Phản biện bài viết "Thử nhìn từ bên trong nước Nhật" của tác giả Nguyễn Nam Di (NDD).
Trước tiên mình xin phản biện các luận điểm bộ phận trong bài viết. (phần viết của tác giả là phần In Đậm) !
----------------
Ba năm sống ở Nhật cho tôi sự tự tin rằng nhận xét của mình không đến nỗi nông nổi.
Người Nhật hay nước Nhật thoạt nhìn thì rất dễ mê hoặc lòng người vì vẻ đẹp thanh lịch mà họ rất có ý thức tạo ra. Cách họ vận kimono, cách họ ăn mặc, đi đứng, chào hỏi, đối đãi với nhau, tất cả đều tuân theo những nghi thức nhất định.
Tiếng Nhật phản ánh điều này rất rõ.
Ví dụ,... ăn cơm thì nói: Itadakimasu (Cám ơn đã được nhận thức ăn như thế này), v.v…
Các bạn chú ý phần chữ đỏ mình tô đậm. Tác giả viết : "Thoạt nhìn thì " vậy bản chất thì như thế nào ? Phần kết luận (nhận định) phải chăng là : -Thực ra thì không phải vậy ??( Luận cứ ,luận điểm đâu nhỉ ?)
Tốt khoe ra xấu xa đậy lại
Ðiểm chung dễ nhận thấy là người Nhật ít khi nói về những điểm không tốt ở Nhật cho người nước ngòai nghe.
Cái mà tác giả nói là Dễ Nhận Thấy thì mình chả thấy nó dễ nhận ra chút nào. Căn cứ của nó là đâu nhỉ ,ít ra cũng có dẫn chứng ,số liệu thống kê, hay so sánh với các nước khác...Mình thì thấy người Nhật cũng chê bai Nhật nhiều đấy chứ, còn các nước khác thì sao nhỉ? Họ nói toẹt ra nước tôi xấu như thế này, thế nọ ??
"Có lẽ vạch áo cho người xem lưng là điều tối kỵ với người Nhật. (Dĩ nhiên trừ những tác phẩm văn học, nơi người dẫn chuyện có thể ẩn náu vào không gian hư hư thực thực.)
Vì thế đối với khách du lịch nước ngòai, mọi thứ ở Nhật đều trông có vẻ rỡ ràng, đẹp đẽ.
Năm đầu tiên khi mới đến Nhật tôi cũng những tưởng như vậy nhưng khi hiểu tiếng Nhật tốt hơn, có cơ hội thâm nhập sâu hơn thì mới biết cuộc sống ở Nhật căng thẳng và nặng nề.
Sự căng thẳng và nặng nề này phần lớn là do tính cách Nhật tạo ra.
Chúng ta cùng chờ đợi xem tác giả dùng luận điểm gì để chứng minh rằng Tính Cách Nhật là nguyên nhân chính .
Với phần đông người Nhật, cách sống tốt nhất là tuân thủ theo những nguyên tắc mà xã hội đề ra.
Lọai nhân viên mà các công ty mong muốn được gọi là Inu-ningen, dịch một cách thô tháp là lọai người trung thành như chó (Inu: chó, ningen: người). Còn những ai mà “bị” gọi là Neko-ningen (người có tính cách khó bảo như mèo) thì hoặc phải là người thực sự độc đáo, có tài năng xuất sắc bằng không thì sẽ bị xã hội ruồng bỏ, và có thể đưa đến tự sát. (Nhật là một trong những nước có tỷ lệ tự sát cao nhất trên thế giới.)
Tính Cách Nhật = Tuân thủ quy tắc xã hội ?? = nguyên nhân gây căng thẳng ( -> tính cách các dân tộc khác là không tuân thủ quy tắc xã hội??)
Có lẽ cũng vì thế mà nhà cửa ở Nhật được xây theo một kiểu na ná như nhau. Một trệt, một lẩu với mái ngói giả nâu.
Một kết luận (dù chỉ là có lẽ) hết sức hùng hồn. "Tuân thủ quy tắc xã hội " -> xây nhà giống nhau . (f:(x/quy chuẩn đạo đức) -> (y/kiến trúc) , một hàm số thú vị. Hi hi, chứ các yếu tố thiên nhiên (thời tiết,động đất...), các yếu tố văn hóa, quan niệm mĩ thuật...thì sao nhỉ.
Nhớ dai
Quan hệ giữa người với người ở xã hội Nhật thì lại càng phức tạp.
Ở VN, người ta có thể giận nhau, cãi nhau, thậm chí đánh nhau nhưng ngày hôm sau lại đâu vào đấy, trong khi ở Nhật, một lần thất thố trong quan hệ thì xem như mối quan hệ đó vĩnh viễn bị chôn vùi, người trong cuộc sẽ không muốn nhìn mặt nhau lần thứ hai nữa.
"Một anh bạn đồng nghiệp người Nhật nói với tôi: “Người Nhật thì không quên cái gì cả.”"
Vì thế họ rất cẩn trọng trong ăn nói, đối đãi với người khác. Luôn luôn lịch sư có thể nói là nguyên tắc số một trong giao tiếp mang tính xã hội ở Nhật.
Không biết qua những dẫn chứng trên tác giả cho một kết luận là "Nhớ Dai" đã thỏa đáng chưa .Cái gọi là "lịch sự trong xã giao " đơn thuần chỉ bắt nguồn trên việc lo sợ người ta sẽ nhớ dai khi mình thất thố hay trên một quan điểm tôn trọng con người và yêu quý con người.Hay cả 2, thậm chí còn rất nhiều những yếu tố khác nữa ??
Thông qua lời nói của 1 anh bạn đồng nghiệp tác giả đã đi tới kết luận là Người Nhật.... <-- điều này có thỏa đáng không nhỉ ?
Thế nhưng đằng sau sự lịch sụ đó là bao ẩn ức bị đè nén.
Tôi thật sự bị sốc khi lần đầu hiểu được tin trên ti vi là vì thù ghét nhau mà người ta đã nhẫn tâm đốt cháy cả chung cư có người mà mình thù ghét đang ở; rồi thì tình trạng Ijime, nghĩa là đứa trẻ nào không may có ngọai hình xấu hoặc ốm yếu hoặc không hòan tòan là người Nhật (cha hoặc mẹ là người nước ngòai, đặc biệt là người châu Á) sẽ bị bạn cùng lớp thay nhau đánh đập; rồi thì mẹ giết con vì thấy mệt mỏi khi phải chăm sóc con, rồi thì con dùng búa giết chết cả nhà vì bị người cha la mắng, …
Ở Việt Nam và các nước khác thì những chuyện trên không xảy ra? (mặc dầu trên ti vi là ít,hay không phát thật).Nhiều khi mình nghĩ nếu Tivi VN cũng phát tất cả những cái Ijime, tai nạn, đánh đập giết chóc trong gia đình thì hết thời gian phát sóng trên tivi cũng không đủ.Chắc nhiều bạn Nhật du học ở Việt Nam cũng shock không kém tác giả khi nghe các bác tham quan nhà ta tham nhũng tham ô mà vẫn sống sờ sờ,cái vụ PMU 18 đó, tù có 13 năm ,sau vài đợt ân xá chỉ còn 3,4 năm chứ mấy.(cái này hơi đi xa chủ đề tí nghe)
Tự hào dân tộc
Một điểm đáng học tập ở người Nhật là lòng tự hào dân tộc của họ.
Hầu như người Nhật nào cũng chỉ ưa chuộng những sản phẩm thuộc về nước Nhật.
Tôi có một anh bạn, tự xem mình là lọai chống lại xã hội, bên lề xã hội Nhật nhưng hễ nói về món ăn thì nhất định wasyoku- món ăn kiểu Nhật là ngon hơn cả; washitsu -phòng theo kiểu Nhật là đẹp hơn cả, wafuku-quần áo kiểu Nhật là thanh lịch hơn cả.
Cái sự yêu nước thấm vào tận tim óc như anh này là điều phổ biến hầu như đối với từng người Nhật.
Ngay cả đối với nét mặt.....
Tác giả nói đến cái lòng Tự Hào Dân Tộc của người Nhật như một Căn Bệnh (kiểu như là Thủ Dâm Tâm Hồn)mà không đề cập tới bản chất, quá trình hình thành của nó. Tư tưởng AQ chăng hay là nó có một cơ sở về lịch sử, về giá trị để có thể giúp người Nhật ngẩng cao đầu trên thế giới?
Một biệt tài của người Nhật theo tôi là biến những cái hầu như không có thành có thể và còn hơn có thể, trở thành biểu tượng.
Chỗ này thì Pó-tay với tác giả thật.Cái phát ngôn chung chung này thì hỡi ôi có giá trị gì cơ chứ.
-----------------------------