Đọc bài này em cũng có nhiều suy nghĩ về những thay đổi của Đông Du sắp tới:
1>
Chương trình Du học Đông Du khuyến khích thanh niên học những kiến thức kỹ năng thiết thực cho mình và cho xã hội. Mục tiêu hướng tới là tăng tỷ lệ người đi du học Cao đẳng lên tới 50% .
Có lẽ trường cao đẳng ở đây được nhắc tới chính là các trường 専門学校ở Nhật.Em không ủng hộ điều này.
Theo em được biết các trường semon ở Nhật thường chia thành hai dạng :
1,Mang đúng nghĩa tức là đào tạo bài bản,học xong có thể ra làm thợ lành nghề.(Một số trường về sửa chữa oto ,xây dựng...)
2,Dạng thứ 2 là đào tạo qua loa với mục đích kiếm tiền.(em có sempai học ở trường dạng này kể lại,hầu hết đều không học gì, giờ đã về nước vì không đủ tiền nộp học)
Dạng thứ 2 thường học phí so với dạng một khá rẻ,học phí chỉ 60~70man /một năm học,còn dạng thứ 1 thì học phí khá cao ,chí ít cũng trên 100 man/ một năm.Liệu hỏi du học sinh đi làm baito (THeo luật pháp quy định một tuần 28 tiếng,tính ra một tháng trung bình 112 tiếng(時給1000円) khoảng được 11 man /tháng) Liệu có đủ số tiền trang trải sinh hoạt và học phí không?
Dưới đây là bảng tham khảo:học phí của các trường semmon.
Ngoài ra,còn một dạng nữa là trường kosen, trường quốc lập, xét về mặt kinh tế thì đây cũng có thể là một lựa chọn hợp lý,nhưng có một cái dở(theo ý kiến cá nhân em) đó là trường dạy hòa lẫn theo kiểu nửa thực hành,nửa cơ bản.Nên không đi sâu riêng về mặt nào.Học xong du học sinh hầu hết đều muốn 編入lên đại học,mà để lên đại học phải tự mình ôn luyện.Rõ ràng ta lại đi một đường vòng.
Câu trả lời một sinh viên tốt nghiệp trường semmon ra có thể làm gì cho đất nước(mở xí nghiệp...) thì rất khó trả lời.Dẫu người đó có là một người tay nghề giỏi,nhưng người thợ được đào tạo thực hành với máy móc tại Nhật mà về Việt Nam sẽ thế nào.Họ có thể làm khi không có những thiết bị như vậy?Hay lại vào làm cho các nhà máy của Nhật tại Việt Nam.?Còn mở xí nghiệp đối với 1 người thợ là một điều càng khó hơn nữa.
Em nghĩ vào những trường đại học quốc lập có nhiều cơ hội nhận học bổng,phát triển tốt hơn là vào những trường semmon.
E rằng tương lai kinh tế của Việt Nam có thể bị rơi vào tay những tư bản ngoại quốc. Trên đất nước Việt Nam, người Việt thay vì là những người chủ, phần lớn sẽ biến thành những thành phần cấp thấp trong xã hội, lao động làm thuê làm mướn phục vụ người tư bản ngoại quốc hay một thiểu số người giầu có, như đang thấy ở các nước Nam Mỹ.
EM nghĩ chẳng phải tương lai đâu,mà chúng ta đã rơi vào tay tư bản từ lâu rồi.Nền khoa học công nghệ cơ bản dường như không có, GDP phụ thuộc hầu hết vào xuất khẩu tài nguyên,nông lâm sản,hay dệt may...các sản phẩm công nghiệp máy móc,hàng điện tử,đều từ các nhà máy ,xí nghiệp nước ngoài đầu tư...
Xét cho cùng muốn phát triển được cần sự kết hợp của rất nhiều thứ,từ chính sách nhà nước,đến đội ngũ tri thức trong ngoài nước...