TT - Nguyên nhân sâu xa phải nói đến đó là việc lựa chọn nghề nghiệp khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.
Học sinh giỏi, xuất sắc nhắm vào các trường danh tiếng, các ngành thời thượng; học sinh yếu hơn thì chọn các trường thấp hơn để cố sao đậu được vào đại học, chứ ít ai cân nhắc kỹ xem bản thân có phù hợp với tính chất ngành nghề không để sau này phấn đấu hết sức vì mục tiêu đã chọn.
Đôi khi con cái lại phải chọn lựa tương lai theo sự chi phối của bố mẹ với lý luận rằng chỉ có bố mẹ mới biết được đâu là nơi tốt nhất dành cho con.
Ban đầu chưa thấy được tác hại của lối suy nghĩ này, nhưng một khi đã bước chân vào trường đại học, tiếp xúc với ngành học rồi SV mới nhận ra rằng mình đã... sai.
Trong mắt SV các môn học bắt đầu tẻ nhạt, cảm giác mệt mỏi đeo đuổi dai dẳng suốt các giờ trên giảng đường. Hậu quả của sự “chán” đó là vô tình bóp chết tính sáng tạo trong SV, người ta không thể tìm ra những điều thú vị mới mẻ từ những thứ bị áp đặt.
Đây thiết nghĩ cũng là một nguyên nhân giải thích vì sao có hiện tượng nhiều SV ngủ trong lớp, hình ảnh quen thuộc trong các trường đại học hiện nay. Một nghiên cứu mà tôi đã đọc cho thấy có trên 60% SV cảm thấy không vừa ý với nghề nghiệp đã chọn, không ít người thuộc số đó muốn chuyển ngành khác.
Một nguyên nhân nữa là bầu không khí các buổi học phụ thuộc người giảng viên đứng lớp. Thực tế cho thấy nhiều vị đã có bằng tiến sĩ nhưng khả năng sư phạm còn thiếu, chưa có các phương pháp mang lại kiến thức tinh thần cũng như cuốn hút SV vào các chủ đề được trình bày. Nhiều giảng viên vào lớp chỉ đọc cho SV chép, ít khi cho các bài tập thảo luận giúp SV tăng khả năng tự học.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục đưa tin về các tấm gương SV xuất sắc, đạt thành tích cao trong nghiên cứu khoa học...; thế nhưng đó chỉ là con số cực nhỏ, trong khi phần đông SV đang ngày càng lãng phí khả năng của mình.
Các nhà quản lý luôn tìm cách đưa ra nhiều biện pháp cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, thế nhưng việc khắc phục nguyên nhân sâu xa là công tác định hướng nghề nghiệp cho SV ngay từ buổi đầu lại thiếu hiệu quả.
Phạm Trọng Chinh (P.9, Q. Phú Nhuận, TP.HCM) Cai quan trong khong phai sau nay ban la nguoi co dia vi nao trong xa hoi ma hay bat dau tu cau hoi SAU NAY MINH SE LAM NGHE GI ...dung khong nhi????
Đang đi học mà có một định hướng về tương lai thế là tốt ! Nhưng các bạn còn đang đi học nên đừng nên bị phân tâm về vấn đề này ! Bởi nếu bây giờ các bạn chỉ quan tâm đến sau này mình sẽ làm gì thì bây giờ các bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội quí giá mà bạn đang có !
Tuy nhiên bây giờ mã đã biết lo như vậy là tốt rồi ! Hãy dựa vào những gì mình đang có và những gì mình có thể đạt được để định hướng !
Quan điểm bây giờ là làm tốt những gì XH cần , tất nhiên là phải có một nền tảng tốt ! Đừng chú trọng vào cái cá thể quá mà hãy dựa trên mặt bằng chung !
Theo tôi , với tư cách đang là một SV kĩ thuật , tôi nghĩ tương lai sẽ dành cho các Businessman ! Đó cũng là định hướng của tôi !
Quan điểm bây giờ là làm tốt những gì XH cần , tất nhiên là phải có một nền tảng tốt ! Đừng chú trọng vào cái cá thể quá mà hãy dựa trên mặt bằng chung !
Quan điểm của mình lại không phải như vậy, ai cũng chạy theo cái mặt bằng xã hội như vậy thì sẽ không còn sắc thái riêng, tính đặc trưng của riêng mình. Về nghề nghiệp tương lai, trước hết chúng ta phải hiểu mình có niềm đam mê hăng say nào, để rồi chúng ta học và nghiên cứu sẽ phát huy được tất cả khả năng của mình, sau đó vấn đề còn lại là áp dụng điều đó vào xã hội hiện thực. Một người công dân tốt, làm tốt công việc của mình muôn đời là điều xã hội cần. Vấn đề hướng nghiệp cũng rất cần, nếu không chúng ta rất dễ rơi vào con đường lạc lối để rồi không thấy lối ra. Rất mong nhận sự góp ý của các bạn.
yub yub yub em cũng nghĩ giống anh Chung í . Nghề nào thì xã hội cũng cần cả , cho nên ko có nghề nào thấp bé hết. Vả lại nếu như mình chọn đúng nghề mà mình muốn thì sẽ theo đuổi nó tới cùng mà ko thấy nản ( oh well sometimes life is not that easy but still u have ur own dream , that makes u keep moving on )
Nhưng với cách nhìn này thì hình như ko phù hợp lắm ở VN thì phải. Ngay cả ba mẹ dường như cũng áp đặt con cái vào những ngành mà xã hội đang đề cao cho nên cũng ko trách được . Thực tế vẫn hơn mà.... Vả lại cách giáo dục của VN rất khó mà định hướng đi cho mình trong tương lai vì trong nhà trường ko cho tiếp xúc với môi trường và xã hội ngoài những môn Toán , Lý , Hoá...v.v Thậm chí học mà cũng chẳng biết áp dụng thực tế ra sao .
Nói tóm lại cũng do một phần chương trình giáo dục ,lối sống và cách nhìn của mỗi người. Ý kiến của Whocares thôi nha !
hì hì ! nghe các bác thảo luận về cái này , em xin mạng phép vào góp vài ý kiến . Như bác wasabi nói , sau này mình sẽ làm gì nhỉ ? câu hỏi này thì chắc rằng các bạn ở nơi đây không ai không suy nghĩ , nhưng như vâyh quá thiếu tính thực tế . Ngày xưa cắp sách đến trường , có người nào dám nói mình sẽ làm gì cho tương lai hay không . hảy chỉ là : -- Sau này em sẽ làm bác sĩ , kỷ sư Toàn là mơ mộng , mộng mơ không à . Làm gì cho tương lại điều đó thì quá nhiều , tương lai con người không phụ thuộc vào ai cả , mà chính bản thân của mình mà thôi . Làm gì thì chả được ,miển sao kiếm được đồng tiên chân chính là được . nhưng những suy nghĩ đơn giản như vậy , có mấy ai dám nghĩ . ai cũng mong ước có 1 tương lai sáng sủa ( và tối sủa nữa )việc làm gì mà chả là việc làm , ở việt nam bây giờ công việc làm thì quá nhiều , nhưng lựa chọn được công việc phù hợp với khá năng , với trình độ và nhất là phù hợp với ngành mình đã học thì quá khó . người ta nói " có tiền là có tất cả " Công việc tuỳ thuộc vào khả năng của mình , lý giải ra nửa thì có quá nhiều điều phải thảo luận ở đây Công việc nào cũng sẽ là công việc