Hôm nay nội các chính phủ Nhật Bản đã quyết định thông qua sách trắng khoa học kỹ thuật năm 2012 tổng kết các giải pháp đối phó với thảm họa đại động đất Đông Nhật Bản và sự cố tại nhà máy phát điện hạt nhân số 1 Fukushima điện lực Tokyo. Cuốn sách chỉ ra rất nhiều các nghiên cứu đã không có tác dụng và tự thấy “Lòng tin đối với các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã giảm xuống rất lớn”.
Các nghiên cứu đã không có tác dụng trong thảm họa được đưa ra là “nghiên cứu động đất, sóng thần không thể dự đoán ngay cả khả năng xảy ra cường độ 9 độ richter”, “giả thiết thảm họa của nhà máy phát điện hạt nhân số 1 Fukushima cách xa nơi thực tế xảy ra thảm họa”, “Robot dùng để khắc phục sự cố đã không thể sử dụng tại hiện trường sự cố nhà máy phát điện hạt nhân”.
Ngoài ra, cuốn sách phân tích: vì không có đối thoại đầy đủ nào với xã hội về tính không xác thực hay rủi ro của khoa học kỹ thuật, ý kiến của các nhà nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của tia phóng xạ đối với cơ thể con người rất lộn xộn, cơ chế tổng hợp không có... nên đã gây hỗn loạn trong dân chúng.
Sự tin tưởng của người dân đối với các nhà khoa học trước khi xảy ra thảm họa (tháng 10~11 năm 2010) là 84,5%, nhưng nó đã giảm xuống tới 64,2% vào sau thảm họa (tháng 10~11 năm 2011). Mặt khác, nhận thức của phía các nhà khoa học tại thời điểm tháng 7 năm 2011 rằng “được dân chúng tin tưởng” chiếm 43,7% và “không thể nắm bắt tình hình một cách sâu sắc”.
Trong việc khôi phục lại lòng tin của xã hội thì cơ chế nghiên cứu và phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội cũng như quyết định chính sách nhanh chóng dựa trên cơ sở rủi ro được nhấn mạnh là rất quan trọng, tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học phần lớn vẫn là các luận cứ trừu tượng thiếu biện pháp cụ thể.
(ttnb.net dịch)