Cuộc họp thường niên của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã khai mạc sáng nay mồng 3 tháng 5, 2011 tại thủ đô Hà Nội. Lần đầu tiên tham gia VietNam Business Summit , Tổng giám đốc ngân hàng phát triển châu Á ( ADB) ông Kuroda Haruhiko (黒田 東彦) nhận định " Việt Nam đang đón một thời đại mới ", đồng thời cũng phân tích sự hợp nhất kinh tế khu vực và sự gia tăng của chuỗi giá trị ( Value Chain ) trong nền kinh tế Việt nam , thể hiện sự kỳ vọng vào sự phát triển tiềm năng của Việt Nam.
Hội nghị đã thảo luận về sự phát triển của nước chủ nhà đăng cai tổ chức là Việt Nam. Nhiều nhà trí thức đã tham gia thảo luận và đưa ra ý kiến về các vấn đề như hệ thống ngân hàng và tình hình cơ sở hạ tầng của nước chủ nhà đăng cai.
Ông Kuroda cũng hoan nghênh chính sách " đổi mới " đã đưa qui mô kinh tế Việt Nam tăng gấp 6 lần trong vòng 20 năm và tầng lớp đói nghèo giảm từ 58% xuống còn 10%. Ngoài ra ông cũng chúc mừng Việt Nam đã trở thành nước có mức có thu nhập trung bình trên thế giới vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên ông cũng nhận định quá trình phát triển của Việt Nam cũng kéo theo nhiều khó khăn. Chính sách kinh tế vĩ mô nhằm duy trì sự ổn định của nền kinh tế, chính sách công nghiệp nhằm tăng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp là những vấn đề cần phải giải quyết trong thời gian tới.
Phó thủ tướng Việt Nam tham gia hội nghị cũng nhìn nhận nhiều vấn đề trong sản xuất và tính cạnh tranh của doanh nghiệp còn thấp. Ông đề xuất cần tăng cường nhiều biện pháp hơn nữa để hướng tới công nghiệp hóa.
Hội nghị thường niên của ADB năm nay có khoảng 3600 người tham gia, hầu hết đều là lãnh đạo các tổ chức chính phủ và ngân hàng . Hội nghị năm nay được tổ chức với qui mô lớn nhất từ trước đến nay. Tại hội nghị các vấn đề như: tình hình chính trị tại Bắc Phi và Trung Đông, ảnh hưởng của động đất tại Nhật Bản, dòng vốn đổ vào các nước đang phát triển, lạm phát... cũng trở thành những chủ đề bàn bạc chính. Hội nghị sẽ diễn ra trong 2 ngày mồng 5 và 6.
Theo Nikkei
Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt động. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của các chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại. Điều quan trọng là không để pha trộn các khái niệm của chuỗi giá trị với các chi phí xảy ra trong suốt các hoạt động. Việc cắt kim cương có thể được dùng làm ví dụ cho sự khác nhau này. Việc cắt có thể chỉ tốn một chi phí thấp, nhưng việc đó thêm vào nhiều giá trị cho sản phẩm cuối cùng, vì một viên kim cương thô thì rẻ hơn rất nhiều so với một viên kim cương đã được cắt.