Em đâu có ý nói bác Tuấn Anh đâu ạ. Oan cho em quá [confused] Còn yanagi, mình ko thích cmt để tranh luận hay cãi nhau trên forum. Từ đầu mình chỉ có ý kiến ko đồng ý với tác giả bài viết này chứ ko phải bất bình về lời bình luận của mọi ng, càng ko phải để "phá thúi" người khác. Có thấy mình đả động gì đến cmt của bạn ko?thử đọc lại tất cả cmt xem ai mới là người phá thúi. Mình xin dừng ở đây, ko thích tranh luận thêm nữa. Em spam hơi nhiều mong các bác thông cảm. Chúc mọi người vui vẻ [grin][grin][grin]
@Long : Bạn quá mẫn cảm rùi, tui đâu có nói ai phá ai, phá cái gì đâu. Tui chỉ tự răn mình vậy thui. Như bạn nói đấy, bạn là 1 người bận bịu tới mức ko có thời gian. Còn tui là 1 người nhàn rỗi--> Rảnh quá nên hay spam (tội này hơi bị ... đáng chém [dark2]) vậy tui mới phải luôn nhắc nhở bản thân thế đấy [drool] Chết, em lại spam nữa rùi mong mọi người thông cảm nha, tật xấu khó bỏ [lol]
Em thì chưa đọc Tam Quốc,chỉ xem phim nên không hiểu rõ lắm về tác phẩm này.Chỉ xin tham gia chút ý kiến... Thứ nhất,đây là tác phẩm văn học,không phải ghi chép lịch sử.Vì vậy tác giả có quyền thêm bớt này nọ để thành tác phẩm của mình.Tác giả thay đổi cũng chỉ muốn gửi gắm y nguyện của mình hay của một tầng lơp xã hội nào đó.Cũng giống trong truyện Kiều,Nguyễn Du đã vứt bỏ chi tiết Kiều trả thù dã man những người gây sóng gió cho cuộc đời cô ở cuối truyện như trong bản gốc của Trung Quốc,mong hoàn thiện nhân cách cao đẹp cho nhân vật Kiều_một tư tưởng nhân đạo.Tác giả La cũng vậy,múôn vứt bỏ cái tầm thường để tạo nên khí phách anh hùng,múôn tác phẩm là kiệt tác.(chắc vì thế nên tác phẩm còn đến ngày nay). Và mọi người bực mình vì bị lừa,lão này(La Quán Trung) viết sai sự thật,mà lại quên rằng đang đọc truyện chứ không phải ghi chép lịch sử khô khan.Muốn bít sự thật thi hãy đọc những cái khác (sách sử...chẳng hạn).Em cũng vào google,tìm"Lưu Bị" thì được Tuy Tam Quốc Diễn Nghĩa hết lời ca ngợi Lưu Bị như người “Thương dân, lấy dân làm gốc”, nhưng rõ ràng Lưu Bị là người có tham vọng rất lớn, và đã phản bội rất nhiều người. Ông cùng Lã Bố ở Từ Châu, Lã Bố từng cứu mạng ông, nhưng Lưu Bị lại theo Tào Tháo giết Lã Bố, sau đó phản Tào Tháo để chạy theo Viên Thiệu, sau đó rời bỏ Viên Thiệu để nương nhờ Lưu Biểu, rồi chiếm lấy Kinh Châu, lập Lưu Kỳ làm bù nhìn.
Rõ ràng nhất là việc phản bội Lưu Chương, trở mặt đánh chiếm đất Thục, rồi cho Lưu Chương chức “quan Huyện” để giam lỏng. Lưu Bị lại lừa dối thông gia, mượn Kinh Châu rồi không chịu trả. Ông cũng cho người giết Bành Dạng, một trong số những người giúp ông chiếm Ba Thục. Và sự giả dối của Lưu Bị cũng bộc lộ phần nào trong các mẩu chuyện như “Mượn sấm để lừa Tào Tháo”, “Quẳng con mua lòng tướng”.
Lưu Bị là một nhà lãnh đạo có sức hút và rất giỏi thu phục lòng người. Ông có trong tay khá nhiều nhân tài, nhưng lại là một tướng lĩnh rất kém. Lưu Bị nổi tiếng là “tướng luôn thua”. Quả thật trận nào do Lưu Bị cầm quân là chắc chắn thua, cho dù ít hay nhiều quân. Trong trận đánh cuối cùng của ông, mặc dù quân Thục đông hơn quân Ngô nhiều, Lưu Bị đã nướng sạch 40 trại quân Thục trong lửa.(theohttp://vi.wikipedia.org/wiki/L%C6%B0u_B%E1%BB%8B khá là khác với những gì tác giả chủ đề này sưu tầm được"Lưu Bị -Là một người rất giỏi võ, có sức khoẻ, có tài chỉ huy, có mưu mẹo thao lược, có tài an dân trị quốc, có cả tài ăn nói chiêu dụ dân chúng. Nói chung là văn võ toàn tài chứ không như trong truyện mô tả.Rõ ràng chúng ta cần tiếp nhận thông tin từ nhiều phía,tìm tòi hơn là cmt nhau hơi mạnh như ở trên.Anh yanagi nói cũng đúng,cần phân biệt văn và sử.Nhưng theo ý của anh MrLoOng cần tìm đề tài mới cũng không sai.cùng một việc nhưng nhìn từ nhiều khía cạnh có lẽ sẽ tốt hơn. (em xin lỗi là kohai mà giám nhận xét lời sempai,chi dám đưa ra i kiến của mình)[lol]
ban có thể vào link dưới đây để đọc online, hoặc lên google tìm cũng có rất nhiều.
Trong số mười người này thì chỉ có 4 người mình đã biết từ trc, còn lại là chưa nghe tên bao giờ ^^. Đặc biết là trong thời kì Tam Quốc, người dc nhắc đến ko phải là Gia Cát Lượng mà là Quách Gia, một người dưới chướng Tào Tháo, chỉ tiếc ông qua đời quá sớm. http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn0nmn0nqn31n343tq83a3q3m3237n1n3n
ban có thể vào link dưới đây để đọc online, hoặc lên google tìm cũng có rất nhiều.
Trong số mười người này thì chỉ có 4 người mình đã biết từ trc, còn lại là chưa nghe tên bao giờ ^^. Đặc biết là trong thời kì Tam Quốc, người dc nhắc đến ko phải là Gia Cát Lượng mà là Quách Gia, một người dưới chướng Tào Tháo, chỉ tiếc ông qua đời quá sớm. http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn0nmn0nqn31n343tq83a3q3m3237n1n3n
Thật sự lúc đọc xong quyển này thấy chuối ví ko biết tại sao nó ko cho Gia Cát Lượng vào, đọc xong bài của whoami mới nghĩ ra^^.
hơ hơ, giờ thì em đã hiểu, tại sao trong 10 đại chiến lược gia của Trung Quốc không có tên của Gia Cát Lượng.
Nói đến Gia Cát Lượng thì nói đến chiến thuật là chủ yếu, nếu so về chiến lược chả trách không bằng người khác. [rolleyes]. Hơn thế "Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên", nếu đánh giá 1 cách khách quan thì cái bảng 10 nguời kia là so về thành tích mà thôi.
10 người đó đều là những người có khả năng - và thực sự đã làm xoay chuyển cục diện lịch sử trong thời đại họ. Vì vậy mới được liệt vào 10 đại mưu lược gia. Tam Quốc Diễn Nghĩa là loại tiểu thuyết 7 thực 3 hư ( thực tế hư cấu còn nhiều hơn 3) và La Quán Trung cố gắng khắc họa lên đến đỉnh cao của "tứ Tuyệt", Gia Cát Lượng là "tuyệt trí" thì dĩ nhiên trí tuệ siêu việt hơn hẳn, nhưng ông ta cũng không thể xoay chuyển được tình thế đương thời!