Bài viết của lacvotinh
-----------------
CSVN còn nắm được bao nhiêu quyền định đoạt trong vụ khai thác Bauxite?
khi bắt đầu nổ ra vụ bauxite Tây Nguyên cuối năm 2008 chúng ta tưởng đơn giản đó chỉ là sự sai lầm thường thấy trong các chế độ độc tài trong khi đề ra các chính sách, đảng và nhà nước không bao giờ thèm đếm xỉa gì đến lợi ích quốc gia cũng như ý kiến người dân.
Thế nhưng từ đó đến nay, nhất là kể từ khi cơn đại phản kháng bùng nổ dữ dội suốt tháng qua, nhưng cho đến giờ phút này các lãnh đạo vẫn tỏ thái độ ‘bình chân như vại’ dửng dưng với mọi ý kiến chống đối bất kẻ họ gồm những ai uy tín ra sao, tình thế đã khiến nhiều người đang phải ‘điều chỉnh’ lại cách nhìn về nó.
1. Trước tiên, thay vì tiếp tục mỏi mòn trông đợi một “quyết định sáng suốt” từ lãnh đạo, chúng ta hoàn toàn có quyền nghi ngờ “liệu có phải quyền quyết định ngưng khai thác Bauxite đã chẳng còn thuộc về VN ta?”
Còn gì phũ phàng hơn đối với người dân một quốc gia độc lập như VN mà lại phải nghe một câu hỏi hoài nghi về năng lực của chính phủ mình nặng nề đến như vậy?
Nhưng nếu nhớ lại thì mới cách nay chưa đầy 40 năm khi Nga tàu Mỹ chưa đồng thuận với nhau, họ đã biến VN ta thành bãi chiến trường, dùng máu thịt người Việt mình làm lá chắn bảo vệ dân chúng đất nước và cả cái ý thức hệ mà họ đang đeo đuổi.
Đến lúc ‘mặc cả’ với nhau được rồi, trong khi dân chúng miền Nam khốn đốn vì bị Mỹ bỏ rơi, thì miền Bắc lại tiếp tục rơi vào giữa hai lằn đạn Nga Tàu. Rốt cục VN mình chẳng có miền nào chiến thắng miền nào hết, mà chỉ có cuộc chiến Cambodge, biên giới với TQ, sự sợ hãi, đói nghèo, hận thù v.v…. tất cả đã khiến cho toàn thể dân tộc tiếp tục phải làm “kẻ bại trận” ít nhất là cho mãi đến cuối thập niên 80.
Về chính trị, từ ngày đất nước được tiếng là “thống nhất” đến nay là 34 năm, đã có không biết ty tỷ chữ “Độc Lập” được treo khắp các cơ quan, trên đủ loại giấy tờ. Ấy vậy mà mới chỉ năm 2008 vừa qua khi em sinh viên Lê Minh Phiếu viết thư gởi chủ tịch UB Olympic Quốc tế phản đối nhà cầm TQ lợi dụng việc quảng bá rước đuốc thế vận hội đã cho tô đỏ cả hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa trên website của họ, em này liền bị TQ trừng phạt thẳng tay, bị từ chối không cho chạm tay vào ngọn đuốc Olympic.
Càng đau đớn hơn khi biết rằng sự việc trên lại diễn ra ngay giữa lòng Sàigòn, thành phố lớn nhất nước rành rành là của VN chứ chẳng phải nơi nào mơ hồ, ấy vậy mà nhà cầm quyền từng “đánh tan hai đế quốc sừng sỏ” mặc dù biết rõ đầu đuôi câu chuyện, nhưng tất cả đều câm lặng trước cảnh một em công dân sáng giá của mình bị phía TQ trù dập, bị bỏ rơi. Cuối cùng vì quá bất mãn, tự ái dân tộc nổi lên Lê Minh Phiếu đã đề nghị được xuống xe dọc đường lặng lẽ tự đi về nhà trên đường rước đuốc tối ngày 29/4/2008.
Nay trước vấn nạn Bauxite cũng lại có dính dáng đến “đàn anh” TQ. Những ai còn nhớ chuyện rước đuốc mà Lê Minh Phiếu từng gặp phải hơn một năm về trước, tuy nhỏ nhưng lại ẩn chứa một nỗi nhục quốc thể lớn lao, hẳn chẳng thể nào dám còn tin rằng nhà cầm quyền VN chúng ta có toàn quyền quyết định việc khai thác bauxite, vì lợi lộc của nó đem lại cho TQ chắc chắn không thể nhỏ hơn vụ Lê Minh Phiếu !
Cách nay 100 năm, khi bước sang thế kỷ 20 VN ta mặc dù cũng đã phải bắt đầu một thế kỷ mới với nhiều loại “kẻ thù” Pháp, Nhật, Mỹ, Nga đang chờ đợi phí atrước, nhưng xem chừng tình thế VN khi ấy cũng chưa đến nỗi hiểm nghèo như bây giờ.
Bởi những “kẻ thù” trên chẳng ai ở cạnh chúng ta, chủ nghĩa thực dân hay đế quốc cũng chỉ có thời, nên VN chưa đến nỗi phải lâm vào cảnh “họa vô đơn chí” như với kẻ thù Bắc Kinh hiện nay, mà ngoài lý do ở sát nách TQ, nguy hiểm hơn cả, chính là việc đảng Csvn đã tự nguyện làm đơn xin gia nhập vào cái quĩ đạo bay của Bắc Kinh tại cuộc gặp cao cấp Việt Trung Thành Đô (Tứ Xuyên) tháng 9/1990, mà ông chủ lớn đường bay nhất còn sót lại của chủ nghĩa cộng sản này từ lâu đã có tiếng là ‘bá quyền’. [1]
Hậu quả nhãn tiền của việc hàng phục này đã cho phép TQ thoải mái hợp thức pháp chuyện gậm nhấm dần đất nước chúng ta mà chẳng phải cần mang tiếng là “đế quốc xâm lược sừng sỏ” như Pháp, Nhật, Mỹ ở thế kỷ trước nữa.
Tham vọng bàng trướng của TQ nay đang được Bắc Kinh cho lột xác để lộ rõ nguyên hình quỉ dữ ngoài biển Đông bất chấp tất cả mọi luật lệ quốc tế, chính là căn cứ xác thực nhất để chúng ta tin rằng thác Bản Giốc và Ải Nam Quan cũng đã lọt vào tay TQ. Một sự suy diễn hoàn toàn không phải là nói càn bừa, bởi có kẻ gian tham nào nay còn đang rất muốn chiếm nốt túi bạc của nhà anh hàng xóm mà hắn ta lại chịu bỏ qua việc cuỗm túi vàng, với kim cương của họ khi đã có cơ hội trước đó?
Tiếng là “đồng minh” nhưng cái thế của đảng Csvn hiện nay thực chất chỉ là kẻ sắp chết đuối vớ được cái phao do chủ tàu Bắc Kinh quẳng xuống cho mượn sau khi cơn thủy chấn Đông Âu nhấn chìm hết hơn 2/3 khối cộng sản đúng 20 năm về trước từng khiến Hà Nội sợ sốt vó. Có sự lệ thuộc nào mà lại không phải trả bằng cái giá của sự độc lập?
Bình thường bản năng sinh tồn đúng là không cho phép bất cứ ai khi lâm vào cảnh chơi với giữa biển khơi dám buông tay khỏi cái phao cứu sinh, trừ phi họ biết rằng chỉ có chết mới cứu sống được thân nhân họ, như vô khối chuyện thương tâm về người Việt vượt biên sau biến cố 30/4/1975.
2. Từ thực tế bế tắc của đảng Csvn hiện nay, câu hỏi thứ hai là “liệu đảng csvn có dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh không?”
Thật đáng buồn là cho đến nay vẫn chẳng ai thấy được chút ánh sáng nào ở cuối con đường hầm quan hệ VN-TQ dù chỉ là leo lét.
Trong số các lý do khiến Csvn vẫn phải tiếp tục ‘bám váy’ TQ để nhận được sự ‘bảo kê’ về chính trị, không loại trừ có cả những mắc mứu thuộc vào loại ‘thâm cung bí sử’ giữa từng cá nhân trong giới lãnh đạo ‘chóp bu’ Csvn với phía TQ và được giữ bí mật để dùng điều khiển họ.
Người Tàu có tới những tam thập lục kế. Thời Hồ Chí Minh có lẽ do tinh thần trọng vô sản còn mạnh nên ông Hồ mới chỉ bị vướng “mỹ nhân kế” có con cùng một phụ nữa TQ suốt mấy chục năm dân VN hoàn toàn không hay biết gì cho mãi đến gần đây. Còn nay giữa thời buổi thêm kim tiền ngự trị, các ông như Mạnh, Dũng, Trọng liệu có còn được an toàn hay cũng đã bán rẻ linh hồn cho Bắc Kinh?
+ Việc ông Nguyễn Tấn Dũng trước đây tỏ ra rất “hờ hững” với vị bauxite nhưng sau chuyến công du Bắc Kinh hồi cuối năm ngoái bỗng dưng nhanh chóng trở cờ mạnh miệng tuyên bố đó là “chủ trương lớn” cho đến nay vẫn còn điều khó hiểu với nhiều người, cho ta thấy mọi sự phức tạp và rối rắm đều có thể xảy ra trong mối quan hệ giữa các lãnh đạo VN với TQ.
+ Áp lực của nó chắc hẳn không hề nhỏ nên sau ngày ngộ ra chân lý “chủ trương lớn” ông thủ tướng đã tỏ rõ sự ‘chai lỳ’ của mình trước công luận. Thậm chí bất chấp cả đạo lý khi mới hôm trước 7/5 ông ta đã long trọng hứa “Chính phủ xin tiếp thu và nghiên cứu ý kiến của Đại tướng” nhưng ngay hôm sau, khi tiếp xúc với cử tri Hải Phòng, ông đã phủi ngay lời hứa ấy bằng một tuyên bố dõng dạc “Nhà nước sẽ đưa việc khai thác bauxite thành một ngành công nghiệp lớn”.
+ Với ông Nguyễn Phú Trọng cũng tỏ ra rất mâu thuẫn với chính mình bằng những lời lẽ hết sức ‘ba phải’: “Không phải bất kỳ vấn đề nào cũng đưa ra lấy ý kiến của Quốc hội mà còn tùy thuộc vào quy mô, tầm cỡ của các dự án. Trong khi đó, quy mô mỗi dự án bô-xít Tân Rai và Nhân Cơ mới chỉ là hơn 600 triệu đôla” , thế nhưng lúc khác lại bảo “Dự án chỉ mới đang thí điểm, chưa đâu vào đâu …” (!?)
+ Cuối cùng là sự im lặng của ông tổng bí thư họ Nông mới còn đáng ngại hơn. Lẽ ra là người đầu tiên đặt bút ký ngay từ chuyến đi Băc Kinh năm 2001, nay chính ông này phải lên tiếng giải thích (hoặc ít ra cũng bằng thông báo của bộ chính trị) với sự im lặng ấy không biết ông ta mới chỉ mắc tội hèn hay đã thực sự trở thành thuộc hạ của Bắc Kinh, đang đại diện họ để cai trị 87 triệu VN ta?
3. Vận nước mới đang đến rất gần !
Mặc dù đảng csvn đang ra sức đè nén mọi nỗi bức xúc của dân chúng, nhưng thực tế cho thấy cỗ xe bauxite chắc chắn khó mà có thể thể dừng lại. Không thể dừng nhưng lại không thể nghiền nát dân tộc, thì kẻ nằm dưới bánh xe lịch sử Bauxite chắc chắn không còn ai khác ngoài đảng Csvn.
Vì suốt mấy chục năm qua nay chúng ta lại đang được chứng kiến một sự đồng thuận lớn lao chưa từng có trong xã hội. Nhiều ngàn người đặc biệt là giới trí thức, một số đảng viên, tướng lĩnh cùng hàng ngàn người dân đang sẵn sàng chờ hiệu lệnh từ ai hoặc nhóm nhân sĩ nào đó đáng tin cậy.
Gần đây trên trang Vietnambauxite.info chúng tôi có đọc được Thư phúc đáp của Ban khởi xướng bản kiến nghị 17/4 về thư ngỏ mời hiệp thông [3] qua đó các giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng đã từ chối khéo lời mời hiệp thông của LM Lê Quang Uy DCCT. Mặc dù chưa thể nhận lời đề nghị vì vài lý do nhưng qua lời lẽ nêu trong thư “Thiết tưởng hai dòng người đang leo núi, tuy không cùng leo một lúc; hai đoàn người đi làm từ thiện, tuy không cùng làm công tác tại một địa chỉ; nhưng lúc nào những người leo núi và những người làm từ thiện cũng nhớ tới nhau, như thế đối với họ và đối với chúng ta hẳn là đã đủ ấm lòng.” Tuy nhiên ai đọc cũng dễ dàng nhận ra rằng điều kiện để hình thành nên những khối liên minh đấu tranh như vậy luôn sẵn sàng trong tầm tay của cả hai phía.
Hiện nay giáo hội công giáo và nhóm trí thức bauxitevietnam.info đúng là không leo chung một con dốc nhưng rất có thể một lúc nào đó không còn xa trong tương lai, chẳng hẹn hò ‘rủ rê’ như vừa rồi mà lại cùng gặp nhau trên đỉnh núi cũng nên?
Dẫu sao, vụ bauxite đang là cơ hội hiếm hoi để dân VN mình thử lại cái lòng can đảm mà bà Dương Thu Hương từng bảo đã bị cạn kiệt sau ngày 30/4/75 khiến cho sợi thần kinh phản kháng của của dân tộc cũng đã bị bại liệt hoàn toàn, nên chẳng còn ai dám đứng ra chống lại những điều chướng tai gai mắt do đảng csvn lộng hành khắp nơi bấy lâu nay.
Cuối cùng, không còn nghi ngờ gì nữa, đúng như nhận định của một blogger viết “đảng Csvn đang tự đào hố chôn mình” [4] vì khởi sự một dự án hệ trọng tầm cỡ quốc gia như vậy, nay lại lòi ra những sự bế tắc cho thấy họ đã ‘bán đứng’ nó cho TQ từ lâu để rồi nay phải ‘trắng tay’ đứng nhìn tình thế bị đẩy đưa mà chẳng có cách nào kiểm soát được tình hình như ý muốn an dân được nữa.
Hoàng Gia Bảo[cry]
--------------
Bài thứ 2
--------------
Câu chuyện khai thác quặng mỏ bauxite và sự hiện diện của công nhân và chuyên viên Trung cộng ở cao nguyên Trung phần Việt Nam hiện là một điểm nóng và là một đề tài đã được người dân trong nước cũng như ở hải ngoại quan tâm. Truyền thông như báo chí, truyền thanh, truyền hình hầu như khai thác hàng ngày trên mọi mặt của vân đề từ gần 3 tháng qua.
Bài viết nầy, qua đề tựa lần lượt nêu ra một số vấn đề "bất cập"; trong đó những người có trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp của dự án, những người đang trực tiếp điều hành nhà nước CS Việt Nam…đã nêu ra, biện giải hay phản bác những "góp ý" của người dân trong và ngoài nước trên báo chí, phòng vấn, hội thảo v.v… Sở dĩ có quá nhiều chuyện cần phải "bàn lại" vì dự án khai thác quặng bauxite đã được chính Tổng bí thư Đảng CS là Nông Đúc Mạnh đã ký với TC ngày 3/12/2001 qua ký kết "…Hai bên cùng tăng cường hợp tác trong dự án như Bauxite Đắk Nông, trong các dự án khuôn khổ hành lang một vành đai kinh tế…."
1/ Về diện tích đất khai thác: Ngay từ đầu, với diện tích dự trù khai thác lớn lao như tại Đắk Nông gồm 6 địa điểm chiếm trên 1.900 Km2, gần 1/3 diện tích của toàn tỉnh, nhưng vẫn được giải thích là chỉ khai thác trên diện tích đất "hoang", không có trồng cây công nghiệp như trà, cà phê, cao su v.v… Nhưng trên thực tế, công tác di dời nhà (đuổi nhà) đã xảy ra từ hơn năm rồi.
Hiện tại, những vụ kiện tụng vẫn còn đang tiếp diễn. Làm sao bà con có thể chấp nhận được khi tiền bồi thường hoàn toàn dưới giá trị của nhà và đất trồng. Một thí dụ điển hình là, một gia đình có nhà và đất chung quanh, cộng thêm một diện tích đang chờ thu hoạch có giá trị cây đang trồng là 60 triệu Đồng VN. Tất cả, được bồi thường 30 triệu, không đủ chi phí để mua miếng đất cất nhà ở khu được di dời!
2/ Vấn đề hoàn thổ và trình tự khai thác "cuốn chiếu": Theo biện giải của Phó Thủ tướng CS Hoàng Trung Hải và mới đây nhứt được Thứ trưởng Bộ Khoáng sản lập lại là làm tới đâu lấp đất (hoàn thổ) tới đó và cho biết là tiến trình nầy rất thành công ở TC. Xin thưa, lớp đất mặt một khi đã được đào sới lên, dù được bảo quản kỷ lưỡng thì cũng phải trôi mất dưới sức chảy của những cơn mưa cao nguyên như thác đổ, nhứt là từ khi nạn phá rừng xảy ra hơn 30 năm nay. Và phải lấy đất ở đâu để lấp những vùng đã khai thác với từ 5 đến 20 thước sâu?
Nếu đúng như vậy, tại sao TC phải vội vã đóng cửa hàng trăm khu khai thác bauxite ở nước họ, mà phải khăn gói sang một nơi xa xôi để bắt đấu làm lại rất tốn kém. Và tại sao không khai thác các khu mỏ bauxite ở gần biên giới Bắc – Trung mà phải vào tận Cao nguyên Trung phần Việt Nam? Có phải vì một ẩn ý chính trị gì không?
3/ Vấn đề chuyên chở: Theo dự án, một đường xe lửa nối liền Đắk Nông tới Bình Thuận dài khoảng 300 Km và một hải cảng sẽ được thiết lập tại Kê Gà (Bình Thuận). Hai công trình nầy dự kiến trong dự án, nhưng hoàn toàn không nghe nói đến chi tiết kỹ thuật, tài chính cầnn cho dự án, cũng như tiến độ thi công vào giai đoạn nào…trong lúc hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ đã bắt đầu đến giai đoạn xây dựng nhà máy. Có phải phải chờ 5 hay 10 năm nữa mới bắt đầu chuyển vận alumina về TC hay không?
4/ Vấn đề điện năng và nguồn nước cho khai thác: Theo như dự án Nhân Cơ, nguồn điện năng dùng cho việc khai thác bauxite để chế biến nhôm gồm việc xây dựng một nhà máy thuỷ điện tại Đắk Tít với công xuất 144 MW và lấy nước từ 4 hồ nước chạy dọc theo soôg Serépok để cung cấp nước cho nhà máy. Trong lúc đó, Ông PTT CS Hoàng Trung Hải nói là dự án sẽ xây dựng 3 tổ máy với công suất 3x30 MW và lấy nguồn nước từ sông Đồng Nai và một số suối trong khu vực để lấy nước cho việc khai thác. Như vậy, chẳng lẽ có hai dự án khai thác khau nhau ở tại Nhân Cơ. Người viết cũng không nghe nói đền nguồn điện và nước dùng để khai thác công trường Tân Rai ở Lâm Đồng, mặc dù ở hai nơi nầy cùng chung một chỉ tiêu khai thác là 600.000 tấn nhôm (ròng)/năm.
Với tính cách thông tin, hiện tại lượng điện năng dung cho toàn cõi Việt Nam là 58 tỷ KWH, và muốn khai thác 1,2 triệu tấn nhôm/năm phải cần đến 18 tỷ KWH. Như vậy tính khả thi của của hai nguồn điện trên (nếu nằm trong dự án) sẽ không cao nếu không nói là không tưởng.
Còn vấn đề nguồn nước, qua các dữ kiện "chung chung" nói trên, người đọc cũng sẽ dễ dàng nhận biết là có thể đến Tết "congo" mới hy vọng có đủ nước để hoàn thành dự án.
Một phương pháp "tối tân" nữa mà người viết với kinh nghiệm trên 20 năm trong lãnh vực xử lý bùn phế thải ở Hoa Kỳ chưa được biết là, bùn đỏ sẽ được trích nước ra để còn 54,4% nước (bằng cách nào, dự án không nói tới) và nước cùng với kiềm (sút) đã được trích ly sẽ được dùng lại để khai thác lô quặng khác, không cần phải thêm hoá chất.
Đây quả thật là một chu trình kín ứng hợp với tiến trình tòan cầu hoá trong việc áp dụng công nghệ sạch và xanh vì bùn đỏ sẽ được trộn lẫn với lớp đất mặt, đất mùn(?) (ở đâu ra(?)), phân bón hữu cơ để hoàn thổ và trồng cây công nghiệp, bảo vệ môi trường…
5/ Vấn để xử lý bùn đỏ: Theo tính toán của công nghệ khai thác quặng bauxite trên thế giới, trung bình khai thác 4 tấn quặng nguyên sinh sẽ có được 2 tấn alumina; và từ alumina sẽ điện phân được 1 tấn nhôm ròng. Lượng bùn đỏ trộn lẫn với nước là khoảng độ 2 tấn.
Nếu theo như diễn giải nêu trên thì không cần phải xử lý bùn đỏ vì bùn đỏ đã được biến thành đất nông nghiệp rồi?
Vấn đề hồ chứa bùn đỏ: Theo dự án, các hồ chứa bùn đỏ đều được thiết kế theo hệ thống thu hồi nước tuần hoàn kể trên.. Lợi dụng các khu vực thung lũng trong khu vực để xây dựng các hồ chứa quặng. Khu vực bãi chứa bùn đỏ sẽ dựa theo "tiêu chuẩn khồng chế ô nhiễm chôn lấp chất thải ô nhiễm" của Trung Cộng (tiêu chuẩn GB18598-2001) sử dụng giải pháp chống rò rỉ toàn diện, để tránh khỏi tình trạng dung dịch của bùn đỏ thẩm thấu gây ô nhiễm nguồn nước dưới lòng đất (tức là nước ngầm).
Nếu theo tiến trình xử lý bùn đỏ ở phần trên, nước trong bùn đã được thu hồi và sử dụng lại, thì nước bùn đỏ đâu còn nữa mà phải bảo quản chặt chẽ để tránh ô nhiễm mãch nước ngầm, cũng như trồng cây chung quanh khu chứa bùn đỏ để tránh "sạt nở"?
6/ Vấn đề giải quyết ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm: Để bảo đảm việc dung dịch trong hồ bùn đỏ không gây ảnh hưởng đến nguồn nước, dự án Tân Rai và Nhân Cơ sẽ thiết kế bố trí 4 giếng quan sát, kiểm tra nguồn nước lở thượng nguồn, hạ nguồn gần bùn đỏ. Hạ lưu bãi bùn đỏ thiết kế 1 giếng đối chiếu, và bố trí 3 giếng ở hạ lưu, tổ hợp thành kiểm tra 3 chiếu để quan sát ảnh hưởng của dung dịch ở hồ chứa bùn đỏ đối với nguồn nước.
Xin thưa, nước rỉ của một bãi chứa bùn đỏ sẽ thấm qua các lớp đât đá bên dưới và lần lần sẽ đi vào nguồn nước ngầm. Do tiến trình thẩm thấu từ vài năm đến vài chục năm tuỳ theo điều kiện địa chất ở từng vùng, do đó các giếng quan trắc (chứ không phải quan sát) (monitoring wells) phải được thăm dò và đóng ở những độ sâu khác nhau để có thể thu hồi nước rỉ trước khi nước nầy thấm vào mạch nước ngầm. Việc nấy đòi hỏi phải cần có cuộc khảo sát sâu rộng để định vị các giếng chứ không phải đóng một vài giếng đã được "chỉ định". Và cần phải có hàng trăm giếng chứ không phải một vài giếng ở thượng và hạ nguồn là đủ!
7/ Vấn đề ô nhiễm không khí, bụi đỏ, mưa acid và bức xạ: Trong khi khai thác quặng nguyên sinh, bụi đỏ là nguyên nhân đầu tiên, ành hưởng đến không khí trong vùng, không những ở vùng khai thác mà bụi còn bay xa đến một chu vi rộng lớn của khu dân cư và khu trồng cây công nghiệp của dân chúng.
Ảnh hưởng về lâu về dài đến sức khoẻ của con người là các loại bịnh về đường hô hấp vì đây là những hạt bụi ly ti có đường kính dưới 10 micron. Khi nhiễm dài hạn có thể đưa đến ung thư. Còn đối với cây trồng, là sẽ bị phủ lớp bụi nầy, từ đó cây sẽ bị hạn chế tăng trưởng và mức thu hoạch cũng sẽ bị giảm theo.
Thêm nữa, tiến trình khai thác sẽ nảy sinh ra khí sulfur dioxid (SO2), và khí nầy sẽ tạo ra mưa acid, ảnh hưởng cũng không nhỏ đến cây trồng và người dân sống chung quanh. Tất cả vấn đề trên không được nêu ra ngoài những mỹ từ đẹp đẻ kết quả của việc khai thác bauxite là làm tăng thêm phúc lợi cho người dân sống trong vùng, tạo dựng đường xá, trường học, y tế, và nhứt là nâng cao đời sồng kinh tế cho người địa phương (?).
Về bức xạ, dự án đã khẳng định là các công ty nước ngoài đã phân tích mẫu quặng ở Tân Rai và Nhân Cơ và kết quả là hoàn toàn không có phóng xạ. Xin thưa, trong đất tự nhiên (kể cả không khí và nguồn nước) luôn luôn có chứa các bức xạ như các tia alpha, beta, radium và có nồng độ giao động trong khoảng 20 PicoCurie/Kg (hay L) tuỳ theo vùng. Và với tính cách thông tin, nước rỉ kỹ nghệ như công trường khai thác quặng mỏ hay các bãi rác công nghiệp có hàm lượng bức xạ cao hơn nhiều, điển hình như tại bãi rác ở Los Angeles, bức xạ trung bình được tìm thấy trong hơn 25 năm là 40 PicoCurie/L.
Hãy nghe một người dân sống gần lò luyện nhôm của Chalco (Công ty đang thực hiện việc khai thác ở Nhân Cơ) ở Tây Tạng, được trích dẫn trên một bài đăng ở Mạng Lưới Hàng Động Fluoride (Fluoride Action Network) nói rắng: "Khói bao phủ sườn đồi. Nếu chúng tôi để cừu hay lừa ra gặm cỏ, răng của chúng trở nên vàng khè và giòn, rồi rụng hết. Gia súc của chúng tôi chết đói, và chúng tôi mất kế sinh nhai của mình".
8/ Vấn đề hợp tác khai thác: Trung Cộng, Nhật, Hoa Kỳ, Úc: Để trấn an dư luận phản đối sự hiện diện ồ ạt của công nhân và chuyên viên TC, nhiều cấp quyền lực của Việt Nam đã viện dẫn là có sự hợp tác quốc tế gồm nhiền nước trên thế giới tham gia trong việc khai thác nầy, và họ kê khai công ty Alcoa, Hoa Kỳ đã có 40% cổ phần khai thác.
Xin thưa, phát ngôn viên của Alcoa là Lowry đã công bố tại London vào ngày 28/4/2009 rằng công ty hoàn toàn không dự phần vào việc khai thác Nhân Cơ và Tân Rai, và hiện đang nghiên cứu thăm dò địa chất và có thể ký kết để khai thác khu Gia Nghĩa (Đắk Nông) dự trù vào năm 2012.
Từ đó, chúng ta thấy những bào chữa hay giải thích của "chính quyền" các cấp đều là những hình thức chữa cháy để trấn an dư luận hay đánh lừa dư luận mà thôi.
Hiện tại, dân số ở cao nguyên Trung phần Việt Nam tăng lên đến 4,2 triệu so với 1,2 trước năm 1975, và trong thời điểm vừa kể, người thiểu số chiếm gần 90%. Còn mức gia tăng gia tăng hiện tại ngày hôm nay phải là do sự nhập cư của của người Việt và các dân tộc khác đến từ bên ngoài Cao nguyên Trung phần và dân tộc thiểu số nguyên khai đã được ước tính trong năm 2008 là khoảng độ 400 ngàn mà thôi. Như vậy, mức gia tăng nầy cho thấy Việt Nam đã gián tiếp đẩy người thiểu số rời khỏi đất nước Việt Nam, bằng cớ là họ đã di chuyển sang Lào và Camdodia từ mấy chục năm nay. Như vậy, sự gia tăng đến từ đâu? Phải chăng họ đến từ phương bắc?
Người "công nhân" TC không phải đã định cư ờ Nhân Cơ hay Tân Rai, mà họ đã có mặt ở khắp miền đất nước từ Bắc chí Nam. Như tại Công ty Nhiệt điện Quảng Ninh đã có trên 4.000 công nhân và chuyên viên cư ngụ ở một khu vực hoàn toàn biệt lập có cổng rào riêng và được canh gát cẩn mật do bảo vệ cũng là người Hoa. Tương tợ như ở Công ty cổ phần nhiệt điện Hải Phòng với trên 2000 công nhân, Công ty than Nông Sơn đã có trên 100 và dự trù vào tháng 6 tới đây sẽ tăng cường thêm 500 nữa. Thậm chí Công ty Điện Đạm Cà Mau cũng đã có trên 1.000.
Việt Nam đang đứng trước nạn khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp trầm trọng; theo con số chính thức đã có trên 1 triệu công nhân thất nghiệp đặc biệt là hai khu chế xuất Đồng Nai và Sông Bé… Thế mà cũng đã có hàng ngàn công nhân nhập lậu (không có giấy phép lao động) làm việc trong các hảng xưởng do người Tàu làm chủ theo tin tức của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chính Thứ trưởng Bộ Lao động và Thương binh mới vừa công bố là không có công nhân "không có giấy phép làm việc" và các công ty đều theo đúung thủ tục của Luật Lao động. Xin thưa, Luật Lao động có ghi rõ là mọi công nhân hay chuyên viên nước ngoài đều phải xin giấy phép và công ty thuê mướn phải chứng minh là loại công việc trên là cần thiết và được Bộ Lao động cung cấp giấy phép lao động. Xin hỏi các công nhân làm việc trên hai công trường Tân Rai và Nhân Cơ như cất nhà, làm đường xá, làm mặt bằng, hay đào các hố rãnh v.v… Đây có phải là những việc người công nhân Việt Nam không có khà năng làm không?
9/ Tính cách hợp pháp trong việc đấu thầu: Trong một suy nghĩ đơn giàn, việc đấu thầu một công trình có tính các quốc gia cần phải tham khảo và kêu gọi nhiều đối tác đấu thầu. Và cũng theo Luật Lao động và chủ trương của "nhà nước" công cuộc đấu thầu cần phải dành ưu tiên cho các công ty nội địa để thứ nhứt bảo đảm công ăn việc làm cho người dân, và thứ hai bảo vệ công cuộc phát triển và tài nguyên của quốc gia.
Trong trường hợp hai công trình Nhân Cơ và Tân Rai, cùng với nhiều công trình phát triển khác ở miền Bắc, sự việc không diễn ra như trên.
Bộ chính trị đạ định và đã dành cho TC "cái đặc quyền khai thác" (đã dành hay đã bị hay cùng nhau hợp tác…vẫn còn là một câu hỏi lớn và bí mật giữa hai đảng CS TC và Vệt Nam). Mọi thủ tục tiến hành để thực hiện một công trình khai thác và sản xuất đều vượt ra ngoài khuôn khổ của Bô luật Môi trường của Viêt Nam là phải nộp bản Nghiên cứu Tác động Môi trường (Enviromental Assessment Impacts – EAI) trước khi giấy phép khai thác được chấp thuận. Nghĩa là công ty muốn khai thác phải chứng minh là quy trình sản xuất nầy bảo đảm không làm đão lộn hệ sinh thái trong vùng và giải quyết toàn thể mọi phế thải từ không khí, đến phế thải rắn và lỏng.
Bộ chính trị còn cho thêm nhiều đặc quyền cho TC nữa là chấp nhận 35% vật liệu xây dựng, công nhân được chuyển thẳng từ TC, do đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy những vật liệu xây dựng và giải trí cho công nhân đều được chở từ TC sang, thậm chí đế những bàn cầu để tiểu tiện cũng …made in China nữa!
10/ Và điều thứ mười là cung cách tuyên truyền không trung thực: Theo tuyên truyền và những "thông tin khoa học" chính thức phát ra từ "chính quyền" qua văn bản, tuyên bồ, họp báo…thì phẩm chất bauxite ổ Việt Nam thuộc vào loại…tốt nhứt trên thế giới, có hàm lượng alumina cao và oxit silic thấp (SiO2).
Trên thực tế thì ngược lại. Quặng bauxite được khảo sát và thẩm định qua việc ước tính tỷ lệ hai hoá chất trên qua chỉ số Silic (mSi), nghĩa là tỷ lệ giữa alumina và silic. Và tỷ lệ nấy thấp đối với bauxite Việt Nam so với các quặng mỏ khác trên thé giới. Chỉ số mSi ở Nhân Cơ từ 3,5 đến 7,8 (trung bình 4,93). Trong lúc đó, chỉ số quặng trên ở Indonesia là từ 14 đến 18, Úc, 11 – 20, Ấn Độ, 20 – 25. Do đó, tỷ lệ thu hồi Alumina rất thấp và dĩ nhiên sự phát thải bùn đỏ càng nhiều hơn. Và phương pháp Bayer áp dụng cho việc tách rữa nầy sẽ sử dụng nước nhiều hơn…vì phải cần tinh luyện qua tẩy rữa nhiều lần để tăng nồng độ alumina trong quặng. Và sút phải được dùng nhiều hơn qua nhiều giai đoạn tẩy rữa bằng phương pháp nầy.
Đôi với quặng ở Nhân Cơ, theo quy trình của dự án, thì giai đoạn 1, sẽ đạt được alumina đạt được hàm lượng 35 – 39%. Sau đó, phải cần đến giai đoạn 2 trong việc tẩy rữa bằng sút tiếp theo để có thể đạt được nồng độ gần tinh khiết của alumina là 98,6%. Rồi sau đó mới tới giai đoạn điện phần để cho nhôm ròng. Vì vậy chúng ta nghe nói việc khai thác bauxite ở Nhân Cơ áp dụng theo phương pháp Bayer "ướt" là do việc sử dụng nhiều sút qua nhiều công đoạn tẩy rữa mà thôi (và dĩ nhiên, cần thêm sút thì cũng cần thêm nước để tẩy rữa).
Từ 10 sự việc "không tử tế" xảy ra cho hai dự án trên, tất cả đã nói lên não trạng cứng ngắt của lãnh đạo Việt Nam hiện tại. Có thể nói không "sợ trật" là trong bất cứ dự án nào có tính cách quốc gia ở Việt Nam hiện tại, những "sự cố" nêu trên cũng sẽ xảy ra tương tự và điều khác biệt duy nhứt là tên của dự án đã được thay đổi mà thôi!
Câu chuyện Tân Rai và Nhân Cơ cùng những câu chuyện phát triển khác đang xảy ra ở Việt Nam chắc chắn sẽ còn dài dài, đã đang và sẽ báo hiệu sự phản kháng của đủ mọi tầng lớp dân chúng ở quốc nội và hải ngoại.
Tiếng nói của người dân, đã không được chú ý, và nếu sự việc không được giải quyết thoả đáng, sự xáo trộn xã hội có thể bùng nổ trong một tương lai không xa và có thể đưa đến nội loạn.
Thiết nghĩ, tiên liệu trên đây cần phải được lằng nghe và sửa sai.
Mai Thanh Truyếtcool
--------------
Tạm thời em xoá bài và cảnh cáo rồi.Lần sau sẽ xử lý nặng hơn.