.
Những vấn đề dẫn đến sự hình thành mô hình:
I. Bối cảnh giáo dục & việc làm tại Việt Nam:
1) Mục đích học của học sinh Việt Nam:
• Tiền đề:
- Xã hội trọng bằng cấp.
- Học sinh tốt nghiệp cấp 3 không được định hướng về nghề nghiệp. Mục đích học suốt thời kỳ THPT của học sinh Việt Nam là: Tốt nghiệp THPT và thi đậu Đại học.
• Thực tế:
- Học đại học nhưng không định hướng được học xong sẽ làm gì. Chờ tốt nghiệp rồi tính.
- Học ra tìm việc ở những công ty lớn, hậu đãi tốt, trả lương cao (điển hình nhất là công ty nước ngoài).
2) Nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam:
• Tiền đề:
- Theo xu hướng chung của xã hội, tuyển dụng luôn ưu tiên bằng cấp bậc đại học.
• Thực tế:
- Tuyển xong…hầu hết đào tạo lại từ đầu!!!
- Tốn rất nhiều chi phí cho khâu tuyển chọn nhân sự nhưng hiệu quả vẫn không cao.
II. Vấn đề của DHS Đông Du:
1) Tiền đề:
- Truyền thống học tập quá lớn.
- Tâm lý bị đè nặng bởi xu hướng xã hội.
2) Thực tế:
- Thời điểm mới qua Nhật nhiều trường hợp hoang mang không định hướng được tương lai của bản thân.
- Học sống học chết để vào đại học cho bằng anh bằng chị.
- Học được những kiến thức rất cao, rất xa nhưng không có điều kiện phát triển/ vận dụng ở Việt Nam.
3) Khởi nghiệp:
• Xu hướng chung: Tốt nghiệp => Làm việc cho công ty Nhật => Về nước lập nghiệp hoặc chuyển công tác.
• Hệ quả của bằng cấp cao: Có tâm lý tự lập => Muốn tự mình khởi nghiệp từ đầu :
+ Tìm hiểu thị trường từ đầu.
+ Tìm đối tác lại từ đầu.
+ Tìm đầu ra lại từ đầu.
Tóm lại: Mọi thứ đều bắt đầu lại từ con số 0. Đối phó với những tình huống khó khăn, trở ngại thuộc dạng “cũ người nhưng mới ta”, gặp nhiều trở ngại.
4) Vấn đề tồn tại:
• Nhiều bạn không mạnh dạng chọn trường Kosen/Senmon làm mục tiêu chính. Nguyên nhân:
+ Sĩ diện. (do truyền thống học tập và xu hướng chung)
+ Không đảm bảo tương lai. (do xu hướng xã hội đã nói ở trên)
• Khó khăn khi khởi nghiệp:
+ Tâm lý tự lập.
+ Thiếu vốn.
+ Thiếu người hợp tác.
+ Thiếu đầu ra cho sản phẩm.
III. Nhu cầu phát sinh:
1) Đối với DHS tại Việt Nam:
- Cần được định hướng nghề nghiệp cho phù hợp với khả năng và nguyện vọng.
- Cần sự cổ vũ và đảm bảo ban đầu để yên tâm lên đường du học. Nhắc lại: đây là vấn đề tạo niềm tin ban đầu, trong và sau quá trình học: định hướng của từng cá nhân sẽ mạnh dần và không cần đến yếu tố đảm bảo kia nữa.
2) Những Sempai lớn (trong vai trò là doanh nghiệp Việt):
• Lợi điểm
- Các Sempai là những người hiểu rõ sự khác biệt cũng như giá trị giữa Đại học và Kosen/Senmon của Nhật.
- Là những người đã có kinh nghiệm làm việc cho công ty Nhật cũng như lập nghiệp tại Việt Nam.
• Phát huy vai trò dẫn đắt Kohai:
- Có khả năng tìm ra những đối tác tiềm năng trong tương lai. => Từ đó tương tác và hỗ trợ nhau ngay từ đầu. (Trong trường hợp các kohai có lý tưởng muốn làm chủ).
- Định hướng cho những Kohai cùng chí hướng để họ chuyên tâm học chuyên sâu (những người không có nhu cầu lập công ty riêng, chỉ cần một môi trường để phát huy khả năng và có điều kiện phát triển sự nghiệp).
** Đối với những đối tượng chọn đối sách an toàn là làm việc cho công ty lớn/công ty nước ngoài để tránh rủi ro, hưởng lương cao: tạm thời không bàn tới.
@Nguyen Hoang Tue: mô hình này là do em lập ra ạ.
@ rothschild8: thấy Nam có nhắc tới cơ chế thị trường nên anh nghĩ là em có học về kinh tế hoặc là có tìm hiểu về nó…nên anh xin đặt vài câu hỏi ngược lại thế này:
1) Yếu tố nào hình thành nên cơ chế thị trường?
2) Yếu tố nào tác động làm thay đổi cơ chế thị trường?
3) Là một du học sinh thì em muốn thuận theo cơ chế thị trường hay góp phần làm thay đổi cơ chế thị trường?
Trong đây thì em hơi có chú ý một điểm là: sempai sẽ cam kết hỗ trợ việc làm cho kohai đi về nước.
Hỗ trợ việc làm ở đây là nói gọn lại để trình bày trong sơ đồ, còn thực tế thì việc hỗ trợ rất đa dạng. Anh sẽ trình bày bằng ví dụ ngay phía dưới.
Nhìn vào sơ đồ sản xuất xe hơi theo ví dụ bên trên, có thể thấy rõ ràng để sản xuất ra 1 chiếc xe thì cần rất nhiều yếu tố. Có một điều hơi buồn cười là khi mình đem chuyện liên kết những người anh em Đông Du lại thành một hệ thống thì đa số đều không đồng tình với cùng nguyên nhân giống như Nam đã đề cập. Ở đây chúng ta không giới hạn những người cùng chuyên ngành để gom lại thành một nhóm, và càng không có khái niệm chỉ những người Đông Du mới tham gia vào những hệ thống này. Đây là một thế giới phẳng trong thời đại thị trường mở, cho nên việc hợp tác đa phương đa chiều là vô cùng cần thiết, chính vì thế mà chúng ta đang du học đấy thôi.
Để làm ra 1 chiếc xe và bán được nó, chúng ta không chỉ cần những anh kỹ sư mà còn cần cả những anh kinh tế, những anh quản lý, những anh luật..v.v... Vậy vấn đề là ngay từ khi chuẩn bị đến Nhật, cần xác định rõ tương lai mình muốn hoạt động trên lĩnh vực nào. => Từ đó trong quá trình học đại học/Kosen/Senmon gì đó.. => Vừa học vừa tìm cách ứng dụng kiến thức vào lĩnh vực đó. Đồng thời giữ liên lạc với Sempai ở Việt Nam, xem tin tức trong nước để nắm tình hình. Có như thế thì khi tốt nghiệp sẽ không mất nhiều thời gian để có được sự nghiệp riêng cho mình.
Trở lại vấn đề: vì sao nên tập trung vào Công đồng Đông Du trước? Lại có một điều buồn cười khác ở đây: có một bô phận không nhỏ những anh em Đông Du suy nghĩ rằng: qua Nhật rồi, thế giới mở rồi, nhiều bạn bè rồi => Làm việc với những người mới chứ không thích bị gò bó trong cái giếng Đông Du nữa. Họ không sai, họ có lý do để nghĩ như vậy: "Trước đây từng làm việc chung rồi, cái thằng A đó thế này, thằng B đó thế nọ...v..v... Khó làm việc chung lắm!" <~~ Thế là họ muốn ra riêng. Nhưng bản chất của vấn đề là: liệu hòa nhập rồi, mọi chuyện có suôn sẻ như mình muốn hay không? Hay vẫn phải đối mặt và bất đồng quan điểm với nhiều người khác?
P/s ngoài lề một tí: Người Việt mình có một cái dở là "Sợ bị công kích", cho nên hễ khen thì không sao, nhưng nếu chê thì ngay lặp tức chúng ta sẽ xù lông nhím lên phản ứng lại. Không biết gần đây mọi người có để ý mình và anh Tuấn Anh vẫn tranh luận đốp chát ngay trên diễn đàn vì mâu hay không? Nếu tranh luận mà làm rõ và giải quyết được vấn đề thì tại sao lại phải né tránh nó chứ?