Tinh thần của topic là thảo luận, tranh luận, bày tỏ ý kiến, phản bác lẫn nhau, không phải là đấu đá đâu nhé ! Không được khích bác ! Topic muốn tiếp tục thì mọi người còn phải tìm hiểu thêm thông tin đâu phải ngày nào cũng post bài được.
Tiện thể post luôn 1 link mọi người đọc về phần lịch sử của thời Nguyễn , cách nhìn nhận công và tội. http://vietnamnet.vn/vanhoa/2008/10/808823/ http://www.tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/5083/index.aspx Cùng chờ đợi kết quả của hội thảo này.
Có cảm giác rằng sự đánh giá lịch sử luôn có khả năng thay đổi , có thể rằng mấy chục năm nữa sẽ có những nghiên cứu đánh giá về công và "tội" của Chính quyền hiện tại do Đảng lãnh đạo mà có thể làm thay đổi cách nhìn của cả 1 thế hệ cũng nên.
Tạ từ: mình viết vào bài vào word rồi copy sang nên có nhiều điểm không hiện dấu, cộng thêm đang đi làm nên không có nhiều thời gian cho việc xét lại bài viết. Thế nên cứ post lên cho anh em đọc vậy, có lỗi gì thì mong anh em bỏ qua.
Giáo Dục Việt Nam, nan giải!!!
Thực Trạng
Tôi bắt đầu câu chuyện với sự tích Tam Thiên của Mạnh Tử. Có lẽ nhiều người biết. Chuyện thế này:
Lúc mẹ Mạnh Tử chuyển nhà đến ở gần Nghĩa Địa, Mạnh Tử học theo người đi tang lễ, suốt ngày chơi trò chơi đám ma. Bà thấy vậy nên chuyển nhà vào thành thị, gần nhà có cái chợ, Mạnh Tử lại học theo thương nhân suốt ngày chơi trò buôn bán. Cuối cùng bà mẹ nhận thấy con có tính vậy, chuyển nhà đến gần trường học, từ đấy Mạnh Tử mới học các lễ nghi phép tắc và học cái đạo làm người.
Câu chuyện này khá nổi tiếng vì nó là ví dụ cụ thể cho việc học trên đời ảnh hưởng nhiều đến môi trường sống.
Tại sao tôi đưa câu chuyện này ra? Bởi vì sự thực tôi không nghĩ Việt Nam ta thiếu trường lớp, cũng không phải thiếu giáo viên, không phải thiếu sách vở, không phải giáo viên không biết dạy, không phải bố mẹ không cho con ăn học, không phải nhà nước và bộ giáo dục không đầu tư hết mình… Tôi chỉ nghĩ là ta chưa có môi trường học tốt.
Như ví dụ trên tôi đưa ra, môi trường thực sự đóng vai trò rất lớn cho việc học. Đặc biệt là với độ tuổi chưa đủ khả năng chọn lọc những tri thức cần tiếp thu, hơn nửa phần nhiều thời gian sống của học sinh không phải ở trường lớp mà với gia đình và xã hội. Cũng có nghĩa, xã hội thế nào học sinh sẽ học như thế. Hiện trạng xã hội Việt Nam ta thế nào? Có những điểm sau có thể nêu lên: Con ông cháu cha, quan hệ là chính, học giỏi không hẳn là được trọng; Các thể loại công việc dung đến kiến thức cao xa không mấy; Tham ô tham nhũng, những dòng chảy tiền trong bong tối quá nhiều; Tệ nạn xã hội, trộm cắp giết người xãy ra ban ngày; xã hội mở, tiền không có nhưng hang xa xỉ quá nhiều, đua đòi chạy theo; xu hướng báo chí tiêu cực, xâu xé những chuyện người nước ngoài, chuyện lạ đời, chạy theo xu hướng ăn khách…
Thế thì điều gì sẽ xảy ra, Thứ nhất, “việc học có thực sự cần thiết?!” đấy sẽ là câu hỏi đầu tiên mà học sinh có lẽ sẽ đặc ra. Nếu nhà ta giàu, cha ta là cán bộ, ta không cần học cũng có chổ làm; nếu cha ta nghèo, cày ruộng, ta học cũng chỉ phí tiền, thôi cày ruộng. Như vậy sẽ phân ra làm hai thái cực, ta gọi là khoảng cách giàu nghèo, đây là một phần nhỏ thôi. Thứ hai, học theo cái trào lưu xã hội, ta đua đòi chạy theo Hàn Quốc, Nhật Bản; tiền bạc ta mua điện thoại cầm tay, I phone, xe máy, oto, chơi bời, đàn đúm. Thứ 3, giá trị tri thức không cao bằng giá trị đồng tiền..v.v . Thế nên có một sự thật, học được chưa chắc đã sống được. Con người cũng là sinh vật, sống chết là quan trọng nhất.
Khi giá trị tri thức không được nâng cao, giá trị xã hội còn thấp thì chúng ta có bỏ bao nhiêu tiền vào sự nghiệp giáo dục vẫn không đủ, có thử cách nào cũng không thông. Có lẽ đây cũng là một câu trả lời cho cả lịch sử Việt Nam, một lịch sử được khắc bởi hai chử “chiến tranh”, con người bị bó buộc vào sự đói khát và lòng ham muốn tự do, thế nên ở một điểm nào đó, chúng ta có khuynh hướng sống tốt hơn là học tốt.
Hoàng Việt ( Bút danh của mình tự đặt)
Tùy phản ứng, nếu mọi người muốn mình sẽ viết về giải pháp.
Em cũng rất muốn đọc bài phương pháp giải quyết của anh "Hoàng Việt". Chứ
Khi giá trị tri thức không được nâng cao, giá trị xã hội còn thấp thì chúng ta có bỏ bao nhiêu tiền vào sự nghiệp giáo dục vẫn không đủ, có thử cách nào cũng không thông. Có lẽ đây cũng là một câu trả lời cho cả lịch sử Việt Nam, một lịch sử được khắc bởi hai chử “chiến tranh”, con người bị bó buộc vào sự đói khát và lòng ham muốn tự do, thế nên ở một điểm nào đó, chúng ta có khuynh hướng sống tốt hơn là học tốt.
Nếu thế gì vấn đề lại là dân trí ,và trách nhiệm lại là giáo dục.
Bài viết hay đấy Hoàng . Nhưng hoàn cảnh ảnh hưởng là một chuyện , còn vấn đề sinh viên tốt nghiệp ra trường lại không thể kiếm được việc làm (tình trạng thừa thầy thiếu thợ , hay tình trạng trình độ không đáp ứng được công việc ) thì lại không bắt nguồn từ hoàn cảnh như Hoàng nói . Vấn đề này phát sinh từ đào tạo và khả năng phân bố lao động của người quản lý nhà nước. Mình bàn sau về cái này vậy ...
Trước hết, mình rất muốn nghe giải pháp của Hoàng về môi trường học tập . [tongue]
@a.Khôi: Nếu lấy cái mốc thời gian là gần đây thì đúng là như vậy, nhưng mà xét luôn cả một quá trình dài thì nó chỉ là một hệ quả tất yếu thôi anh.
Có lẽ chúng ta đang đi sai hướng khi cứ đuổi theo bước chân của những gã khổng lồ. Nếu ta đặc trọng tâm giáo dục vào những ngành nghề mà ta có thế mạnh từ trước thì có lẽ sẽ khác hơn. IT, cơ khí, hóa chất, dầu mỏ... những ngành nghề ta không nội lực, làm sao đủ công ăn việc làm. Công ty ngoại thì nó có quyền chọn, thế nên ai sống giỏi thì sống. Đương nhiên ở đây sẽ có người nói rằng phải có những bước tiến như vậy thì mới thúc dậy nền công nghiệp nước nhà, phần nhiều nghĩ vậy. Mong được như vậy, nhưng hình như tình hình thế giới hiện nay không cho thấy như vậy.
Nói chung, thuốc nào bệnh đấy, cho nhầm phương thuốc hay cho thuốc bừa thì cũng chết.Muốn chửa bệnh cho cây này phải chửa từ gốc rễ.
Còn về cái chuyện giải pháp, có lẽ phải chỉnh sửa lại. Cái ý tưởng của mình nó tạm thời "không thực thi", thế nên không thể gọi là giải pháp.Nên dừng ở đây vậy.
Có lẽ chúng ta đang đi sai hướng khi cứ đuổi theo bước chân của những gã khổng lồ. Nếu ta đặc trọng tâm giáo dục vào những ngành nghề mà ta có thế mạnh từ trước thì có lẽ sẽ khác hơn. IT, cơ khí, hóa chất, dầu mỏ... những ngành nghề ta không nội lực, làm sao đủ công ăn việc làm. Công ty ngoại thì nó có quyền chọn, thế nên ai sống giỏi thì sống. Đương nhiên ở đây sẽ có người nói rằng phải có những bước tiến như vậy thì mới thúc dậy nền công nghiệp nước nhà, phần nhiều nghĩ vậy. Mong được như vậy, nhưng hình như tình hình thế giới hiện nay không cho thấy như vậy.
Vấn đề này của xã hội,em không có ý kiến.
Muốn chửa bệnh cho cây này phải chửa từ gốc rễ.
Còn vấn đề này của khoa học,thì em có ý kiến.Thuốc trừ sâu,bệnh thì đa phần là thuốc phun xịt ở thân cây,chỉ ít thuốc bón đất cho rễ lắm,mấy thứ bó cho rễ là phân đạm để nuôi dưỡng cây là chính.Nên muốn chữa bệnh cho cây thì phải chữa từ gốc rễ là sai.[grin][grin] Phải chăng từ cái ví dụ đó anh muốn nói đến xã hội,chữa từ gốc rễ tức là chữa từ chính quyền do Đảng cộng sản lãnh đạo?[cool]