em mời anh vô ăn trưa...[grin][grin][grin]
Bèo nậm lọc, anh ăn cái mô???[lol]
em kể anh nghe về mấy loại bánh và cách làm nhé...
Có bốn món bánh mặn là bánh nậm, bánh bột lọc, bánh bèo, bánh ít trần (không có gói lá chuối) của Thừa Thiên Huế, mà theo Cẩm Tuyết, đó là bốn loại bánh dân dã nhất đã tách ra khỏi danh mục những món ăn cầu kỳ, đắt tiền… mà người ta vẫn gọi là cơm vua của vùng đất Hoàng Triều Cương Thổ để ra đi rất xa, nhất là xuôi vào đến tận mọi ngóc ngách của miền Nam VN mà vẫn giữ nguyên vẹn hình thức và cách sử dụng nguyên vật liệu.
Bốn loại bánh này làm bằng ba thứ bột rất căn bản trong nghệ thuật làm bánh trái của VN đó là bánh bèo, bánh nậm làm bằng bột gạo, bánh ít làm bằng bột nếp và bánh bột lọc làm bằng bột năng; cùng với hai loại thực phẩm mà đắt rẻ, ít nhiều gì đâu đâu cũng có, đó là tôm và thịt heo; còn lá chuối thì trên đất Việt có gì khó tìm. Các bạn có tin không, trên đất VN thôi, ở đâu có những người gốc Bình Trị Thiên định cư là có bán ít nhất một trong bốn món bánh này. Chỉ cần một hai trăm gram tôm bạc, ít thịt nạc vụn vằn, thêm lon bột, vài tấm lá chuối là người ta có thể dễ dàng làm thành những cái bánh ngon lành, rất đặc trưng dân tộc.
Riêng bánh bột lọc, vừa gọn gàng để mang đi đường khi ăn chẳng cần chén đũa, vừa dễ làm để nêm nếm cho vừa miệng ngay trong nhân bánh. Nếu các bạn dùng xe hơi để đi du lịch từ Sài Gòn đi miền Đông, miền Trung..chỉ cần ra đến vùng Dầu Dây, Gia Kiệm thôi… khi dừng xe tạm nghỉ bên đường, có thể bạn sẽ gặp vài người bán dạo từ đâu đó đột ngột hiện ra với chiếc xe đạp mà phía sau ràng chặt một cái thúng đậy kín. Họ sẽ lấy ra từ cái thúng từng xâu bánh bột lọc nóng hôi hổi và mời rao mỗi chục cái với giá chỉ có năm ngàn đồng VN bằng một giọng nói "quê ơi là quê"! Bạn cứ yên tâm mua làm quà ăn vặt đi đường mà không lo lắng chuyện bụng dạ gì hết, cứ mở hết cả chục bánh ra là biết liền. Cẩm Tuyết xin quảng cáo không công đó!
Những cái bánh dân tộc đáng yêu không bao giờ mất gốc vì nó đã giúp cho người làm ra chính nó có được đồng tiền mưu sinh khi tha phương cầu thực. Cẩm Tuyết có về Huế tham dự Festival 2000, rồi đến 2002, 2004… mình nhận thấy một điều là Huế càng ngày càng có rất nhiều những tấm bảng hiệu, thường chỉ lớn chừng nửa mét vuông, treo nhan nhản khắp nơi và trên hầu hết những tấm bảng này được viết rất vắn tắt những chữ không phết phẩy gì cả như sau: LỌC LỤI BÈO NẬM KHOÁI ÍT RAM (có tấm bảng viết cũng từng ấy chữ nhưng theo thứ tự khác). Lần đầu tiên Cẩm Tuyết thấy một tấm bảng như thế này bèn đứng đọc thử, rồi đọc xuôi đọc ngược, đọc nhanh dần và tự nhiên líu cả lưỡi, lộn tùng phèo lên. Ban đầu thì buồn cười rồi thấy… buồn buồn. Văn hoá… thương hiệu món ăn dân tộc trên đất kinh kỳ đó sao?
cách làm
BÁNH BỘT LỌC
VẬT LIỆU
1. Lá gói bánh:
Lá chuối rửa sạch, lau khô, cắt miếng cỡ 10 X 15cm. Mỗi bánh chỉ cần một miếng lá chuối. tùy thích chuẩn bị ít nhiều. Nếu muốn làm sẵn lá, sau khi có lá và cắt xén, lau sạch, xếp cuốn lại , để chỗ thoáng qua ngày hôm sau vẫn làm được, không cần cho vào tủ lạnh
2. Nhân bánh :
- 200gr tôm đất tươi hoặc tép bạc, chọn tôm con nhỏ, để vỏ, dùng kéo cắt đầu râu, chân, để vỏ đuôi cho đẹp mắt, rửa sạch, để ráo.
- 300gr ba chỉ cắt miếng mỏng bằng cỡ ½ so với thân tôm.
- 100gr hành ta, băm nhuyễn.
- 50gr nấm mèo ngâm nước cho nở lớn, cắt bỏ gốc rễ, xắt sợi nhuyễn (tùy thích có hay không).
- Ướp trộn tất cả với 2/3 muỗng cà phê muối + 1 muỗng nhỏ tiêu + ½ muỗng nhỏ bột ngọt nếu thích, để qua 30 phút, xào chín đều tôm thịt với 2 muỗng súp dầu ăn.
3. Bột bánh:
2 chén bột năng + 2 chén nước lạnh + 2 muỗng súp dầu ăn + ½ muỗng cà phê muối, khuấy đều hỗn hợp cho tan hết bột rồi mới bắc lên bếp, để lửa rất nhỏ, khuấy đều tay và liên tục cho đến khi bột đặc lại, không chảy nhão nhưng vẫn ở trong dạng dẽo sệt là được, gói bánh ngay khi bột còn đang nóng.
4. Gói bánh:
Dùng một cái muỗng súp để múc bột cho có phân lượng cố định, bánh gói ra sẽ đều hơn. Đặt ngửa một miếng lá chuối, múc vào một muỗng súp bột, kéo bột mỏng ra, đặt vào giữa bột một con tôm + 1 miếng thịt + ít nấm, hành… Gấp 2 mép lá theo chiều dọc xếp chồng lên nhau rồi bẻ ngược hai đầu lá dư ra sau, vuốt nắn cho bánh tròn đều. Khi múc bột vào, múc sao cho đều tay để bánh lớn nhỏ đều nhau. Cột từng hai cái đâu lưng lại với nhau bằng một sợi lá chuối. Xếp bánh đã gói vào xửng, hấp 30 phút sau khi nước sôi là bánh chín.
5. Yêu cầu:
- Bánh vừa hấp xong bánh còn ướt, chưa se bánh; để khoảng 3 giờ sau khi hấp bánh mới ngon.
- Bánh dai cứng có nhiều lý do: Hoặc bột bị pha; hoặc gói bánh khi bột đã quá nguội – phải gói ngay khi bột còn nóng; hoặc cháo bột quá đặc… Bánh đạt yêu cầu là để trong ngày vẫn mềm, bột bánh rất trong, giòn chứ không dai.
- Nước chấm bánh bột lọc: 200 gr tôm đất tươi, lột vỏ, lấy phần vỏ thân, bỏ vỏ đầu, phần nạc tôm dùng làm món khác. Lấy vỏ nấu với ít nước vừa sấp mặt vỏ, để sôi khoảng 3 phút, đổ qua một cái rây hoặc vải thưa lấy nước luộc vỏ tôm. Tùy chất lượng nước mắm đang có, pha 1 phần nước mắm + 2 hoặc 3 phần nước vỏ tôm + 1 phần nước lọc tùy ý. Sau khi pha nước mắm + nước vỏ tôm, để qua một giờ sau, hỗn hợp mới lắng trong, lấy phần lắng trong này nêm vào chút đường, khi ăn vắt thêm vào ít chanh + ớt tươi, tỏi tùy khẩu vị. Nước mắm pha phải thơm dịu vị chua ngọt, mặn rất nhẹ và loãng .
- Khẩu vị nêm nếm khi pha nước mắm sẽ quyết định chất lượng món ăn, nước chấm pha vừa ăn là có thể thả ngập cả miếng bánh trong nước chấm để húp cả nước chấm khi ăn. Có người còn thích chấm bánh với nước mắm nguyên chất, chỉ dầm vào ít tỏi ớt với vài giọt chanh. Nếu dùng làm món ăn đi đường có người nêm tôm thịt hơi mặn một chút để lột bánh ra là ăn ngay mà không cần dùng nước chấm.
- Nói thêm: Có vài khách sạn nhà hàng cao cấp ở Huế, Sài Gòn có trình bày một kiểu bánh bột lọc mà trong đó họ dùng một miếng nạc tôm lớn, cắt ra từ thân của loại tôm sú và những đầu bếp tài hoa đã tỉa miếng nạc tôm này thành hình giống như hình cái tháp Phước Duyên ở chùa Linh Mụ Huế trên nền phông là miếng thịt ba chỉ mỏng tanh. Nhìn cái bánh nhỏ nhắn trong suốt ẩn hiện hình một ngôi chùa thật sống động, thật nghệ thuật. Đây là một sáng tạo đáng kể nhưng chưa nghe nói đến một đầu bếp VN nào dùng loại bánh bột lọc có hình thức này để mang đi đấu xảo với những món ăn Trung Quốc, vốn được tiếng là hàng đầu trong nghệ thuật tạo hình cho món ăn. Nếu có dịp vào những nhà hàng VN cao cấp mà có món bánh bột lọc, các bạn hãy chầm chậm lột bánh ra và quan sát trước khi ăn, đâu biết chừng sẽ nhận ra một hình ảnh quê hương trên miếng bánh – đúng nghĩa đàng hoàng à nghen!
anh cứ ăn em ngồi rót rựu...!!!
sướng chưa mấy anh???
từ từ sẽ có bài riêng về ẩm thực...
anh em đoàn kết tiến lên giật giải nào[grin]
Anh em Quảng Nam và Tây Nguyên đâu, chúng ta cùng Xung Phong nào!!!!
[waffen093][waffen093][waffen093][waffen093]