Sắp tới, sau thời gian dài mồi chài, dụ dỗ, trang web chúng ta sẽ có sự bổ sung 3 tân binh rất chất lượng: Anh Chiến, Tuấn Tsukuba, Hưng Tokodai. Đây là 3 thành viên rất tài năng, sở trường đúng ngay vào các mảng chúng ta đang thiếu. Với đội ngũ mạnh như vậy thì BQL web sắp tới chắc chắn sẽ có những bước tiến xa. Tuy nhiên, để phát huy tối đa sức mạnh này, đòi hỏi chúng ta phải có những thay đổi trong cách làm việc, cũng như cách thức quản lí để khỏi dẫm vào vết xe đổ của khoá tiền nhiệm.
Trong nguyên tắc quản lí, để có hiệu quả tốt nói chung phải đi theo 1 trong 2 hướng sau: 1 là độc tài( anh dùng chữ hơi cực đoan, mọi người nghĩ thoáng ra nhé), 2 là dân chủ. Mọi cách thức ở giữa nói chung là đều không phát huy hiệu quả.
Trước đây, hoạt động trong trang web đều có vẻ như theo hướng độc tài, hoặc là dân chủ nửa vời, điều này là hợp lý vì trang web lúc đó trong thời kỳ lộn xộn, có nhiều vấn đề nên cần phải có sự chỉ huy của 1 người duy nhất nắm quyền tuyệt đối. Giai đoạn đầu của trang web trong nhiệm kỳ của anh cũng vậy, vì tất cả đều phải làm lại từ số 0 nên đòi hỏi phải có 1 chút
"độc tài" để có cái khởi đầu qua vạch xuất phát.
Nhưng trong tình hình hiện nay, đặc biệt là sau 2 sự kiện Hoàng Sa-Trường Sa, rồi bài viết của Assukiioh, có lẽ tất cả chúng ta đều đồng tình với suy nghĩ rằng đã đến lúc phải chuyển mô hình sang hình thức dân chủ: tất cả mọi người đều có quyền nói lên ý kiến, và đều có quyền tham gia vào quyết định ở bất kỳ vấn đề gì: từ là việc lớn như HS-TS cho đến vấn đề nhỏ như các project Đường dây nóng. Anh có thể khẳng định đây là hướng ra tốt nhất cho trang web lúc này vì:
1) Chỉ khi tất cả thành viên Admin, Mod cảm thấy rõ "quyền" của mình trong các công việc thì mới cảm thấy "trách nhiệm", từ đó mới tích cực tham gia vào các hoạt động được.
2) Quyết định của 1 số đông tập thể thì thường bao giờ cũng là 1 quyết định sáng suốt nhất. Hơn nữa như vậy thì dẫu quyết định sai đi nữa tất cả các thành viên đều 納得 được với nhau.
3) Chỉ khi trong môi trường thực sự dân chủ, chúng ta mới có thể coi nhau như là những người anh em, tránh được tình trạng "bằng mặt không bằng lòng", những mâu thuẫn cá nhân có thể có phát sinh trong công việc.
Đó là ngọn cờ dân chủ, tạm gọi là 前者戦略. Nhưng nếu chỉ hô hào không, thì chẳng bao giờ có thể thực hiện được, phải có những 事業戦略. Thế những 事業戦略 lúc này là những gì ?
1) Mọi người trong Staff Room phải thực sự đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau.
2)Công khai hóa toàn bộ các khâu trong công việc.
Muốn mọi người đều có quyền tham dự, ý kiến vào các vấn đề, thì điều đầu tiên là phải làm sao anh phải thông tin cho mọi người đều biết được anh đang làm gì. Cụ thể, mọi công việc đều phải bàn bạc trên Staff Room, những liên lạc cá nhân chỉ nên thực hiện vào những trường hợp khẩn cấp mà thôi.
Thời gian gần đây, có sự xuất hiện của Softbank, thì xu hướng bàn việc thông qua điện thoại, liên lạc trực tiếp hay qua mail trở nên phổ biến. Lợi ích của nó thì rõ ràng là sẽ tránh được các 誤解, tốc độ công việc nhanh, tuy nhiên làm vậy thì người khác chẳng hiểu là anh đang làm cái gì cả. Muốn góp ý thì cũng chịu.
Ví dụ như việc HS-TS anh gọi điện anh Ân thống nhất ý kiến và làm thì liệu các anh em khác có 納得 không?
Cũng có thể có ý kiến nói rằng, thực hiện qua Staff Room thì sợ "lắm thầy nhiều ma", không thống nhất ý kiến thực hiện được, thì anh xin trả lời rằng:
a) Nếu với tư tưởng đoàn kết, thì việc coi những người làm cùng với mình là "thầy" và "ma" thì không được thỏa đáng cho lắm. Chúng ta phải coi nhau những người anh em và thực sự tin tưởng lẫn nhau như điều 1) ở trên.
b)Với trình độ Staff Room hiện tại, anh tin chắc rằng những người khi góp ý đều sẽ rất thận trọng trong lời nói, cũng như suy nghĩ kĩ về hoàn cảnh của người bị góp ý nên sẽ không có những kiểu chửi bới, chỉ trích gây rắc rối này nọ.
3) Cách làm việc chuyên nghiệp.
Cụ thể ở đây là những maner tối thiểu trong liên lạc như: gửi câu hỏi, ý kiến thì phải lập tức trả lời,... Những điều này anh thấy 1 số anh em lâu năm làm rất tốt, tuy nhiên mấy em mới K05, đặc biệt là Thông rất yếu trong khoản này.
Ví dụ như những lời anh hỏi, những gợi ý anh đưa ra Thông ở topic "Nhật ký của anh em Moderator", hay câu hỏi về cái video đến nay vẫn chưa thấy hồi âm. Các em làm vậy rất dễ khiến người đưa ra ý kiến hiểu nhầm là các em "khinh thường" ý kiến đó. Tất nhiên trong trường hợp trên thì anh hiểu và thông cảm được, ở đây anh đưa ra ví dụ để nói lên cách làm việc tổng quát để công việc luôn luôn được スムーズ.
Trên đây là 3 nhiệm vụ mà chúng ta cần phải thực hiện được. Ví dụ như trong Project Đường dây nóng thì làm thế nào ?
1) Lập 1 topic riêng để bàn về vấn đề này.
2) Tất cả các liên lạc đều thông qua topic này, mọi người có thể tham khảo cách làm việc của bộ phận quản lí trang chủ trong các project thống kê điểm thi kohai.
Để chắc chắn là mọi người đều check topic, thì ngay từ đầu Thông nên liên lạc với các thành viên tham gia yêu cầu họ 返事 1 cái vào topic đó. Trong quá trình thực hiện, Thông nên hạn chế tối đa liên lạc qua các hình thức khác. Mới đầu có thể hơi khó chịu, nhưng nếu kiên trì thực hiện thì sẽ quen ngay. Anh cũng từng có cảm giác khó chịu khi chuyển từ liên lạc từ mail, điện thoại qua Staff Room nên rất hiểu điều này.
3) Lắng nghe và phản hồi về mọi ý kiến đóng góp trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau.
....
Ban đầu, anh dự định sẽ đợi 1 thời gian sau mới nói vấn đề này, nhưng Tùng đã hỏi như vậy thì anh cũng xin nói luôn, coi Project Đường dây nóng là 1 mô hình thí điểm ( thực ra đã thí điểm từ lâu với các hoạt động trong bộ phận quản lý trang chủ rồi). Bản thân anh, trong thời gian gần đây cũng rút kinh nghiệm, sẽ nêu rõ tất cả những suy nghĩ của mình để anh em cùng hiểu và góp ý lẫn nhau để mọi việc được tốt hơn.
Rất mong ý kiến của mọi người về vấn đề này.