* HỘI AN:
Là thương cảng sầm uất nhất của Đàng Trong - Việt Nam từ thế kỷ XVI - XVII, với sự giao lưu buôn bán của tàu bè các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha... Đến nay khu phố cổ Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc gồm nhiều loại hình: Nhà ở, Hội quán, đình chùa, miếu, giếng, cầu, nhà thờ tộc, bến cảng, chợ... kết hợp với đường giao thông ngang dọc tạo thành các ô vuông kiểu bàn cờ mô hình phổ biến của các đô thị thương nghiệp phương đông thời Trung đại - cùng cuộc sống thường ngày của cư dân với những tập quán, sinh hoạt văn hóa lâu đời đang được duy trì, nơi đây là bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị.
Phố cổ Hội An cùng với cảnh quan thiên nhiên, bãi tắm sông nước, hải đảo, các món ăn đặc sản truyền thống đang là nơi hấp dẫn khách du lịch tham quan, nghiên cứu trong và ngoài nước.
Năm 1999 Phố Cổ Hội An đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
.:. Chùa Cầu (Cầu Nhật Bản)
Còn được gọi là "Cầu Nhật Bản", "Lai Viễn Kiều". Cầu được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVII, bắt ngang qua một con lạch, nối liền hai khu dân cư. Các thương nhân Nhật Bản đã cấp kinh phí và vẽ thiết kế để thợ Việt Nam thi công. Cầu được làm theo kiểu “Chồng dấu con sơn”, hai gian đầu cầu được xây nhô ra rộng hơn 2 mặt cầu, 2 gian này hợp với 7 gian giữa thành chữ "công", bộ vì kèo của hai gian đầu thuộc loại vì "vỏ cua". Mái lợp ngói âm dương, bờ nóc đắp nổi hình "Lưỡng long tranh châu" cách điệu. Hai đầu cầu thờ hai cặp tượng khỉ và chó bằng gỗ, trên vánh gắn 4 tấm bia ghi lại những lần trùng tu. Năm 1653, người ta dựng thêm phần miếu, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó địa phương gọi là chùa Cầu. Bộ vì kéo của miếu theo kiểu "Cột trốn kẻ suốt". Trên cửa gắn bức hoành chạm nổi 3 chữ Hán "Lai Viễn Kiều", được làm từ năm 1719. Trong miếu thờ Bắc Đế Trấn Võ. Chùa Cầu đã được trùng tu nhiều lần nhưng vẫn giữ được những yếu tố gốc và dáng vẽ cổ kính.
.:. Chùa Chúc Thánh
Nằm xã Cẩm Hà. Chùa có bố cục mặt bằng kiểu "Tiền công hậu quốc", là sự kết hợp hài hòa hai phong cách kiến trúc Việt Nam và Trung Hoa, với nhiều đồ án trang trí được chạm trổ công phu. Thiền sư Minh Hải thuộc dòng phật giáo Lâm Tế đã dựng ngôi chùa vào năm 1684, ban đầu chỉ là một thảo am đơn giản, về sau các dệ tử của ông đã xây dựng lại bề thế là một chùa Tổ của một môn phái. Quanh chùa có 16 ngôi mộ tháp của các vị trụ trì đã viên tịch, nổi bật là ngôi bảo tháp của Tổ sư Minh Hải
.:. Chùa Vạn Đức
Nằm ở thôn 2 xã Cẩm Hà. Ban đầu ngôi chùa chỉ là một tham am bằng tranh tre, do thiền sư Minh Lượng trụ trì, được dựng vào cuối thế kỷ XVII (Sư Minh Lượng là đệ tử đời thứ 33 của dòng Lâm Tế, sư đệ của Thiền sư Minh Hải). Ngôi chùa được mở rộng và xây dựng bằng vôi gạch vào đầu thế kỷ XVIII, đã qua nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa vẫn giữ vẻ trang nghiêm cổ kính
.:. Chùa Phước Lâm
Thuộc thôn 2 xã Cẩm Hà. Chùa được xây dựng vào đầu thế kỷ XVIII, do thiều sư Minh Giác, đệ tử đời thứ 35 dòng Lâm Tế làm trụ trì. Mặt bằng công trình được bố trí kiểu chữ "Môn", do người làng mộc Kim Bồng xây dựng. Công trình chính có gác chuông ở hai đầu. mái chồng diềm, bờ nóc đắp nổi hình "Lưỡng long tranh châu".
.:. Chùa Viên Giác
Tọa lạc tại phường Cẩm Phô. Nguyên trước kia, ngôi chùa được dựng tại Xuyên Trung, gọi là chùa Cẩm Lý, nằm sát bờ sông, khu đất này bị nước sông làm xói lở. do đó dân làng đã dời chùa về vị trí hiện nay vào năm 1841 và đổi tên là Viên Giác Tự. Ban đầu là chùa làng, năm 1950 chùa được Phật giáo địa phương quản lý.
.:. Chùa Bà (Quan Âm tự)
Nằm ở góc đường Nguyễn Huệ - Trần Phú. Chưa biết chính xác năm xây dựng; tuy nhiên, theo tấm bia trùng tu năm Quý Dậu (1753) có ghi: “….Quan Thánh đế miếu và Quan Âm Phật tự bổn xã được xây dựng 100 năm trước….". Chùa có bề mặt theo kiểu chữ "nhất", tam quan nằm ở bên phải chùa. Kết cấu bộ vì kèo chính kiểu "chồng rường giả thủ", ngòi hiên sát mép ngói có cấu kiện gỗ "lồng đèn", chạm hoa sen, rồng , lân….Chùa có 7 bộ cửa gỗ kiểu "Thượng song hạ bản", phần bản chạm nổi hình "Tứ linh" (Long, Ly, Quy, Phụng), chim, thú..Hiện nay, mặt bằng chùa được tận dụng để trưng bày một số hiện vật có liên quan đến lịch sử-văn hóa Hội An.
.:. Chùa Ông (Quan Công miếu)
Là miếu thờ Quan Vân Trường (Quan Công), một võ tướng trung nghĩa thời Tam Quốc (Trung Hoa), được tôn thờ là Quan Thánh Đế Quân. Cũng như chùa Bà, Quan Công miếu được xây dựng vào thời gian trước năm 1653. Kiến trúc được trùng tu nhiều lần, bố cục mặt bằng theo kiểu chữ "quốc", bộ vì kèo theo kiểu "chồng rường giả thủ", ở hàng lang kết cấu vì "vỏ cua", các cấu kiện gỗ chạm trổ hoa sen, lá lật, mây cuộc … Mái lớp ngói ống tráng men.
.:. Hội quán
Là loại hình kiến trúc mang tính cộng đồng của người Hoa, là nơi thờ các vị thần, tiền hiền và sinh hoạt đồng hương. Mặt bằng chung của các hội quán gồm: phía trước có một khoảng sân, hai bên có nhà phục vụ, bên trong nơi bài trí các bàn thờ và tiến hành các nghi lễ. Bộ khung gỗ của kiến trúc được chạm khắc công phu, cầu kỳ, sơn son thiếp vàng, mái lợp ngói âm dương. Các Hội quán ở Hội An đã được tu sửa nhiều lần, nhưng bộ khung gỗ vẫn bảo tồn lưu được những yếu tố gốc.
Ở Hội An, ngoài người Minh Hương, còn bộ phận Hoa thương khách trú, sau tập hợp thành năm bang - thường gọi là Ngũ Bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Nam Hải, Gia Ứng.
.:. Phúc Kiến Hội Quán
Còn gọi là chùa Phúc Kiến, nằm trên đường Trần Phú; được xây dựng vào năm 1697, ban đầu gọi là Kim Sơn. Năm 1757 Bang Phúc Kiến tu bổ và mở rộng thành Hội quán của Bang, thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Thiên Hậu Thánh Mẫu, hai bên thờ Thiên Lý Nhã và Thuận Phong Nhĩ, ở chính điện trưng bày mô hình một chiếc thuyền của các thương nhân Trung Hoa dùng để đi trên biển trước đây. Hậu diện thờ Lục Tánh (6 vị thần bảo hộ của người Phúc Kiến), Thần Tài, ba Bà Chúa Sanh thai và 12 Bà Mụ.
So với các hội quán khác ở Hội An, Phúc Kiến Hội quán có không gian rộng và sấu nhất, bố cục của mặt bằng kiểu "Nội công ngoại quốc". Bộ vì kéo tiền điện kiểu “Chồng rường giả thủ”, nhiều bức chạm lộng, chạm nổi hoa lá, điểu thú rất sinh động.
.:. Triều Quán Hội châu
Còn được gọi là chùa Ông Bổn, nằm trên đường Nguyễn Duy Hiệu, xây dựng vào năm 1845, đã được tu sửa nhiều lần. Mặt bằng kiến trúc kiểu “nội công ngoại quốc”, bộ vì kèo "chồng rừng giả thú". Các cấu kiện gỗ được chạm trổ các đề tài Tứ Linh, Long Mã, Điểu thú, hoa lá. Vị thần chính được thờ là thần Phục Ba - vị thần chinh phục sóng gió, về sau được đồng hóa với Phục Ba tướng quân, do đó thờ cả bài vị Mã Viện.
.:. Hải Nam Hội quán
Được xây dựng vào năm 1875, còn được gọi là chùa Nam Hải hay là Quỳnh Phủ Hội quán, di tích tọa lạc trên đường Trần Phú. Bố cục mặt bằng kiến trúc kiểu chữ "Quốc". Bộ vì kèo gồm 3 rường: Thượng, Trung, Hạ, các thanh rường được liên kết với nhau bằng các "con kê"; các bộ phận chịu lực thay cho "cột trốn". Thần chủ của Hội quán này là 108 người người Hoa vùng Hải Nam bị chết oan ở vùng biển Thuận Quảng, sau được vua Tự Đức ban sắc giải oan.
.:. Dương Thương Hội quán
Còn được gọi là Trung Hoa Hội quán hoặc chùa Ngũ Bang, di tích nằm trên đường Trần Phú. Người Hoa thuộc 5 bang: Phúc Kiến, Triều Châu, Quảng Đông, Nam Hải và Gia Ứng, đã cùng nhau xây dựng một hội quán chung vào năm 1741. Vị thần chủ được thờ là Thiên Hậu Thánh Mẫu.
.:. Nhà cổ Quân Thắng: Số 77 đường Trần Phú
.:. Nhà cổ Tấn Ký: Số101 đường Nguyễn Thái Học
:. Nhà cổ Phùng Hưng: Số 4 đường Nguyễn Thị Minh Khai
.:. Hội quán Quảng Đông: Số 17 đường Trần Phú
.:. Chùa Ông: Số 24 đường Trần Phú
.:. Bảo tàng lịch sử-Văn hóa: Số 07 đường Nguyễn Huệ
.:. Bảo tàng gốm sứ mậu dịch: Số 80 đường Trần Phú
.:. Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh: Số 149 đườngTrần Phú
.:. Nhà thờ tộc Trần: Số 21 đường Lê Lợi
.:. Lăng, miếu: thường có quy mô không lớn. Miếu nằm trong khu dân cư, còn lăng được xây dựng trên những cồn cát, gò đất ven sông hoặc bờ biển
Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
Rượu hồng đào chưa nhấm đã say.
Còn con gái Quảng thì hết chê luôn.