Hán Cao Tổ Lưu Bang sau khi thống nhất đất nước đã xử tử ba vị tướng trung thành của mình là Hàn Tín, Bành Việt và Anh Bố, nên cuối cùng nhà Hán bị diệt vong bởi Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền mà tiền thân chính là ba vị tướng bị chết oan kia. Thêm nữa Hạng Vũ bị phản bội bởi hai người tướng tin tưởng nhất của mình là Hạng Bá và Đinh Công. Và kết quả Hạng Vũ đã tái sinh là Quan Công - cũng là một hổ tướng đương thời và chém chết hai kẻ phản bội kia trong lốt Nhan Lương, Văn Sú. Hihi, biết tới đó thôi, khi nào nghĩ ra được ý gì hay thì bổ sung thêm. Have fun everybody
Cái này thú vị nhưng ho17641 có thể nói rõ cách lí giải của mình cho mọi người nghe không ?
Chuyện triều đại thịnh rồi suy, 1 nước mạnh rồi yếu cũng là 1 quy luật thôi. Nói đơn giản lại thì: người đói, đi kiếm tiền mua cơm ăn, đến khi có cơm lại kiếm tiền mua ngọc ngà châu báu, từ đó thành người được gọi là "giàu có". Người giàu, người no thì không có cái "Dục", đôi lúc đầy đủ quá lại mất đi lòng ham muốn, từ đó mà suy.
Anh a...tsu...gurushi cứ nói bừa [grin]. Anh nhìn thấy mặt Bàng Thống hồi mô mà nói giống? ^^ Em thấy mặt 孫 hơi 神経質 mà nghĩ ra lắm mẹo quỷ quyệt rứa thì cũng hơi lạ, nếu không có 北尾さん thò mũi vô... nên viết hơi méo mó hình ảnh thần tượng của anh...ご愁傷様でした![grin]
Mặc dù La Quán Trung xây dựng Lưu Bị là một nhân vật nhân nghĩa (kiểu như Tống Giang trong Thủy Hử) nhưng nếu suy xét (qua những tình tiết rõ ràng)thì đó là một kẻ gian hùng, ngụy quân tử không hơn không kém. Có chỗ khó hiểu là bậc đại trí như Võ Hầu tại sao không nhận ra điểm này mà còn "chui đầu vào rọ", hay là vì "nể cái tình" chăng?
Thật khó hiểu khi những con người lương thiện như Vân Trường, Triệu Vân lại quy dưới trướng Lưu Bị.
Còn về Tào Tháo, đó là một trong những nhân vật có sức lôi cuốn mãnh liệt nhất bộ tiểu thuyết này. Đồng ý với quan điểm : đó là một kiểu anh hùng, giống Nobunaga của Nhật!
Tư Mã Ý thì hơi giống với Tokugawa Ieyasu: "Nếu có con chim cu mà không biết gáy lọt vào tay ta, ta sẽ đợi cho đến khi nào nó chịu gáy mới thôi".
Quan Vân Trường là một kiểu người điển hình của giai cấp võ sĩ Samurai Nhật. Có lẽ là thích nhân vật này và Triệu Vân nhất. Vân là người trọng tình nghĩa, văn vũ lưỡng đạo, biết suy sét.
Thế đọc Tam Quốc Chí nhận ra điều gì? Tài giỏi hô phong hoán vũ như Võ Hầu mà còn chẳng thể nào xoay chuyển được tình thế đã định. Thiên hạ có bao nhiêu người tài đều lọt vào tay họ Lưu cả, nhưng rốt cuộc là có nên trò trống gì? Trong khi đó Tư Mã Trọng Đạt là cái anh nào ở đâu, gần cuối tiểu thuyết mới xuất hiện nhưng làm nên đại sự.
Có ai đọc Tam Quốc Chí do Yosikawa Eiji viết lại chưa nhỉ?
PS: Có một bộ sách (Tàu) còn hay hơn cả Tam Quốc Chí (ý cá nhân), đó là Đông Chu Liệt Quốc. Hệ thống nhân vật đa dạng, phong phú và phức tạp hơn nhiều. Nó bao quát một thời gian lịch sử dài hơn TQC, từ thời mạt Chu cho tới khi Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ. Có nhiều nhân vật cực kỳ thú vị như Kinh Kha, Dự Nhượng, Nhiếp Chính, Khánh Kỵ, Yêu Ly..... Nếu có dịp thì mọi người thử tìm đọc bộ này xem, có lẽ sẽ thấy nó thú hơn TQC.
Tào Tháo có một ưu điểm rất lớn: ưa ai thì đãi người đó rất hậu, chẳng tiếc gì. Như mến Vân Trường mà lấy lễ thượng khách mà đãi.
Lưu Bị có cái tài lớn nhất trong mọi cái tài: "dụ" kẻ khác.
Đọc TQC khoái nhất đoạn Tháo và Bị ngồi uống rượu,Tháo nói "Anh hùng thiên hạ ngày nay chỉ có sứ quân và Tháo mà thôi". Bỗng trời nỗi cơn sấm chớp. Bị giật mình đánh rơi cả đũa, Tháo thấy thế cho rằng thiên hạ chỉ còn mỗi mình.
Đọc đoạn này mà cười ha hả, nó bộc lộ tính cách hai nhân vật rõ quá!
Theo dõi chủ đề này lâu lắm rồi nhiều khi cung muốn viết cái gì đó nhưng lại ngại viết.Hôm nay thì có Kongou-Musha viết thay ý kiến của mình.Phải nói là những gì Kongou-Musha viết hoàn toàn trùng khớp với ý nghĩ của mình về những nhân vật trong TQC.Lưu bị hay Tống giang quả thực chỉ là những kẻ nguỵ quân tử .Nói về Lưu Bị chúng ta có thể thấy ong phan boi kha nhieu nguoi:luc o Tu Chau Lã Bố từng cứu mạng ông, nhưng Lưu Bị lại theo Tào Tháo giết Lã Bố, sau đó phản Tào Tháo để chạy theo Viên Thiệu, sau đó rời bỏ Viên Thiệu để nương nhờ Lưu Biểu, rồi chiếm lấy Kinh Châu, lập Lưu Kỳ làm bù nhìn. Rõ ràng nhất là việc phản bội Lưu Chương, trở mặt đánh chiếm đất Thục, rồi cho Lưu Chương chức "quan Huyện" để giam lỏng. Lưu Bị lại lừa dối thông gia, mượn Kinh Châu rồi không chịu trả. Ông cũng cho người giết Bành Dạng, một trong số những người giúp ông chiếm Ba Thục. Nếu tiên sinh không giúp đỡ thì thiên hạ sẽ ra sao?có lẽ vì câu nói này của Lưu Bị mà đã động lòng Gia Cát Võ Hầu.
Chuyện mọi người nói Lưu Bị là ngụy quân tử. Chuyện này mình hiểu được, tuy nhiên đứng trên phương diện kết quả, Lưu Bị được lòng toàn thiên hạ.Tại sao ngụy quân tử lại được lòng toàn thiên hạ??? về điểm này chúng ta nên xét lại thế nào là quân tử? thế nào là ngụy quân tử?... Chỉ là con người không ai hoàn thiện cả, Lưu Bị biết được cái chuẩn mực đối xử trong thiên hạ, biết lo lắng cho cái chung, biết nghĩ đến đại cục, cái đại cục ở đây là "vì nghĩa trong thiên hạ mà hy sinh cái tư".
Tào Tháo là kẻ gian hùng, nhưng như Kongo-Musha nói, Tháo biết trân trọng những người theo mình.Cái quan trọng của một leader là định ra một tương lai tốt đẹp cho tập thể, điều này Tháo làm được.Ngày còn trẻ, Tháo 1 mình cầm dao định giết Đổng Trác, đây không phải vì lo cho dân cho nước hay sao? nhà Hán thì suy đồi, vua thì non nớt, nịnh thần xung quanh, cái xã hội như vậy không ai muốn tồn tục lâu dài; Tháo muốn thay đổi nó bằng 1 triều đại mới hơn, một triều đại vì dân hơn, cái này không phải lo cho đại cục sao? việc này làm được cũng là 1 cái phúc cho dân vậy. Cái định hướng của Tháo là tốt, thế thì việc những người trí thức theo tháo cũng là chuyện dễ hiểu. Tuy nhiên, vào thời điểm này đạo nho, đạo Khổng...là chủ đạo nên việc cướp ngôi thiên tử, giết vua, trái với thiên mệnh là điều không được chấp nhận. Vấn đề ở đây là sẽ có 2 bộ phận, một bộ phận là kẻ thức thời muốn có 1 thay đổi thời đại, và một bộ phận theo luồng tư tưởng củ, giữ lại Hán.
Riêng về Tôn Quyền, con người này cũng là một Leader giỏi, tuy nhiên không có điểm nào đặc biệt như Gian Hùng Tào Tháo, hay Quân Tử Lưu Bị nên bị lu mờ về hình ảnh nhân vật. Chỉ là về sau, Tôn Quyền có 1 sai lầm lớn, đó là nghe lời dèm pha mà giết đi đại thần, là đầu não bấy giờ của Đông Ngô, Lục Tốn.Lục Tốn chính là người dâng kế lấy Hình Châu, và bắt Quan Công, là người đánh bại quân Thục, người tài mà Gia Cát đã dự đoán sẽ đi vào Thạch Trận, để rồi được cứu thoát. Cái sai lầm này của Tôn Quyền là nguyên nhân chính cho thất bại của Đông Ngô với Ngụy sau này. Từ thất bại này, thế "chân kiềng", thiên hạ 3 mãnh bị phá, dẫn đến Ngụy thu phục được cả thiên hạ.
Ngày còn trẻ, Tháo 1 mình cầm dao định giết Đổng Trác, đây không phải vì lo cho dân cho nước hay sao? nhà Hán thì suy đồi, vua thì non nớt, nịnh thần xung quanh, cái xã hội như vậy không ai muốn tồn tục lâu dài; Tháo muốn thay đổi nó bằng 1 triều đại mới hơn, một triều đại vì dân hơn, cái này không phải lo cho đại cục sao?
Em nghĩ Tào Tháo xách kiếm định xiên Đổng Trác là chỉ để muốn lập công thôi, tiện đuờng cho danh vọng sau này chứ không phải là lo cho dân cho nuớc gì cả đâu ạ. Ai dè nhằm lúc Đổng Trác tỉnh dậy mà ra tay. Chỉ phục chú Tào mỗi cái tội nói dối nhanh, xạo là đem kiếm báu vào tặng ( cái tài nói dối này thì Lưu Bị và Tào Tháo ngang nhau [lol], Bác Lưu thì xạo là vì sét đánh mà rơi đũa ).
Đọc bài của bác ho17641 thì hình như bác nhiễm Tam quốc ngoại truyện quá thì phải [lol][lol][lol]. Đọc Tam quốc ngoại truyện buồn cuời hơn cả đọc truyện tiếu lâm nữa( miêu tả Lưu Bị như 1 kẻ bủn xỉn, chỉ suốt ngày đi ăn trực của anh em [grin] )
em nên nghĩ việc này trên 2 phương diện, nếu nhìn thẳng vào tình tiết và ý đồ của Tào Tháo thì đúng như em nói Tào Tháo chỉ vì tương lai, danh vọng mà giết Đỗng Trác thôi. Nhưng mà nhìn theo phương diện xã hội, Đổng Trác là kẻ độc ác trày trời, giết người dân, giết quần thần, dọa thiên tử; Nếu nhìn như vậy thì hành động của Tào Tháo là có ý nghĩa cho xã hội, trừ được 1 con ác thú cho dân. 筋が通ると思わない?![smile]