"Ở Nhật chúng ta có được cái lợi là có một hệ thống thư viện với rất nhiều loại sách trong rất nhiều lĩnh vực, những thông tin khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất được cập nhật hằng tháng, thậm chí hằng tuần. Không chỉ là thư viện trường, mà còn có thư viện của thành phố nơi mình đang sống, và chúng ta được mượn sách từ thư viện với khoản phí cực kỳ nhỏ hoặc không có. Nếu tận dụng được thư viện thì...wow." Như ý kiến của anh Việt thì đúng là ở Nhật cơ sở vật chất là một điều kiện tốt để sinh viên học tập(lại là điều kiện vật chất!!!).Nhưng điều này chỉ đúng đối với những học sinh ham học hỏi và tự nghiên cứu mà thôi.Nếu ở Việt Nam có được những thư viện nhiều sách hay và truy cập internet miễn phí như ở Nhật thì tốt biết mấy!!! Người ta nói ảnh hưởng của môi trường sống ảnh hưởng đến con người rất lớn.Ngày xưa bà mẹ của Khổng Tử cũng từng đổi nhà ở từ gần lò mổ đến gần trường học để Khổng Tử khỏi bị ảnh hưởng của môi trường xấu đó thôi.Có thể là một so sánh khập khiễng đối với tình hình ĐH Nhật bây giờ nhưng nếu so sánh chất lượng dạy dỗ và học tập của ĐH Nhật với các nước phát triển thì có lẽ ĐH Nhật không phải là nơi tốt so với các ĐH của nước khác.Thử làm một phép so sánh như thế này:thầy giáo giảng bài mà không có sự quan tâm đến học sinh có hiểu bài của mình không với một thầy giáo vừa giảng bài vừa đặt câu hỏi chất vấn học sinh....thì bên nào hiệu quả hơn???Một lớp học mà học sinh chỉ thụ động tiếp thu kiến thức không 1 câu hỏi chất vấn thầy giáo với 1 lớp học học sinh chủ động học chất vấn thầy giáo để nắm lấy kiến thức thì bên nào hiệu quả hơn...???Nếu thử đặt những phép so sánh như vậy thì sẽ hiểu được chất lượng của ĐH Nhật bây giờ như thế nào!!! Như a.Việt,a.Phương và Huân đã nói việc học ở ĐH Nhật tạo điều kiện tự do cho sinh viên tự phát triển...Sâu hơn nữa là giáo sư chỉ là người hướng dẫn phương pháp còn học sinh phải là người tự tìm cách lấy kiến thức cho mình.Theo mình nghĩ điều đó quá lý tưởng đối với học sinh Nhật,những học sinh đến ĐH chơi là chính còn học hành sao cũng được.Những du học sinh như chúng mình vì mục đích qua đây để học nên còn có phần nào vì mục đích đó mà tự nghiên cứu những phần nào mình chưa hiểu...Nhưng nếu...và nếu...những giáo sư dạy tốt hơn để những học sinh không phải có những điều khó hiểu trong đầu thì mình nghĩ những học sinh đó sẽ có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu những cái sâu hơn thay vì phải về nhà coi lại những kiến thức đã học trên trường(và nhất là đối với những người eo hẹp quỹ thời gian như tụi mình). Vài ý kiến đóng góp nếu có gì sai sót mong anh em thảo luận tiếp bổ sung dùm.Onegaishimasu! [wink]
Nam nói cũng đúng,có những ông thầy ở Nhật(như anh Việt nói)là có phòng nghiên cứu,đề tài nghiên cứu riêng nên bận rộn,chính vì thế mà những giờ học trên lớp của sinh viên năm 1,2 bị mấy ổng coi nhẹ,sv có hiểu hay không mặc kệ.Cứ thao thao bất tuyệt cho đến hết giờ là đi ra.Nhưng hình như ở đâu cũng vậy Nam à.Sv dưới con mắt của xã hội đã là Người lớn.Mình nhớ hồi mình mới chân ướt chân ráo bước vào ĐH ở VN,trong buổi học đầu tiên một giáo sư đã nói với tụi mình:học ở ĐH không khác với cấp 3 là mấy,chỉ có một điều khác cơ bản là các anh chị phải hoàn toàn tự giác học tập-nghĩa là các anh chị được tự do hơn,nhưng phải tự chịu trách nhiệm với toàn bộ sự tự do đó.
học ở ĐH không khác với cấp 3 là mấy,chỉ có một điều khác cơ bản là các anh chị phải hoàn toàn tự giác học tập-nghĩa là các anh chị được tự do hơn,nhưng phải tự chịu trách nhiệm với toàn bộ sự tự do đó.
Câu nói này hay quá,tự do đối với tôi thật nguy hiểm [confused]
Truong em thi ngay tu dau cac thay da tuyen bo la cac thay chi gioi nghien cuu chu khong he gioi day hoc.vi phan lon cac thay deu khong phai hoc su pham ra.vi muon nghien cuu nen moi o lai truong thoi.Hoc sinh muon hoc gi,muon biet gi thi truc tiep den phong thay de hoi.Khoa em bo tri rieng chieu thu 6 cac thay bang moi cach phai o phong de hoc sinh den hoi. Cong nhan la cac thay day qua do so voi cac thay hoi cap 3 cua em.Nhung ma em thi lai nghi la co day hay thi bon hoc sinh Nhat no cung van ngu.Ngay con o truong tieng Nhat thuong xuyen ngu,nhung tu ngay vao dai hoc chua he ngu trong gio lan nao.Thu dong tiep nhan tu thay van khong suong va hieu qua bang viec tu tim lay cai minh thich,sau do den thu vien tim hieu,den phong thay hoi.vi minh chu dong tim de hoc nen nhanh va khong quen.nghe thay giang tham chi la chi de biet dai khai no co nhung cai gi thoi cung duoc nua.sau do cai gi thay can thiet,hay,muon hoc thi tiep tuc.khong thich thi pass.cai van de minh chang he thich thi ong thay co noi hay den may cung nhu nuoc do la khoai thoi. Vi the mac du em cung muon may ong thay day hay hon ti nua nhung hien tai thi cung khong co gi la qua bat man ca.cai quan trong van la tim ra cach hoc phu hop de tan dung het dieu kien trong DH Nhat. Mot vi du cu the la ong thay cu nhiem yeu cau em tim hieu ve My pham va 2 tuan nua phai len phat bieu truoc lop.Viec tim tai lieu qua internet ra do ong ta huong dan.Nghi ra thi ong ta chnag phai day gi ma trong 2 tuan em se phai biet va nho tat ca nhung gi lien quan den My pham 1 cach vo dieu kien.Con lam dang hoang o muc nao thi la do minh.
Nghĩ kĩ lại thì những gì c.Nghi nói hoàn toàn đúng.Đúng là lên ĐH mình được sự tự do trong học tập và phải chịu trách nhiệm với sự tự do này.Đúng là không còn là cái thời nhìn bạn bè học mình mới chịu học,hay là gặp thất bại gì đó rồi mới chịu suy nghĩ lại học tập làm việc đàng hoàng.Có lẽ mình đã sai lầm trong suy nghĩ là những thầy giáo Nhật không quan tâm đến học sinh.Đúng ra nếu mình có điều gì muốn hỏi thầy thì có lẽ thầy cũng nhiệt tình trả lời.Có lẽ là những giáo sư đó quá bận rộn trong việc nghiên cứu nên đã cố ý bỏ rơi học sinh để học sinh "tự do" đi tìn kiến thức của mình.Đúng là tất cả đều là NGƯỜI LỚN nên nếu ai không tự nghiên cứu được thì sẽ bị bỏ rơi trên con đường đi tìm kiến thức cho riêng mình.Có lẽ vì nền giáo dục của Nhật như vậy mà xã hội Nhật luôn luôn có hai mặt trái ngược hoàn toàn nhau:Những học giả làm rạng danh nước Nhật với những công trình vĩ đại.. và những thanh niên(đặc biệt là ở những khu ăn chơi) nhìn giống người ĐIÊN[grin]
Anh Nam nói đúng đó , đây cũng là lý do để nhật bản có thể phát triển như bây giờ, em không biết học đại học ra sao chứ học cấp ba như tụi em thấy cô cũng yêu cấu đủ thứ rùi , không tự giác chỉ có nước thụt lùi thui anh ah... Trường em thì đòi hỏi tự giác còn cao hơn các trường khác , bởi vậy mà thời gian lên thư viện hay lên mạng tìm thông tin cũng chiếm hết 1/4 thì giờ học tập rùi , nói chi ở bên nhật , vừa học vừa làm , gánh nặng nhiều quá đôi khi mình lại ngộ nhân và đổ lỗi cho thầy cô ah mà chausaplenba nè ; chắc hồi " cháu " học cấp ba như chị cũng hay tụm năm tụm bảy ngồi ca cẩm thấy cô hay sao mà nói đúng quá dzị , thành thật mà khai rằng , phần lớn thời gian tán gẫu là " cô X dạy chán quá mày ơi " hoặc " thầy Y giảng bài tao mà hiểu tao chít liền " ( đó là điều tất yếu của cuộc sống học sinh và cả sinh viên mà đúng ko ? ) mà nếu không có ca cẩm như vậy thì làm sao phân biệt được thầy cô nào dạy giỏi dạy dở mà theo học cơ chứ . Không thể trách ai được phải không ??????????[good]công nhận nghen " SAO MÌNH NÓI HAY THÍA"[biggrin][happy] í í xí khoan có gì từ từ nói [guoc]ui da chơi kỳ dzị , cho tui khen tui một chút chứ lỵ
Mình nghĩ ai cũng có lý của người đó, riêng mình thì xin có ý kiến như sau:
Về nội dung:
* Ở bậc Đại học (trừ năm cuối): Giữa Việt Nam và Nhật Bản kiến thức cơ bản không khác nhau là mấy và mình nghĩ là ở Mỹ hay châu Âu thì cũng thế thôi.
* Ở bậc Cao học và năm cuối Đại học: So sánh nội dung học Đại học ở Việt Nam và Nhật Bản khác nhau thấy rõ là ở năm cuối, lúc làm đề tài tốt nghiệp; cũng như ở bậc Cao học. Rõ ràng là với hệ thống thư viện đồ sộ, cơ sở vật chất đầy đủ cùng với những ông thầy cực giỏi về chuyên môn, luôn biết cách phát huy khả năng tự sáng tạo của mỗi sinh viên thì Nhật Bản rõ ràng là môi trường rất tốt cho những ai thật sự muốn học tập và nghiên cứu.
Về thái độ học tập:
* Ở bậc Đại học: Ở Việt Nam hay ở Nhật cũng vậy, cách truyền đạt hay-dở cũng tuỳ thầy, nhưng khác nhau ở chỗ là ở Việt Nam thầy có dạy dở cũng ráng căng mắt ra mà nhìn. Ở Nhật sinh viên vào lớp có thể ngủ, chơi game, nhắn tin 1 cách công khai...Ở Việt Nam mà làm vậy thì thầy cho ra ngoài, thích làm gì thì làm ngay và với thái độ học tập như vậy ở Việt Nam, bạn rất có thể được "giữ lại trường" dài dài trong khi bạn bè của bạn đã ra trường và đi làm. Rõ ràng là ở bậc Đại học, sinh viên Việt Nam nghiêm túc hơn sinh viên Nhật rất nhiều trong học tập.
* Ở bậc Cao học: Có 1 điều dễ thấy là ở Việt Nam, phần lớn những người học Cao học là vừa học vừa làm (ngày làm đêm học...). Kiểu học cưỡi ngựa xem hoa này khó lòng mà cho kết quả tốt được dẫu là học với những ông giáo sư giỏi đến cỡ nào đi chăng nữa, cơ sở vật chất có tốt đến đâu đi chăng nữa (điều này ở Việt Nam cũng chưa có). Còn ở Nhật, sinh viên học lên Cao học phần lớn là những sinh viên có khả năng và ham học (tất nhiên là cũng có những trường hợp học tiếp lên vì những lý do khác) nên chất lượng sinh viên ở bậc Cao học của Nhật là khá cao. Thêm nữa, cách quản lý sinh viên ở bậc Cao học ở Nhật cũng khác ở bậc Đại học, ở bậc Cao học, mỗi sinh viên đều có giáo sư hướng dẫn riêng và sự thành bại của sinh viên đó gắn liền với uy tín và trách nhiệm của giáo sư hướng dẫn nên nhìn chung, sinh viên Cao học của Nhật khá nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu.