26.三大改革江戸時代が始まって100年ほどすぎた元禄のころから、幕府の財産が苦しくなった。幕府は、質の悪い貨幣をたびたびつくったので、経済が乱れた。物価が上がり、人々の生活が苦しくなった。なかでも、下級の武士は、領主からもらう金(俸禄)での生活が苦しくなり、商人から借金をしたり、武士の身分を売る者もあらわれた。18世紀の前半に八代将軍徳川吉宗は、幕府の財政をたてなおすために、いろいろな改革(享保の改革)をした。まず、新田を開拓して税としての年貢米の増収を計画し、武士には、ぜいたくをやめて倹約することが命令した。
経済がますます発達し、貨幣が農村でも使われるようになると、農民の間の貧富の差が大きくなった。農村を離れて都市へ出る貧しい農民が多くなった。また、冷害などで大飢きんが発生し、飢え死にする人がたくさん出て、農村は悲惨な状態になった。18世紀のおわりに、幕府は、ふたたび、政治の改革をしようと、武士に倹約を命じ、学問や武芸の訓練をすすめたり、武士が商人から借金を返さなくてもよいという命令を出したりして武士の生活を助けたが、改革(寛政の改革)は失敗した。
幕府は財産が苦しいため、農民の税をますます重くした。生活に困った農民は、年貢を軽くすることを藩主や役人に要求し、聞き入れられないときには、力で戦った(百姓一揆)。幕府はこれを厳しく禁止したが、18世紀の中期以後には一揆がたびたびおこった。貧しい町人も、江戸や大阪で米の買占めをして値段を高くする米屋や高利貸しの大商人をおそって、家を壊したり、火をつけたり、品物をうばったりした(打ちこわし)。もと役人であった大塩平八郎は、貧しい人々のために、大阪で反乱をおこした(大塩の乱1837)が、すぐに沈められた。この乱の後、幕府は政治をたてなおそうとして三度目の改革(天保の改革)をして、武士には、倹約を命じ、大商人には買占めなどをする組合(株仲間)を禁止したが、これも成功しなかった。
26. Ba cải cách lớnTừ thời Genroku, chỉ 100 năm sau kể từ khi Mạc Phủ Edo hình thành thì bộ máy này đã gặp khó khăn trong vấn đề kinh tế. Mạc Phủ thường xuất tiền đồng chất lượng xấu nên kinh tế rối loạn, vật giá gia tăng, sinh hoạt của bá tính khốn đốn. Trong số đó có những võ sĩ cấp thấp nhận bổng lộc từ lãnh chúa không đủ sống nên phải vay mượn của thương nhân, cũng có người bán thân phận võ sĩ của mình vì khốn đốn tiền bạc. Đầu thế kỷ 18, Tướng Quân đời thứ 8 là Tokugawa Yosimune đã thực hiện nhiều cải cách (cải cánh năm Kyouhou) nhằm gây dựng lại tài chánh cho Mạc Phủ. Cải cách này gia tăng tô thuế (nengumai) đối với ruộng đất mới khai khẩn, ra lệnh cấp giai cấp võ sĩ ăn tiêu phung phí.
Khi kinh tế dần phát triển, tiền đồng được sử dụng ở nông thôn thì sự chênh lệch giàu nghèo giữa nông dân với nhau ngày càng lớn. Có nhiều nông dân không sống nổi mà phải bỏ nông thôn đổ về nơi đô thị. Lại có tình trạng lạnh kéo dài khiến nạn đói phát sinh, nông tác vật không thu hoạch được, rất nhiều người chết đói, tình trạng nông thôn trở nên thê thảm. Cuối thế kỷ 18, Mạc Phủ lần nữa thực hiện cải cảnh (cải cách năm Kansei), ra lệnh cho võ sĩ phải tiết kiệm, khuyến khích luyện tập võ nghệ, học vấn và còn ra lệnh rằng võ sĩ trước kia có vay mượn tiền của thương nhân thì nay không cần phải trả (!!!). Cải cách này cũng cải thiện được sinh hoạt của võ sĩ nhưng rồi cũng thất bại.
Cảnh dựng nhà.
Vì tài sản của Mạc Phủ ngày càng giảm nên đánh thuế nông dân ngày càng nặng. Giai cấp nông dân khốn đốn phải đến cầu xin chúa phiên giảm tô thuế, nếu không nghe thì họ dùng vũ lực kháng cự (Hyakushou ikki, loạn bách tính). Tuy Mạc Phủ đã nghiêm cấm nhưng từ giữa thế kỷ 18 trở đi thì những cuộc loạn (ikki) này vẫn lần lượt nổ ra. Tầng lớp thị dân nghèo cũng tấn công, đập phá, đốt nhà, cướp đồ đạc của những những đại phú thương ở Edo và Osaka đã thu mua hết lúa gạo (đầu cơ) và những người cho vay nặng lãi. Bấy giờ có Oshio Heihatirou vốn là quan lại nhưng cũng vì dân nghèo mà đứng lên gây phản loạn ở Osaka (loạn Osio, 1837) nhưng nhanh chóng bị đàn áp. Sau cuộc nổi loạn này, Mạc Phủ thực hiện cải cách lần thứ 3 (cải cách năm Tempou), lệnh cho võ sĩ phải cần kiệm, cấm những tổ hợp thương nhân thu mua độc chiếm. Nhưng rồi cải cách này cũng thất bại.
27.新しい学問元禄時代に栄えた町人文化は、関西が中心であったが、18世紀の後半から、江戸を中心とする文化が盛んになった(化政文化)。この時代の庶民の読み物としては、十返舎一九の「東海道中膝栗毛」が、明るいユーモアに富む道中記として有名である。俳句では、与謝蕪村が「菜の花や月は東に 日は西に」のような絵画的な美しいくをつくり、小林一茶が日常の生活の中から「やせがえる負けるな一茶これにあり」のような素朴で温かい気持ちのあふれる句を作った。
絵画では、浮世絵が最も盛んになった。浮世絵というのは、歌舞伎や相撲、遊里などの世界(浮世)を描いた絵で、元禄時代に菱川師宣が絵を木版で刷ることをはじめ、だれにでも手に入れられるようにしたので、流行し始めた。18世紀なかばに出た鈴木春信は版画を極彩色で刷りだし、それを錦絵ともいった。鈴木春信や北川歌麿の美人が、東洲斎写楽の歌舞伎役者の絵は有名である。浮世絵は、江戸時代の終わりごろになると、画題が風景に移り、葛飾北斎の「富岳三十六景」や、安藤広重の「東海道五十三次」のような傑作も生まれた。
学問では儒学が盛んであったが、それに批判的な立場の国学や、洋学(西洋の学問)などの新しい学問も生まれた。国学は日本の古典を研究して日本本来の思想を求める学問で、国学者は「万葉集」や「古事記」を実証的な方法で研究した。国学者の中では、「古事記伝」という「古事記」の注釈書を書いた本居宣長が有名である。国学は、のちに天皇の直接の政治を復活しようという考えの尊皇思想や、外国の勢力を追い出そうという考えの攘夷思想を育て、幕末におこった尊皇攘夷運動の推進力となった。
西洋の学問や知識は、鎖国のあいだ幕府が貿易をゆるしたオランダから伝えられたので、蘭学として発達した。中でも進んだのが医学の研究で、前野良沢と杉田玄白とは、オランダの解剖学の本を翻訳し、「解体新書」として出版した。また、平賀源内が新しく学んだ学問を応用して日本ではじめて発電器(エレキテル)を製作し、伊能忠敬が西洋の技術を取り入れて日本全国の実測の地図をつくった。
洋学によって、西洋の様子がわかってくると、幕府の鎖国政策や攘夷の思想に反対し、日本の開国を主張する者が増えてきた。そして、そうした考え方が倒幕運動に結びついていった。
27. Nền học vấn mớiNền văn hóa thị dân nở rộ trong thời Genroku ban đầu tập trung quanh vùng Kansai (Kyoto, Osaka) nhưng từ nửa sau thế kỷ 18 trở đi thì tập trung ở Edo (văn hóa Kasei). Trong số sách đọc của giới bình dân lúc bấy giờ, nổi tiếng thì có tác phẩm "Toukaidou Nakahiza kurige" của Jippen Shaikku (tên thật là Sadakazu), một tác phẩm ghi chép trên đường đi mang tính uy-mua trong sáng. Về thơ Haiku thì có những bài tuyệt đẹp như một bức tranh của Yosabuson như "Na no hanaya tuki ha higasi ni hi ha nisi ni" (tạm dịch: ôi hoa cải dầu, vầng trăng mọc đằng Đông, thái dương treo trời Tây) và những bài thơ giản khiết, mang đậm hơi ấm tình người trong sinh hoạt thường nhật của Kobayasi Issa như "Yasegaeru makeruna Issa kore ni ari" (tạm dịch: này chú ếch còm, gắng lên nhé, Issa đứng ngóng chú đây).
Tranh Ukiyo-e, bức quang cảnh buổi sáng ở cầu Nihonbasi, một trong loạt tác phẩm "Toukaidou gojutugi" của Hirosige.
Về hội họa thì có loại tranh Ukiyo-e (tranh "phù thế", tranh về cuộc đời phù phiếm) rất thịnh hành. Ukiyo-e là loại tranh vẽ thế giới của Kabuki, Sumou và thế giới làng chơi, ban đầu được họa sư Hisikawa Moronobu in bằng kỹ thuật mộc bản vào đầu thời Genroku, sau trở nên thịnh hành đến nổi ai cũng có thể mua được. Trong số đó có tranh mỹ nhân của Suzuki Harunobu và Kitagawa Utamaro, tranh vẽ diễn viên Kabuki củan Toushusai Sharaku rất nổi tiếng. Đến cuối thời Edo thì đề tài của tranh Ukiyo-e chuyển sang phong cảnh và sản sinh ra những kiệt tác như "Fugaku sanjurokkei" (Phú nhạc tam thập lục cảnh: tranh vẽ 36 cảnh núi Phú Sĩ từ những góc độ khác nhau) của Katusika Hokusai và tranh "Toukaidou gojutugi" (Đường Toukaidou 50 trạm dừng) của Andou Hirosige.
Bức sóng ngoài khơi Kanagawa, một trong loạt tranh "Fugaku sanjurokkei" của Hokusai.
Về học vấn thì Nho học thịnh hành nhưng đồng thời cũng xuất hiện những nền học vấn mới với lập trường phê phán Nho học là quốc học (Kokugaku) và Tây học (Yougaku). Quốc học là nền học vấn nghiên cứu các tác phẩm cổ điển của Nhật Bản, tìm kiếm tư tưởng bản lai vốn có của dân tộc mình. Các học giả quốc học nghiên cứu những tác phẩm như "Man-youshu" và "Kojiki" bằng phương pháp thực chứng. Trong số học có người nổi tiếng như Motoori Norinaga, người đã viết cuốn "Kojikiden" chú thích cho sách "Kojiki". Nền quốc học này đã nuôi dưỡng tư tưởng Tôn Hoàng (Sonnou) chủ trương khôi phục lại quyền lực chính trị của Thiên Hoàng, tư tưởng Nhương Di (Jou-i) chủ trương đuổi thế lực ngoại quốc ra khỏi nước Nhật và là động lực thúc đẩy phong trào Tôn Hoàng Nhương Di (Sonnou Jou-i) vào cuối thời Mạc Phủ.
Tây học là nền học vấn, tri thức của phương Tây được truyền theo người Hà Lan vào nước Nhật vì trong thời tỏa quốc chỉ có Hà Lan mới được phép mậu dịch với Nhật. Đương thời nó được gọi là Rangaku (Lan học). Trong số các học giả phái này có hai ông Maeno Ryoutaku và Sugita Gempaku nghiên cứu nền y học tiên tiến của phương Tây, biên dịch sách giải phẫu của Hòa Lan và xuất bản với cái tên "Kaitai sinsyo" ("Giải thể tân thư": sách mới về giải phẫu). Lại có nhà bác vật Hiraga Gennai ứng dụng tri thức khoa học phương Tây để chế ra máy phát điện đầu tiên ở Nhật, có ông Inou Tadataka áp dụng kỹ thuật của phương Tây để vẽ bản đồ Nhật Bản thông qua đo đạc thực tế.
Sugita Gempaku
Thông qua Tây học mà người ta biết được tình hình các nước phương Tây nên ngày càng có nhiều người phản đối chính sách tỏa cảng của Mạc Phủ và tư tưởng Nhương Di, chủ trương đòi Nhật Bản phải mở cửa. Những tư tưởng này là mối liên hệ trực tiếp với phong trào Đảo Mạc (Toubaku, đánh đổ Mạc Phủ) sau này.
28.開国日本が鎖国をつづけているころ、欧米の国々は近代国家の組織をととのえた。18世紀の後半、イギリスは、産業革命を行い、世界に進出して海外の市場を手に入れ、アメリカも、アジアに進出することを考えていた。
18世紀の終わり、ロシアが日本との通商を要求したが、幕府は鎖国を続けた。その後、イギリスやアメリカの船が日本の近海に来て、水.食糧などを要求することがたびたびあり、幕府はますます用心深くなって、異国(外国)船打払令(1825)を出し、また、開国論者を罰した。19世紀の中ごろには、欧米の国々が日本の開国を強く要求し、1835年には、アメリカの使節.ペリーが軍艦4隻とともに浦賀(神奈川県)に来た。幕府や江戸の人々は大砲のある軍艦におどろき、それを黒船と呼んでおそれた。1854年、幕府はアメリカの強い要求を受け入れて、ついに神奈川(横浜市)で、日米和親条約を結んだ。この条約で、幕府は外国が下田(静岡県)と函館(北海道)の2つ港を使うことを認めた。
次いで1858(安政5)年、アメリカの総領事ハリスが下田に来て、アメリカとの通商を要求した。幕府は、朝廷や大名に相談したが、反対された。そこで、大老井伊直弼は、朝廷の許可を待たずに
日米修好通商条約を結んだ。この条約で、5つの港を貿易のために使うことをゆるしたが、このほかに不平等な内容が2つあった。一つは、輸入品について、日本が自由に関税を決める権利(関税自主権)が認められないこと、もう一つは、外国人が日本で罪をおかしても、日本の法律で裁判ができないこと(治外法権)であった。尊皇論者や攘夷論者は、伊井大老が朝廷の許可を待たずにこのような条約を結んだことを強く非難した。井伊大老はそれらの反対派を死刑にしたり、きびしく罰した(安政の大獄 1858~1859)ため、江戸城の桜田門の近くで反対派に暗殺された(桜田門外の変1860)
28. Khai quốcTrong thời gian Nhật Bản duy trì chính sách bế quan tỏa cảng thì các nước Âu Mỹ đã hoàn thiện tổ chức quốc gia cận đại. Nửa sau thế kỷ 18, Anh quốc đã thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp, tiến ra Thế giới, tìm thị trường ở hải ngoại. Nước Mỹ cũng đã nghĩ đến chuyện tiến về châu Á.
Đến cuối thế kỷ 18, nước Nga yêu cầu thông thương với Nhật Bản nhưng Mạc Phủ vẫn tiếp tục duy trì chính sách tỏa quốc. Sau đó, thuyền Anh, Mỹ nhiều lần đến gần biển Nhật Bản, yêu cầu cung cấp nước ngọt và lương thực. Trước tình hình đó, Mạc Phủ càng tỏ ra thận trọng hơn, năm 1825 đưa ra lệnh đánh đuổi thuyền ngoại quốc và xử phạt những người theo phe khai quốc luận. Đến giữa thế kỷ 19, các nước Âu Mỹ đã mạnh mẽ yêu cầu Nhật phải mở cửa và đến năm 1835 thì có sứ tiết Matthew Calbrainth Perry chỉ huy 4 chiếc quân hạm xuất hiện ở Uraga (tỉnh Kanagawa). Mạc Phủ và mọi người ở Edo sợ hãi đội quân hạm trang bị đại pháo này nên gọi chúng bằng danh từ "kurofune" (thuyền đen, vì thân thuyền được sơn đen). Năm 1854, Mạc Phủ chấp nhận yêu cầu của Mỹ và ký điều ước hữu hảo Nhật-Mỹ tại Kanagawa (thành phố Yokohama). Điều ước này thừa nhận việc ngoại quốc được quyền sử dụng hai cảng ở Simoda (tỉnh Sizuoka) và Hakodate (Hokkaidou).
Cảnh thị dân Edo hiếu kỳ xem "thuyền đen".
Tiếp đó, năm 1858 (niên hiệu Ansei thứ 5), tổng lãnh sự Mỹ là Townsend Harris đến Simoda đòi Nhật phải thông thương với Mỹ. Mạc Phủ đã đàm phán chuyện này với Triều Đình và các Daimyou nhưng bị phản đối. Lúc đó có quan Đại Lão (Tairou- xem bài 20) Iinaosuke không đợi Triều Đình cho phép mà tự động ký điều ước Nhật-Mỹ tu hảo thông thương. Theo điều ước này thì Nhật cho phép Mỹ sử dụng 5 cảng với mục đích mậu dịch và ngoài ra còn có 2 nội dung bất bình đẳng khác. Đầu tiên là Nhật không được quyền quyết định thuế đối với hàng hóa nhập vào (quan thuế tự chủ quyền-kanzei jishuken), thứ hai là người ngoại quốc có phạm tội trên đất Nhật cũng không được xử bằng luật pháp Nhật (trị ngoại pháp quyền-tigai houken). Những người theo phái Tôn Hoàng và Nhương Di đã chỉ trích Đại Lão là không được Triều Đình cho phép đã ký điều ước như thế này.
Đại Lão Iinaosuke đã tử hình, phạt nặng những người thuộc phe chống đối này (sự kiện Ansei no taigoku, 1858~1859) và sau đó ông bị phe chống đối ám sát ở gần cổng Sakurada trong thành Edo (sự kiện Sakuradamongai, 1860).
Cổng Sakurada, nơi xảy ra vụ ám sát Đại Lão Iinaosuke.
29.幕末開国によって貿易が始まると、生糸や茶などの輸出が急に多くなって国内の物資が不足し、物価が上がり、経済が混乱した。そのため、下級の武士や庶民の生活がいっそう苦しくなった。このような時、薩摩(鹿児島県)と長州(山口県)との下級武士の間に、尊皇論と攘夷論が結びついた尊皇攘夷の運動がはじめられた。
幕府は、朝廷と協力して政治をすること(公武合体)を考えたが、薩摩や長州などの尊皇攘夷派はますます自分たちの考えを強めていった。そして、ついに、薩摩藩は、イギリスの艦隊と戦い(薩英戦争 1863)、長州藩はイギリス、フランス、アメリカ、オランダの4国の連合艦隊と戦った(下関事件 1864)。しかし、この戦いで、薩摩藩も長州藩も諸外国の力を知り、攘夷の不可能なことを認めた。そこで、両藩の若い武士は、幕府を倒し、天皇中心の新しい政治を行おうと考えて、尊王倒幕運動を進めた。薩摩藩の西郷隆盛、大久保利通らは、土佐(高知県)の坂本竜馬のなかだちで長州藩の木戸孝允らと新しい政府をつくるために両藩が手を結ぶこと(薩長同盟 1866)をひそかに約束した。そして、イギリスに近づき、西洋式の軍備をととのえた。他方、幕府もフランスの援助を受けて軍艦や武器を買って軍備を整え、二度にわったて長州藩を攻めたが、これは失敗した(長州征伐)。これを見た西郷、大久保、木戸らは、公家の岩倉具視らとともに、武力で幕府を倒す計画を進めた。
このころ、政治や経済の混乱から、江戸や大阪で大規模な打ちこわしがおこり、百姓一揆も全国におこった。また、社会の不安から救われたいと願って、伊勢神宮にお参りすることが流行したり、伊勢神宮のお札が降ったといって、「ええじゃないか」と熱狂的に踊り歩く騒ぎも全国に広がった。
このような中で、一五代将軍徳川慶喜は、危機をさけるために、1867年、政権を天皇に返上することを申し出た(大政奉還)。朝廷はこれを受け入れ、天皇の政治が復活したことを宣言した(王政復古)。しかし、新政府が、徳川慶喜に官位を与えず、領地を朝廷に納めることを決定したので、幕府側の武士がそれを不満として、京都で戦いをはじめた(鳥羽.伏見の戦い 1868)。新政府軍は、鳥羽.伏見で勝ち、将軍慶喜を討つために江戸に向かった。そのとき、幕府側の勝海舟と薩長側の西郷隆盛が会談し、幕府は新政府軍に江戸城を明け渡し、かわりに、徳川家を存続させる事を決めた。こうして、江戸の町は戦場とならずにすみ、約260年間続いた江戸幕府の政治がおわった。
29. Bakumatu(Bakumatu: âm Hán Việt là Mạc mạt, cuối thời đại Mạc Phủ)
Khi bắt đầu mậu dịch sau khi khai quốc thì nước Nhật đột nhiên xuất khẩu nhiều sản vật như tơ lụa và trà nên phát sinh thiếu thốn vật tư trong nước, vật giá lên cao, kinh tế hỗn loạn. Vì vậy nên đời sống của võ sĩ cấp thấp và bình dân càng thêm khốn khó. Trong tình hình này, các võ sĩ cấp thấp của hai phiên Satuma (ngày nay là tỉnh Kagosima) và phiên Choushu (tỉnh Yamaguti) bắt tay với phe Tôn Hoàng và phe Nhương Di để hình thành phong trào Tôn Hoàng Nhương Di (Sonnou-Joui).
Mạc Phủ cũng đã nghĩ đến chuyện hợp lực với Triều Đình mà thi hành chính trị (Koubugattai, công-võ hợp thể. Công tức công hầu, quý tộc; võ tức võ gia, chính quyền Mạc Phủ) nhưng phe Tôn Hoàng Nhương Di của Satuma và Choushu càng lúc càng nhấn mạnh chủ trương của mình. Cuối cùng, phiên Satuma đã đánh nhau với hạm đội Anh quốc (chiến tranh Satuma-Anh năm 1863) và phiên Choushu đánh nhau với hạm đội liên hợp 4 nước Anh, Pháp, Mỹ và Hòa Lan (sự kiện Simonoseki năm 1864). Nhưng qua trận chiến này, cả Satuma và Choushu đều biết được thực lực của ngoại bang và thấy rằng chủ trương Nhương Di, đánh đuổi ngoại quốc là điều bất khả. Thế rồi các võ sĩ trẻ của hai phiên này nghĩ đến việc đánh đổ Mạc Phủ, thi hành nền chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm nên đã thúc đẩy phong trào Tôn Hoàng Đảo Mạc (Sonnou Toubaku). Bấy giờ có Saigou Takamori và Okubo Tosimiti của phiên Satuma, Sakamoto Ryouma người phiên Tosa (tỉnh Kouti ngày nay) đứng ra làm trung gian bí mật ước hẹn với Kido Takayosi người phiên Choushu, hẹn hai xứ này sẽ bắt tay với nhau để gây dựng chính phủ mới (liên minh Satu-Chou năm 1866). Hai phiên này tiếp cận Anh quốc để hoàn bị quân sự theo lối Tây phương. Trong khi đó thì Mạc Phủ cũng nhận viện trợ của Pháp, mua quân hạm và vũ khí, chỉnh đốn quân bị và đã hai lần tấn công phiên Choushu (Choushu seibatu, chinh phạt Choushu) nhưng đều thất bại.
Tượng Saigou Takamori.
Sakamoto Ryouma, được quốc dân Nhật xem là anh hùng trong số các anh hùng. Ryouma trở nên bất tử trong lòng dân chúng qua trường thiên tiểu thuyết "Ryouma ga yuku" của văn hào Siba Ryou Tarou.
Trong bối cảnh nền kinh tế, chính trị hỗn loạn đó thì tại Edo và Osaka đã xảy ra những vụ đập phá với quy mô lớn, những cuộc nổi loạn của dân chung (Hyakushou ikki) cũng xảy ra trên toàn quốc. Lúc bấy giờ phong trào đến viếng đề thờ Ise để cầu được thoát khỏi tình trạng xã hội bất an rất thịnh hành. Đại chúng đến viếng đền, bảo là con xăm của đền đã được hạ xuống rồi nhảy múa cuồng nhiệt, hát hò điên cuồng trên đường. (Phong trào này có tên "eijanaika", chẳng phải được đấy sao? Đại chúng đến viếng đền thờ, xin xăm rồi hát hò huyên náo. Phong trào này bắt đầu ở vùng Kinki rồi sau lan rộng khắp toàn quốc)
Quang cảnh "Eijanaika".
Trước tình hình này, để tránh nguy cơ, Tướng Quân đời thứ 15 là Tokugawa Yosinobu đã tuyên bố trao trả quyền lực chính trị lại cho Thiên Hoàng (Taisei houkan, 1867). Triều Đình nhận quyền lực, tuyên bố phục hồi nền chính trị lấy Thiên Hoàng làm trung tâm (Ousei fukko). Nhưng chính phủ mới đã không ban quan tước cho Tokugawa Yosinobu, tịch thu hết lãnh địa nên các võ sĩ phe Mạc Phủ bất mãn, đứng lên chống chính quyền ở Kyoto (trận đánh Toba, Fusimi năm 1868). Sau khi chiến thắng trận Toba, Fusimi quân chính phủ mới quay về Edo để thảo phạt Tướng Quân Yosinobu. Lúc này có đại thần của Mạc Phủ là Katu Kaishu đã hội đàm với Saigou Takamori của liên minh Satu-Chou và quyết định Mạc Phủ sẽ trao thành Edo cho chính phủ mới, bù lại họ Tokugawa được tiếp tục tồn tại. Vì thế nên thành phố Edo đã tránh được bãi chiến trường đẫm máu và chấm dứt 260 năm của nền chính trị Mạc Phủ Edo.