Vấn đề của tuonglai nêu ra đúng là một vấn đề có ý nghĩa thiết thực. Trước sau gì cũng phải có người bắt tay vào làm thì miền Trung may ra mới thoát được cảnh đói nghèo. Cứ nay xây mai sụp vì lũ thì miền Trung khó mà ngoi lên được .
Cha ông ta ngày xưa đã xẻ dọc một dải Trường Sơn dưới mưa bom, hàng ngày hàng nghìn tấn đất đá được đào bới, bị san lấp bởi bom đạn, rồi lại đào bới bằng sức người, bằng cuốc xẻng thô sơ. Ngày nay chúng ta có máy móc, có phương tiện, có trí tuệ và tiền bạc,...Thế thì không có lý do gì mà không làm được.
tuonglai nói đúng. Đã thế lại sẵn anh em Đông Du chúng ta đều sang Nhật với mục đích học tập để về cống hiến cho đất nước. Vậy thì những việc như thế này là những việc cần để tâm mà làm.
Nhưng để làm thì mình nghĩ không thể chỉ ở trên mạng mà trao đổi thông tin qua lại thôi là được mà phải đi nghiên cứu thực tế tận nơi. Vì vậy nếu đã thực sự muốn làm thì cần lập ra một nhóm thực thi, tìm thầy tìm giáo sư chỉ đạo, hoặc một người có kinh nghiệm chỉ đạo để anh em cùng nghiên cứu.
Tiện thể mình nghĩ tương lai sắp tới Đông Du nên thành lập một ban Học thuật, tập hợp những anh em muốn học tập nghiên cứu, và bắt đầu nghiên cứu từ những vấn đề thiết thực cho Việt Nam, như vấn đề rác thải, vấn đề ách tắc giao thông, vấn đề xây nhà cửa chắc chắn...
Mình nghĩ câu này đúng: không có việc gì có, chỉ sợ lòng không bền. Nếu thực sự muốn làm thì sẽ làm được thôi.