thế nào là phản động ? thế nào là chống phá cộng sản? Trương HỒng Ân, sevenlove, youtube, Zenzen...nói nghe xem nào!
lời nào Kami nói quá? nó quá so với cái gì?
@Ansamurai: có suy nghĩ, hành động hay cách giải quyết cụ thể nào của bản thân thì đưa lên chứ cứ đi lượm lặt về rồi hô hào bàn luận thì chán lắm.
haha, chuyện này mình PM đến Kami rồi nhé, có gì nhắn tin lại để chúng ta nói chuyện nhé.
Còn chuyện những bài mình đăng thì tùy mọi người, muốn suy nghĩ sao cũng được.
Tạm thời anh em nào quan tâm thì đọc vậy.
TQ được gì khi đóng tàu sân bay? Thiếu tướng Tiền Lợi Hoa, Giám đốc Văn phòng Đối ngoại Bộ Quốc phòng, nói rằng nếu Trung Quốc có hàng không mẫu hạm thì sẽ không dùng nó để vươn ra toàn cầu.Phát biểu của ông được đưa ra vào đúng lúc có tin đồn đoán nói Trung Quốc sẽ cho đóng hàng không mẫu hạm đầu tiên của mình dù vị thiếu tướng không xác nhận chuyện này.
Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc thu hút sự quan tâm của Đài Loan và tại vùng biển Nam Trung Hoa nơi Trung Quốc đòi chủ quyền lãnh thổ.
Thế nhưng có bằng chứng cụ thể nào cho thấy quân đội Trung Quốc muốn đóng hàng không mẫu hạm?
Trước hết, Trung Quốc đã mua bốn hàng không mẫu hạm đã phế thải của Australia, Nga và Ukraine.
Không có chiếc nào được đưa vào hoạt động trừ có một chiếc do Nga đóng kiểu Varyag, và đã được sơn màu xám đặc thù của Hải quân Trung Quốc và hiện đang thả neo tại căn cứ Đại Liên ở mạn đông bắc của nước này.
Hàng không mẫu hạm căn bản mà nói là các căn cứ không quân trên mặt biển, tổng hợp nhiều công nghệ khác nhau và phức tạp mà mỗi công nghệ phải ăn khớp với nhau hoàn toàn để cho các tàu này vận hành hữu hiệu.
Các cuộc nghiên cứu chi tiết của mỗi chiếc tàu sẽ giúp cho các kỹ sư hàng hải Trung Quốc hiểu thấu đáo công nghiệp đóng võ tàu, chứ không phải là hiểu được các công nghiệp "mũi nhọn" giúp cho thân tàu trở thành một căn cứ không quân hoạt động độc lập.
Một số công nghiệp này nằm trong lãnh vực xây dựng và yểm trợ các phi cơ chiến đấu, xây dựng hệ thống radar và báo động sớm, liên lạc và hệ thống máy móc điện tử để tác chiến, yểm trợ các tàu chiến và chống tàu ngầm mà Trung Quốc đã thu thập được khá lâu.
Tuy nhiên, một số trang thiết bị của Trung Quốc được đánh giá là lỗi thời, thua cả một thế hệ so với các trang thiết bị của phương Tây hoặc của Nga. Do đó, Trung Quốc phải mua một số thiết bị từ nước ngoài.
Trong chiến tranh, yếu kém về chiến cụ là điều không thể tha thứ được vì sẽ không có giải nhì cho người tham chiến.
Thiết bị nhậpTrung quốc phải trông cậy vào nước Nga vì sau năm 1989, Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu vẫn duy trì lệnh cấm chuyển giao công nghệ quân sự và Israel bị buộc phải ngưng cung cấp thiết bị cho Trung Quốc.
Bắc Kinh đã mua của Nga bốn hệ thống đổ bộ, tức là khâu phức tạp nhất của một chiếc hàng không mẫu hạm, và được cho là đã đặt hàng ba chục chiếc chiến đấu cơ SU-33 có khả năng đáp và cất cánh từ tàu sân bay và sẽ còn mua thêm loại máy bay này.
Trung Quốc được cho là đã lên kế hoặch đặt hàng lần lượt từ hai hay ba hàng không mẫu hạm trước năm 2015 vì theo dự trù các tàu này của Trung Quốc nhỏ hơn các hàng không mẫu hạm loại Nimitz khổng lồ của Hoa Kỳ.
Hàng không mẫu hạm không đi biển một mình được vì chúng là những căn cứ xuất phát các cuộc tấn công và do đó cần tàu hộ tống, tuần dương hạm và khu trục hạm cũng như tàu ngầm để bảo vệ trước tàu chiến đủ loại cũng như phi cơ chiến đấu của địch.
Hàng không mẫu hạm là soái hạm của các "nhóm tiêm kích" Carrier Strike Groups (CTG) gồm nhiều tàu chiến và tàu ngầm có khả năng tấn công các mục tiêu của địch trên mặt biển cũng như trên đất liền.
Tuy nhiên, một nhóm tiêm kích đơn độc cũng sẽ không hữu hiệu cho lắm bởi vì theo chiến thuật tân thời, một hạm đội muốn thực sự được hữu hiệu phải cần tới ít nhất ba nhóm tiêm kích: một nhóm lúc nào cũng có mặt tại chiến trường, một nhóm sẳn sàng thay thế trong lúc nhóm thứ ba sau khi hoàn thành nhiệm vụ, cần phải nghỉ ngơi và bổ sung lực lượng.
Nói tóm lại, khi một chiếc hàng không mẫu hạm được đưa vào sử dụng, chỉ là bước đầu tiên của một tiến trình ứng chiến dài hạn, phức tạp và tốn kém.
Mục đích của Trung QuốcCác nhà nghiên cứu chiến lược đã đưa ra nhiều lý do để giải thích mục đích của Trung Quốc.
Theo truyền thống, các cường quốc muốn gây ảnh hưởng hoặc muốn tìm cách kiểm soát các lộ trình quan trọng trên biển với các tàu chiến của họ, do đó, Trung Quốc hiện nay đang xuất hiện như là một cường quốc mới trỗi dậy, nên cũng cần chứng minh là có khả năng này.
Trung Quốc thấy cần phải có khả năng đối đầu với các tàu chiến của Hoa Kỳ trong vùng eo biển Đài Loan trong trường hợp có một cuộc xung đột bùng nổ tại khu vực này vì Hoa Kỳ ủng hộ Đài Loan.
Hàng không mẫu hạm là các tàu chiến khổng lồ với một hỏa lực đáng ngại, và được thiết kế để "gây ấn tượng" và "răn đe" và do đó sẽ làm giảm xung đột.
Nhiều nước có tiềm năng đối đầu với Trung Quốc như là Hoa Kỳ và Ấn độ đã tung các chiến hạm của họ hoạt động trong vùng biển gần với Trung Quốc và do đó, Trung Quốc cũng thấy cần có khả năng này nếu như có một nước nào đó xâm phạm quyền lợi an ninh của mình.
Thêm vào đó, vì sở trường bán buôn của mình, Trung Quốc tùy thuộc phần lớn vào các lộ trình trên biển để nhập dầu hỏa, nguyên liệu và các mặt hàng nhu yếu khác và đồng thời xuất cảng các mặt hàng mà Trung quốc chế biến đi các nước khác.
Một số các hải lộ này hiện nay đang bị bọn cướp biển sách nhiễu, như là eo biển Malacca, trong lúc các hải lộ khác có thể trở thành các nút chặn mà các cường quốc thù địch có thể khóa lại bất cứ lúc nào, do đó, Trung Quốc thấy cần phải ngăn khả năng này xảy ra.
Trung Quốc cũng đang tranh giành các lãnh hải và lãnh địa với nhiều nước khác, và rất có thể các cuộc tranh giành này sẽ bùng nổ thành xung đột, và trong trường hợp này, hàng không mẫu hạm là giải pháp tiện và lợi.
Lân quốc nghĩ gìDứt khoát, hàng không mẫu hạm và các "nhóm tiêm kích" sẽ tăng cường thêm sức mạnh của Trung Quốc trong các cuộc tranh giành đất đai, đồng thời kết thêm bạn và loại bỏ bớt các hành vi thù địch.
Tuy nhiên, nhiều nước nay đang liên kết với với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc Đại Lợi và xây dựng lực lượng hải không quân của chính họ để làm cho trung quốc nản lòng.
Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore đã tăng cường các nỗ lực ngoại giao và quân sự của họ với các cường quốc để đối đầu với đe dọa ngày càng tăng của Trung quốc.
Tuy nhiên, liệu các cường quốc này có dám gây chiến với Trung Quốc để bảo vệ quyền lợi của các nước nhỏ là một khả năng rất xa vời.
Thiết bị quân sự chỉ là phương tiện của chính trị và ngoại giao vì xét cho cùng, tàu chiến không tự nhiên mà gây chiến, chỉ có ban lãnh đạo của một nước muốn gây ra chiến tranh mà thôi.
Nếu ngoại giao thất bại, thì xung đột mới leo thang. Trong trường hợp Trung Quốc có đóng hàng không mẫu hạm đi chăng nữa, thì thực tế sẽ không thay đổi, mà chỉ "điều chỉnh" lại sức mạnh của Trung Quốc mà thôi.
Và đây là chuyện không có gì mới lạ trong lịch sử bang giao giữa các cường quốc với nhau, và giữa các nước chưa hẳn là cường quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2008/11/081118_background_chinese_naval.shtml