnh. Ai ghiền nhạc Trịnh thì nên download về đọc.[smile] http://www.megaupload.com/?d=O7SIBLVV
Cảm ơn anh Tuệ nhiều lắm. Mong anh post tiếp những phần tiếp theo cho em đọc với .
To jugo : Người post chỉ mới post phần đầu , chưa trích dẫn xong , cũng chưa nói ra cảm tưởng , phân tích của riêng mình .Jugo nói vậy là quá sớm . Quả thật , theo cá nhân tôi thì phần mở đề đó không có gì mới lạ .Và cách nói : " ông thường sáng tác trong lúc uống rựu hoặc rất tâm trạng " thì không đúng . Mong rằng jugo biết lắng nghe .
Mới chỉnh một chút mà bác Tuệ im luôn vậy[grin] Chính thức gửi lời cỗ vũ bác Tuệ post bài. @Huynh: ok,thì không đúng. Chuyện đó bàn nhiều thành lạc đề.[smile] Nhắn thêm: nếu có thời gian đọc thêm các bài viết của những người bạn TCS(không phải những người bình nhạc), thấy nhiều cái hay hơn.Thân.[smile]
To jugo Nhạc Trịnh Công Sơn là nhạc của người say(ông thường sáng tác trong lúc uống rượu hoặc rất tâm trạng).Vậy thì xin chúc mừng bạn nhé vì bạn luôn ở gần TCS khi ông sáng tác nhạc nên mới biết rõ như vậy!( TCS mất năm 2001,còn Bạn năm nay mấy tuổi rồi vậy?) Để cái đầu "tỉnh" đi bình nhạc ông thì thật không hợp.Lại một lần nữa xin chúc mừng ban ,vi ban đã tìm ra cách để cảm nhận nhạc TCS,va bạn hãy uống rưọu thật nhiều khi nghe nhạc TCS nhé. Giống Tuý Quyền trong võ học, nếu uống cafe hay uống trà thì còn lâu mới ngộ được cái hay của nó.Đỉnh cao của võ học nói chung hay Tuý quyền nói riêng thi kiểu như là:Không uống rượu mà vẫn đạt đươc trạng thái say,cho dù uống cafe, trà ,hay nước lã di chăng nữa( trạng thái Thiền )đó mới chính là Chân Ngộ,còn cái Ngộ của bạn là cái Ngộ của kẻ thất phu ma thôi . Mấy bài bình nhạc như thế này không có gì để học hỏi cả! Câu nói này hoàn toàn đúng , xin cám ơn ban nhe!Cuối cùng thì mới thấy có câu nói tam được! Xin chuc mung! Con bây giờ thì dành một chút yên lặng cho Trịnh Công Sơn nhé.
Triết học nhẹ nhàng của Trịnh Công Sơn GS. John C. Schafer Đại học Humboldt, Mỹ . Một đề tài Phật giáo khác trong nhạc Trịnh Công Sơn là thuyết luân hồi. “Hát bụi nào hóa kiếp thân tôi / Để một mai tôi về làm cát bụi,” ông hát trong “Cát bụi.” “Ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô,” trong “Rừng xưa đã khép.” Trong các ca khúc của mình Trịnh Công Sơn có vẻ đồng ý với đạo Phật rằng “Hiện tại là hình bóng của quá khứ và tương lai là hình bóng của hiện tại.” Trịnh Công Sơn cũng tỏ ra chấp nhận thuyết luân hồi của Nhà Phật trong những câu mà Trịnh Công Sơn đã làm nhòa nhạt biên giới giữa đi và về, như trong bài “Phôi pha”: “Có những ai xa đời quay về lại / Về lại nơi cuối trời.” Nếu chết là để đi đến tái sinh thì khi ta ra đi nghĩa là ta trở lại. Nhìn sống và chết cũng như nhìn nước chảy trên sông và tự hỏi nước đang ra đi hay nước đang trở về. Đó là ý của Trịnh Công Sơn trong “Gần như niềm tuyệt vọng”: “Những ngàn xưa trôi đên bây giờ / Sông ra đi hay mới bước về.” Theo đạo Phật không có cái ta trường cửu nhưng mà có một chút gì trong cái ta đã mất được tiếp nối trong cái ta tái sinh. Quá trình này thường được so sánh như khi ta thắp một cây nến từ một cây nến khác, có cái ra đi và cũng có cái trở lại, “một cõi đi về” như Trịnh Công Sơn viết trong bài ca cùng nhan đề.
Một ảnh hưởng khác của Phật giáo trong ca khúc của Trịnh Công Sơn là sự mập mờ và siêu lý luận của các câu văn. Nhạc lẽ dĩ nhiên là tiếng nói của con tim không phải là của lý trí nhưng sự xác định này cũng chưa đủ dể giải thích tại sao Trịnh Công Sơn có vẻ như không muốn làm cho lời ca rõ ràng. Tôi nghĩ rằng đây là ảnh hưởng của Phật giáo, rằng người ta không thể chỉ ngồi mà lý luận để đi đến một sự bình an cho tâm hồn, rằng ý niệm giác ngộ vượt qua biên giới của ngôn ngữ và lý luận.