Ngoài việc muốn tiến thêm một bước trong việc chiếm cứ hoàn toàn 2 quần đảo này, Trung Quốc còn muốn gì trong vụ Hoàng Sa, Trường Sa này. Chúng ta hãy cùng phân tích để hiểu rõ hơn vấn đề. Sau đây ThanhNghe xin trình bày 1 số suy nghĩ của mình.
1.Bối cảnh:
a.Quan hệ Quốc tế
- Trong năm vừa qua, Việt Nam có vẻ khá thành công trên phương diện ngoại giao trên trường Quốc tế. Trong đó nổi bật là sự kiện VN được bầu vào là uỷ viên không thường trực của hội đồng bảo an. Việc huy động các nguồn lực từ nước ngoài vào việc phát triển kinh tế cũng khá thành công, với số vốn ODA cam kết hỗ trợ lên đến trên 5 tỉ đô, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 10 đầu năm Việt Nam đã thu hút được trên 11,26 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm ngoái(theo Thanh Niên). Kiều hối chuyển về VN cũng lên tới 5,5 tỉ đô( theo Thanh Niên). Điều đáng chú ý là những khoản tiền trên phần nhiều xuất phát từ Mĩ và Nhật, hay nói cụ thể hơn quan hệ giữa Việt Nam với Mĩ, Nhật đang ngày càng trở nên gắn bó.
- Vào thời điểm hiện tại bên cạnh một vài mâu thuẫn với Mĩ và các nước EU xung quanh các vấn đề nan giải, nhạy cảm như dân chủ, nhân quyền vẫn có nhưng dấu hiệu về sự ấm lên trong quan hệ giữa Việt Nam và Mĩ( như tàu hải quân Mĩ, Tư lệnh Thái Bình Dương thăm VN). Còn với Nhật, phía Nhật cũng gần như đồng ý với việc bỏ ra tới 80% chi phí xây Sinkansen tại VN.
- Còn quan hệ với Trung Quốc trong năm qua thì hầu như không có gì đặc biệt, ngoài việc chúng ta mua điện của Trung Quốc( nhưng cũng không quá nhiều vì mùa khô năm nay của VN không khắc nhiệt như năm ngoái).
- Về mặt kinh tế: VN ta có nhiều đặc điểm giống TQ, khi mà vốn đầu tư vào VN nhiều thì tất nhiên là vốn đầu tư vào TQ ít nhiều cũng sẽ giảm, những ngành công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp sử dụng nhiều nhân công vốn là lợi thế của TQ sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với VN.
- Về mặt hình thức gần đây một nhân vật quan trọng chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có thăm Mĩ, Nhật nhưng lại không có nguyên thủ nào của VN chuyến thăm nào tới TQ.
Như vậy nhìn qua bối cảnh quốc tế ta có thể thấy rằng ảnh hưởng của Mĩ và Nhật tới VN ngày càng tăng, và VN cũng tỏ ra khá hào hứng với những mối quan hệ đó. Bên cạnh đó quan hệ với anh bạn "láng giềng hữu nghị" có vẻ ít mặn mà hơn.
2. TQ muốn gì?
Như đã nói cái mà TQ muốn tất nhiên là muốn chiếm vĩnh viễn 2 quần đảo này. Bên cạnh đó họ cũng muốn gửi 1 thông điệp tới VN là đừng quá gần gũi với "mấy thằng bạn" của TQ. Tốt hơn hết là VN đừng nên làm điều gì mà TQ không thích( ví dụ như khuyến kích Bắc Hàn cải cách vì một nước Bắc Hàn như hiện tại là có lợi nhất cho TQ). Họ cũng muốn gián tiếp nhắc nhở Nhật Bản và Mĩ rằng VN không phải là 1 mảnh đất hoang sơ chỉ mời người Mĩ, Nhật khai phá.
Ngoài những điều trên còn có ý kiến cho rằng TQ làm như thế còn là để nâng cao vai trò của phái thân TQ trong ĐCS VN lên. Bởi nhìn sự phát triển kinh tế và ngoại giao của VN thì phái thân Nhật, Mĩ đã đang và sẽ thắng thế. Khi hành động như vậy sẽ nâng cao thế lực của phái thân TQ( vì để giải quyết vấn đề này cần có một lãnh đạo VN có thể "nói chuyện" được với TQ, hay nói cách khác là cần phải có 1 người thân TQ trong giới lãnh đạo VN). Điều này có ý nghĩa khá lớn khi đại hội đảng đang tới gần, và 1 thế hệ lãnh đạo mới sắp xuất hiện
3.VN cần phải hành động như thế nào.
a.Con đường ngoại giao
Cái khó bây giờ là quan hệ giữa VN với Nhật, Mĩ, EU đúng là có tốt nhưng vẫn chưa đủ tốt để hộ nhiệt tình giúp mình trong vụ này đặc biệt là vấn đề liên quan đến TQ, vì lợi ích của các nước này ở TQ quá lớn. Nhưng nếu đi ngoại giao chúng ta hãy cùng xem chúng ta có những gì và các thế lực bên ngoài cần gì ở VN.
Mĩ, EU: Những gì Mĩ muốn ở VN thì nhiều lắm, nhưng nếu để đem ra đánh đổi lấy "1 lời nói đỡ" cho VN thì ThanhNghe nghĩ rằng rất có thể họ sẽ đòi "tôn giáo, dân chủ,..." hay đại loại như thế.
Nga: Nga vốn được xem là có quan hệ gần gũi với VN, và cũng có thể nói đỡ cho VN được nếu họ muốn. Tuy nhiên hiện tại "anh bạn cũ" của VN đang quá bận bịu với những vấn đề trong nước. Nhưng vấn đề cốt lõi là nếu cứ để nguyên tình hình như thế này thì Nga sẽ có lợi. Bởi vì chắc chắn sau vụ này VN sẽ phải lo đi mua Vũ khí, mà mua vũ khi thì lại Nga chứ ai. Nước Nga cần 1 Việt Nam phát triển ổn định và mua vũ khí của Nga càng nhiều càng tốt. Do đó nếu tình hình căng thẳng hơn Nga sẽ ra mặt còn không thì thôi.
Nhật, Hàn: Những nước này thì mục đích chính của họ là kinh tế, họ cần một nước VN ổn định , lợi ích kinh tế của họ ở TQ là lớn hơn rất nhiều ở VN, họ không muốn sự việc này có bất kì một ảnh hưởng nào đến họ là tốt nhất( chính vì thế nên nếu sử lí không khéo vụ này VN sẽ mất rất nhiều vì những quan ngại về an ninh và mối quan hệ với TQ sẽ ảnh hưởng đến vốn đầu tư vào VN).
- Các nước Asian, nếu VN bị gì( như giảm đầu tư chẳng hạn, thì họ có thể có tí lợi ích) nhưng các nước này đều là những nước nhỏ, tất nhiên họ không thích cá lớn nuốt cá bé. VN ta có thể dùng Asian và các diễn đàn khu vực để nói được nhưng e rằng không mấy hiệu quả.
b. Các biện pháp khác
Vừa qua ở Hà Nội và TPHCM đã diễn ra các cuộc biểu tình kéo dài khoảng 1 tiếng đồng hồ trước khi bị giải tán. ThanhNghe nghĩ điều này rất hợp lí. Bởi vì chỉ 1 tiếng đồng hồ thôi cũng đủ cho TQ thấy rằng họ làm như vậy sẽ gây phẫn nộ cho người dân VN, điều này sẽ không tốt cho họ. Nhưng chỉ trong 1 tiếng thì giải tán điều đó cho thấy thiện chí muốn đàm phán của VN, và VN cũng muốn nói với các nhà đầu tư nước ngoài rằng mọi chuyện không có gì nghiêm trọng và vẫn trong tầm kiểm soát của chính quyền. Tuy nhiên trong một động thái mới TQ nói rằng các cuộc biểu tình trên sẽ ảnh hưởng đến quan hệ 2 nước, chứng tỏ anh bạn láng giềng hữu nghị của chúng ta đang muốn thực hiện bằng được mục đích của mình đây.
Vì những lẽ trên nên nếu bây giờ chúng ta có những hành động có tính chất manh động thiếu suy nghĩ( kiểu như biểu tình, ném đá,...) sẽ rất nguy hiểm và sẽ ảnh hưởng xấu đến VN. Và để cho chính quyền có thể dễ dàng nói chuyện thì gần như chắc chắn là những phản ứng được sự tổ chức và cho phép của chính quyền cũng không thể có. Nhưng những hành động diễn ra trong hoà bình nhỏ lẻ sẽ không bị cẩm đoán( ThanhNghe nghĩ vậy).
c. THỜI CƠ VÀNG
Theo quan điểm của ThanhNghe đây là 1 thời cơ hiếm có để đoàn kết và hoà giải dân tộc. Đã từ lâu lắm rồi mới có 1 vấn đề mà ThanhNghe nghĩ là có tới trên 90%( cả trong và ngoài nước) người VN cùng chung một quan điểm một tâm trạng, một suy nghĩ. Đó là không thể chấp nhận việc để mất Hoàng Sa, Trường Sa, và mọi người đều cảm thấy mối đe doạ từ Phương Bắc. Truyền thống, tính cách của dân tộc VN ta vẫn vậy khi kẻ thù xuất hiện thì tất cả cùng đoàn kết lại với nhau. Có thể và thời điểm hiện tại chúng ta phải "hoà" với TQ, để xây dựng 1 nước Việt Nam hùng mạnh, sau đó chờ thời cơ sẽ "việt" nó sau.
Vì những lẽ trên ThanhNghe thấy rằng những việc chúng ta có thể làm được đó là cùng nhắc nhau nhớ về Hoàng Sa, Trường Sa mà cùng nhau đoàn kết phấn đấu . Mọi ngưòi hãy xem lại bài viết của anh PhuongTheNgoc về TQ nhé
http://www.dongdu.info/cgi-bin/index.cgi?action=forum&board=tl_tg&op=display&num=3817
còn đây là phóng sự về Hoàng Sa, Trường Sa mà bạn biển xanh gửi lên http://www3.tuoitre.com.vn/Media/TVO.aspx#Media,4001 . Nhìn phóng sự chúng ta mới thấy nước Việt mình thế nào cả 1 dải bờ biển dài đến như thế, có biết bao nhiêu sĩ sư tiến sĩ, mà không chế tạo được những chiếc tàu đi biển có thể dễ dàng cập bến, gió mạnh cấp 6 mà đã không thể cập bến được rồi. Lại nhớ mấy cơn bão vừa rồi, bão đến là đường xá ngập lụt giao thông chia cắt. Chỉ một cơn bão thôi mà chính quyền điều động hàng vạn quân đội cũng không chống đỡ được. Với những cơ sở vật chất và kĩ thuật như thế mà so sánh với TQ nhế kia thì đến đời nào chúng ta mới lấy lại được mảnh đất mà bao nhiêu sương máu ông cha đổ xuống mới có được. Mong cho anh em chúng ta sau này sẽ cùng ngồi làm việc được với nhau, cùng nhau xây dựng 1 nước VN giàu có có nền tảng khoa học kĩ thuật vững vàng. Giả sử lúc đó TQ có lập 1 thành phố ở Hoàng Sa đi chăng nữa, biết đâu con cháu chúng ta có thể tới đó làm giám đốc và thuê lại người TQ làm công nhân, thuê người TQ đi đánh cá như thế chẳng phải là cũng đã lấy lại được Hoàng Sa Trường Sa rồi hay sao?
Cuối cùng ThanhNghe xin chốt lại đây là một cơ hội tuyệt vời để tập hợp người VN trong và ngoài nước. Điều mà chúng ta có thể làm chính là cùng nhắc nhau nhớ về Hoàng Sa, Trường Sa. Cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh.