Có lẽ nhiều người vẫn nhớ Urê là hợp chất hữu cơ đầu tiên được con người tổng hợp từ các chất vô cơ (Amôniắc và khí Cacbonic). Xét về lý thuyết thì việc sản xuất Urê tưởng chừng rất đơn giản, nhưng trên thực tế cần cả một dây chuyền công nghệ thiết bị đồ sộ!
Chuyến về VN vừa rồi mình có may mắn được thăm quan nhà máy Đạm Phú Mỹ. Đây nhà máy phân bón lớn và hiện đại đầu tiên của Tổng công ty dầu khí Việt Nam. Nhà máy sản xuất Amôniắc sử dụng công nghệ của Haldor Topsoe A/S (Đan Mạch) với công suất 1.350 tấn/ngày; sản xuất Urê sử dụng công nghệ của Snamprogetti S.p.A (Ý) với công suất 2.200 tấn/ngày. Nguyên liệu chính của nhà máy là khí đồng hành Bạch Hổ, ngoài ra còn sử dụng khí thiên nhiên từ bồn trũng Nam Côn Sơn và các bể khác thuộc lục địa phía Nam. Lượng khí tiêu thụ cho nhà máy khoảng 53.000 – 54.000 NM3/h (lưu lượng khí ở điều kiện thường).
Công đoạn quan trọng và phức tạp nhất trong dây chuyền này là công đoạn sản xuất Amôniắc. Phân xưởng sản xuất Amôniắc bao gồm những công đoạn chính sau:
Làm sạch khí nguyên liệu: khử các hợp chất lưu huỳnh
Reforming sơ cấp
Reforming thứ cấp
Chuyển hóa CO
Tách CO2
Metan hóa
Tổng hợp Amôniắc
Làm lạnh và thu hồi Amôniắc
Câu hỏi: Các bạn có hứng thú, hãy suy nghĩ tại sao để sản xuất Amôniắc từ khí thiên nhiên lại phải qua những công đoạn trên?
Mình sẽ giải trình trong vài ngày tới. Sẽ có nhiều điều hấp dẫn đối với các bạn học ngành HOÁ ỨNG DỤNG khi tìm hiểu về công nghệ này! :)