Chuyện này có lẽ là chuyện đã cũ với nhiều anh em DD, nhưng với nhiều người vẫn là đề tài còn nhiều cái để nói. Chủ đề này đã từng gây sóng gió một thời trên mailling list cũ của DD, bây giờ post lại với một cách nhìn khác, hay hơn hay dở hơn không biết. Thấy anh em đang có hứng tranh luận, vậy thì nhào vô nào. [217]
-----------------------
Xem qua một số phim Nhật cả trên tivi lẫn phim video, DVD, qua các phim đó chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một điều là người Nhật vẫn rất chú trọng đến những giá trị Nhân Văn, những tình cảm giữa người với người luôn được các đạo diễn lồng vào các bộ phim rất khéo léo, khiến chúng ta luôn có cảm tưởng là người Nhật sống rất biết quan tâm đến cộng đồng, đến người khác.
Và một điều nữa mà các bạn có thể dễ dàng nhận ra trong phim Nhật đó là tinh thần vượt khó, cố gắng đến cùng để thực hiện ước mơ của mình, あきらめないこと。
Sự thực xã hội Nhật Bản thì như thế nào nhỉ. Có lẽ những bạn đang sống và làm việc trong xã hội Nhật là những người hiểu rõ nhất. Nhưng môi trường mà các bạn đang sống, tầng lớp mà bạn tiếp xúc cũng sẽ là một ảnh hưởng không nhỏ đến những nhận xét của bạn về xã hội Nhật và con người Nhật.
Trong môi trường đại học, tiếp xúc vời giới trẻ Nhật bạn có thể dễ dàng nhận ra là phần lớn giới trẻ Nhật hiện tại được nuôi dưỡng trong một môi trường qúa hoàn hảo, quá tốt, có đầy đủ mọi thứ. Có lẽ chính vì thế mà họ có đầy đủ thời gian và tiền bạc để tự phát triển bản thân mình, tự mình làm và theo đuổi cái mà mình thích. Điều đó thật tốt, nhưng nó cũng dẫn đến một hệ quả không tốt. Đó chính là chủ nghĩa cá nhân, chỉ biết lo đến bản thân mình, chỉ cần mình tốt là OK(自己中心主義). Cái này dẫn đến sự vô tâm với những người xung quanh, chỉ làm những gì có lợi cho mình,v.v...Và cố gắng chứng tỏ mình khác người bằng những hành động, phục trang kỳ quái. Nhưng có một điểm đáng buồn là những hành động chứng tỏ mình khác người đó lại hoàn toàn mang tính chất như những trò đua đòi của con nít chứ không phải là kiểu chứng tỏ mình của người lớn. Vì vậy mà trong môi trường đại học, trong một lớp học đại học của Nhật ta có thể thấy là hầu hết học sinh Nhật khi đến lớp vẫn rất thụ động, gần như không có hoặc rất ít câu hỏi dành cho giáo sư đứng lớp. Họ tự động thu mình lại để không bị để ý !
Tuy nhiên cùng với việc chủ nghĩa cá nhân được coi trọng, không ít những sinh viên Nhật đã biết cách tận dụng môi trường học tập với đầy đủ thư viện, tài liệu, dụng cụ để học tập và làm việc. Và không ít những công ty học trò đã ra đời tại các trường nổi tiếng của Nhật.
Trong các trường đại học của Nhật có rất nhiều các hình thức câu lạc bộ. Các clb thể thao, văn hóa, hoặc chỉ đơn giản là tập hợp lại với nhau khi có chung một sở thích nào đó. Tất cả các clb đó đều được khuyến khích phát triển và nhận được một khoản tiền sinh hoạt phí nhất định từ nhà trường. Chính vì vậy mà chúng ta không hề ngạc nhiên khi những VDV tham dự Olympic của Nhật là những sinh viên đại học. Hình thức clb cũng cực kỳ phát triển tại các trường từ tiểu học đến cấp 3. Nhờ vậy mà mỗi một học sinh tự phát hiện ra năng khiếu và sở trường của mình từ rất sớm. Một môi trường phát triển tuyệt vời cho từng cá nhân, và qua đó cung cấp cho xã hội Nhật rất nhiều tài năng, đa dạng trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên không phải mội trường giáo dục hoàn toàn tốt. Trong các trường vẫn có một bộ phận học sinh bị cô lập, bị いじめ(chọc ghẹo theo kiểu Nhật) khiến những học sinh này không dám đến trường 不登校 hoặc tệ hơn là không dám tiếp xúc với xã hội bên ngoài nữa 引きこもり. Và không ít trong số đó đã nghĩ đến con đường tự tự vì không chịu nổi stress. Bạn đừng vội nghĩ là do học hành quá căng thẳng mà bị stress. Lý do không phải là vậy. Nền giáo dục Nhật bây giờ cũng khá thoải mái theo kiểu như châu Âu, không quá đáng như VN đâu. Lý do chính là họ không thể hòa nhập vào xã hội quá coi trọng quan hệ trên -dưới, trước-sau 上下関係、先輩ー後輩関係. Và communication giữa người với người rất ít, họ không có ai để chia xẻ, khi xung quanh mình chỉ toàn những người chỉ biết lo cho bản thân mình.
Tuy sống vì bản thân là chủ yếu, không lo đến người khác nhưng người Nhật lại rất để ý đến những vấn đề xã hội như : môi trường, thất nghiệp,....Chính vì thế mà xã hội Nhật là xã hội phát triển rất đồng đều về mặt kinh tế. Gần đây có một chương trình về sự chênh lệch mức sống của các nước trên thế giới. Number one là Mỹ : người thì ở trên đỉnh Everest- kẻ thì dưới vực thẳm Marianne. Xã hội Nhật thì rất đồng đều, những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống, gần như tất cả mọi người đều có thể đạt tới được. Tuy thỉnh thoảng chúng ta vẫn thấy những người homeless tại Tokyo, tại các ga tàu điện, nhưng đó là số rất ít, và người Nhật cũng có những chính sách để giải quyết vấn đề này. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra sự công bằng trong xã hội Nhật khi nhìn những người đang đi làm thêm アルバイト. Những người như vậy vẫn có thể kiếm đủ tiền để sống đầy đủ, thậm chí là có tiền để đi du lịch nước ngoài nếu biết tiết kiệm và chịu khó làm việc với số vốn kiến thức rất ít ỏi. Lao động tri thức và lao động chân tay đều được coi trọng.
Nếu so với VN, một công nhân nhà máy may chỉ nhận được khoảng 4,5 trăm ngàn một tháng (một khoản tiền không đủ sống) thì chúng ta có thể thấy thế nào là "bất công" khi những thằng chủ tư bản ở VN bóc lột tiền của người làm công.
Còn tầng lớp thế hệ trước của Nhật thì thế nào, tầng lớp những người đã làm cho nước Nhật thành một cường quốc như hiện nay thì sao. Trong mắt họ, giới trẻ hiện nay là "quá tệ", không thể chấp nhận được.ぜんぜんだめ. Giới trẻ ngày nay rất ít người có ước mơ, vì không cần ước mơ, không cần cố gắng nhiều vẫn có đủ tiền để sống, để chơi. Chỉ cần là một salaryman bình thường trong một công ty, xí nghiệp là đã có một cuộc sống ổn định rồi. Bên cạnh đó chủ nghĩa cá nhân theo kiểu Âu Mỹ cũng làm cho những giá trị văn hóa của người Châu Á : gia đình, bố mẹ, con cái bị mai một dần. Quan hệ giữa người với người chủ yếu bị đồng tiền chi phối----->Xã hội thiếu Nhân Văn. có lẽ vì thế mà những bộ phim của Nhật làm ra thường được làm rất Nhân văn nhằm kéo con người của xã hội Nhật hiện đại về với những giá trị của châu Á. Phim ảnh là cái lý tưởng , chưa hẳn phản ánh đúng sự thực của cuộc sống đâu, nhất là những phim được đem giới thiệu ra nước ngoài.
Có bạn nào đó nói rằng người Nhật rất tôn trọng lễ nghĩa. Điều này hoàn toàn đúng, người Nhật rất lịch sự, có văn hóa, có ý thức trong cuộc sống của mình. Cái này không biết đến bao giờ người VN chúng ta mới học được để đưa xã hội chúng ta phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên cũng có những cái lễ nghĩa quá đáng dẫn đến stress, tự tử.
--------------------------
Bài này tuy dài nhưng lại ngắn, có khá nhiều chỗ để "cãi nhau". Anh em nghĩ thế nào nhỉ ?