Theo số liệu của Tập đoàn Recof, Việt Nam là nước đứng thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ mà Nhật Bản muốn đầu tư. Số lượng các thương vụ M&A của các công ty Nhật Bản vào Việt Nam tăng lên 18 thương vụ (80%) trong năm 2011, cao hơn cả Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
* Điểm mặt các thương vụ M&A tiêu biểu và xu hướng
* Deloitte: Ngân hàng Việt Nam trước 3 thách thức
Nhiều công ty Nhật vào thị trường Việt Nam thông qua hợp tác với các công ty Việt Nam để chia sẻ thị phần và thông tin thị trường. Một số công ty Nhật khác lại nắm giữ thiểu số để giúp hạn chế rủi ro.
Tại Diễn đàn M&A 2012, Recof cho biết, lý do Nhật Bản chọn Việt Nam với hy vọng Việt Nam sẽ là điểm sản xuất hàng hóa thay thế Trung Quốc và Thái Lan và có thể xuất khẩu hàng hóa trở lại Nhật Bản. Hiện nay các công ty Nhật Bản đang nhắm tới các doanh nghiệp có ba đặc điểm chính (1) chất lượng sản phẩm, (2) kênh phân phối và thương hiệu doanh nghiệp, (3) tính minh bạch thông tin của doanh nghiệp. Các lĩnh vực thực phẩm, đồ uống, bao bì, giấy, vận tải, xây dựng và dịch vụ đều được các DN Nhật Bản quan tâm với quy mô các DN đa dạng, DN lớn từ 10-30 triệu USD, DN nhỏ quy mô khoảng 5 triệu USD.
Đặc trưng đàm phán M&A của DN Nhật Bản là chú trọng đến việc coi trọng đối tác do Nhật Bản không có đủ nhân lực để tham gia dự án và muốn đối tác giữ nguyên đội ngũ quản trị và cổ đông. Yếu tố tin cậy lẫn nhau cũng được đặt làm nền tảng trong các thương vụ M&A. Phía Nhật Bản hoàn toàn có thể chấp nhận cả những trường hợp chiến lược chưa được xác định rõ ràng. Đặc biệt, DN Nhật Bản coi trọng tính hợp lý của chiến lược chứ không phải tiền quyết định thương vụ. Điểm nổi bật của DN Nhật là một khi đã đưa ra cam kết thì hiếm khi rút ra khỏi dự án.
20 thương vụ M&A lớn nhất về giá trị giữa Việt Nam và Nhật Bản |
Nguồn: Recof M&A database http://www.baomoi.com/Doanh-nghiep-Viet-nao-se-vao-tam-ngam-MA-cua-Nhat/45/8641297.epi |