Thế nhưng TQ cũng chả vừa.
Trung Quốc tăng cường xây dựng căn cứ quân sự tình báo ở quần đảo Hoàng Sa TTXVN (Hongkong 22/8 ) - Với đầu đề trên, tạp chí Bình luận phòng vệ Hán Hòa số 9/2008 nhận định rằng cùng với việc xây dựng các căn cứ tàu ngầm bí mật ở đảo Hải Nam, hải quân và không quân Trung Quốc đang tăng cường xây dựng các căn cứ trên quần đảo Hoàng Sa, trong đó có xây dựng sân bay quân sự lớn nhất trên biển và trạm thu thập tin tức tình báo siêu cấp.
Đảo Phú Lâm
Tạp chí cho biết các loại ăng ten của trạm thu thập tin tức tình báo đã được bố trí dày đặc trên toàn bộ một đảo nhỏ thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đảo nhỏ này thông qua một hành lang nhân tạo xây dựng trên biển đã nối liền với đảo Phú Lâm (Woody Island/Yongxing Dao, 永兴岛, Vĩnh Hưng đảo) [1] . Một số ăng ten cỡ lớn trang bị trên đảo có thể theo dõi được toàn bộ hoạt động trên Biển Nam Trung Hoa (biển Đông), bao gồm các tín hiệu vô tuyến điện cao tần của toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, Philippines và với cả Malaysia. Những tín hiệu thu được từ các ăng ten sẽ được đưa vào ghi âm và xử lý tại 4 tòa nhà lớn xây dựng trên đảo. Những căn cứ thuộc loại này sẽ do phòng 3 và phòng 4 thuộc Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng [Trung Quốc] (PLA) quản lý. Phòng 3 phụ trách thu thập, phân tích và giải mã tin tức tình báo thu được. Phòng 4 phù trách đối kháng điện tử, thu thập tin tức từ sóng ra đa. Tất cả những tin tức tình bảo thu thập được sau khi tập hợp lại, sẽ do Bắc Kinh phụ trách phân tích, giải mã. Ngoài những mật mã của Mỹ và Nga chưa thể phá nổi ra, mật mã quốc phòng của các nước xung quanh đều đã từng bị giải mã.
Sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm của quần đảo Hoàng Sa cũng được xây dựng lại, đường băng hiện đã dài hơn 2.500m, một bộ phận đường băng đã vươn ra tận biển, đủ để cho bất kỳ loại máy bay thế hệ ba nào của Trung Quốc như SU-30MKK có thể lên xuống. Sân bay xây một trạm ra đa, 4 nhà kho chứa xăng dầu cỡ lớn, 4 nhà kho chứa máy bay có thể dùng để sửa chữa máy bay, mỗi kho có thể chứa 2 máy bay. Do khí hậu nóng ẩm nên việc xây nhà kho chứa máy bay là rất cần thiết.
Căn cứ hải quân cũng được xây đựng lại, xây dựng đê chắn sóng, cầu tàu dài 500m, có thể neo đậu tàu khu trục và tàu hộ tống. Các công trình kiến trúc xây dựng trên đảo có thể đủ dùng cho hàng nghìn người sinh hoạt bình thường. Điều này cho thấy quần đảo Hoàng Sa đã trở thành căn cứ quân sự tổng hợp chủ yếu của hải quân, không quân và hệ thống thu thập tin tức tình báo của PLA. Tại đây mỗi tuần có 1 tàu đổ bộ chuyên chở nhiên liệu thực phẩm tiếp tế cho đảo.
Mục đích chủ yếu của việc hải quân và không quân Trung Quốc tăng cường xây dựng căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm là để xây dựng một căn cứ tiền duyên hùng mạnh, phối hợp với các căn cứ tàu ngầm và tàu nổi ở đảo Hải Nam, thâm nhập quân sự sâu hơn nữa vào toàn bộ khu vực Nam Hải. Một khi eo biển Đài Loan có chiến sự, đảo Phú Lâm sẽ là tàu sân bay không bao giờ chìm, giám sát quân Mỹ tăng viện từ hường Bắc của Ấn Độ Dương. Bán kính tác chiến của máy bay SU27, SU30MKK cất cánh từ quần đảo Hoàng Sa có thể bao trùm lên toàn bộ biển Đông, bao gồm Malaysia, Philippines và Brunei.
Nguồn: Thông tấn Xã Việt Nam, Tin tham khảo Thế giới ngày 23/8/2008, tr. 4-5.
*
Trung Quốc có bố trí tàu sân bay trong tương laiTTXVN (Hongkong 2/9) - Với đầu đề trên, tạp chí Bình luận phòng vệ Hán Hòa số 9/2008 nhận định từ động thái nhập khẩu một số thiết bị quân sự của Nga, Trung Quốc có thể đóng 2 tàu sân bay đợt một.
Sau khi xây dựng xong căn cứ hải quân cỡ lớn ở Tam Á, người ta có thể phán đoán hạm đội Nam Hải sẽ được bố trí một tàu sân bay. Thời gian gần đây tại căn cứ Tam Á đã xuất hiện nhiều chiến hạm cỡ lớn cùng nhiều vũ khí tiên tiến khác.
Căn cứ hải quân ở vịnh Á Long thuộc Tam Á hiển nhiên được xây dựng theo tiêu chuẩn mới có thể neo đậu từ 1-2 tàu sân bay, một phân đội tàu khu trục, một phân đội tàu ngầm thông thường và một phân đội tàu ngầm hạt nhân. Vì vậy, tại căn cứ này xuất hiện 2 kho ngầm có ý đồ sử dụng cho 2 phân đội tàu ngầm neo đậu. Tại đây đã xây dựng 2 cầu tàu dài từ 450-500m dành cho tàu nổi và 2 cầu tàu dài 300m dành cho tàu ngầm. Chỉ riêng 2 cầu tàu dài 450-500m đã có thể neo đậu ít nhất một tàu sân bay và cộng thêm 1 2 tàu nổi khác; hoặc có thể neo đậu 2 tàu sân bay và 8 tàu nổi khác.
Về hạm đội Đông Hải, quan sát việc xây dựng các căn cứ tại đây cho thấy về tổng thể hạm đội Đông Hải có vẻ không được ưu tiên xem xét bố trí tàu sân bay. Sứ mệnh chiến thuật trực tiếp nhất của hạm đội Đông Hải là phong tỏa Đài Loan, tìm cách tiêu diệt các tàu chiến lớn của hải quân Đài Loan. Việc hoàn thành mục tiêu chiến thuật này không đòi hỏi tàu sân bay, mà chỉ riêng máy bay từ các căn cứ-trên đất liền cũng đủ sử dụng. Hiện nay, cầu tàu lớn nhất ở căn cứ Châu Sơn của hạm đội Đông Hải dài 400m, thiết kế để neo đậu tàu khu trục mang tên lửa 956E/EM, bình thường có thể neo đậu 2 chiếc tàu khu trục 956E; một cầu tàu khác dài 300m, còn các cầu tàu khác đều nhỏ.
Về hạm đội Bắc Hải trong mấy năm qua, tốc độ thay đổi trang thiết bị chậm nhất, điều kiện tại các căn cứ ở đây rất kém. Nhưng phán đoán từ động thái gần đây Trung Quốc tăng cường lực lượng quân sự ở bán đảo Sơn Đông cho thấy sứ mệnh chiến lược của hạm đội Bắc Hải đã thay đổi, thành trực tiếp theo dõi các tàu chiến của Mỹ và Nhật tiến xuống phía Nam, kiềm chế sự trỗi dậy của hải quân Hàn Quốc và của hạm đội Thái Bình Dương của Nga, hoàn thành sứ mệnh chiến lược phong tỏa phía Đông eo biển Đài Loan, cắt đứt tuyến đường vận chuyển trên biển mà tàu chiến Mỹ và Nhật Bản viện trợ cho Đài Loan, có thể vươn tới chuỗi đảo thứ nhất và chuỗi đảo thứ hai từ hướng Bắc, kiềm chế quân Mỹ đóng ở căn cứ Guam. Điều đáng chú ý là tàu ngầm hạt nhân 091 lớp "Hán" đã nhiều lần tiến vào khu vực biển Guam, thậm chí thâm nhập vào lãnh hải Nhật Bản, đều xuất phát từ phân đội tàu ngầm hạt nhân số một của hạm đội Bắc Hải.
Do vậy, có thể thấy ý đồ chiến lược trên đã được quán triệt chấp hành. Động hướng về tàu sân bay Vayarg (mua của Ucraina) đang được cải tạo ở Đại Liên cũng đáng chú ý. Nó không thể neo đậu mãi tại cầu tàu, với tư cách là tàu huấn luyện, rất có thể do hạm đội Bắc Hải quản lý, căn cứ của nó sẽ được lựa chọn trong khu vực hoạt động của hạm đội Bắc Hải. Căn cứ hải quân Trường Gia Lầu ở Thanh Hải cũng là một căn cứ chủ yếu khác có thể sử dụng cho tàu sân bay neo đậu.
Nguồn: Thông tấn Xã Việt Nam, Tin tham khảo thế giới ngày 03/9/2008, tr. 4-5.
Link http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=14145&rb=0402