Chỉ còn 1 tháng nữa là kì thi 留学試験 lần 1, tháng 6-2007 sẽ tổ chức. Đây là lần thi khá quan trọng với anh em khoá 2006, để chuẩn bị cho kì thi đại học vào năm sau, và cũng là kì thi thử sức đâu tiên của 1 số ít bạn khoá 2006 chưa dự thi vào tháng 11 năm ngoái. Đuợc biết các bạn khoá 2007 hiện đang ở VN cũng sẽ tham dự kì thi này. Mình cũng đã thi ryu 4 lần, trong đó có 3 lần tại Nhật và 1 lần tại VN, và thấy hầu như năm nào cũng có những sai lầm rất đáng tiếc ở những kì thi ryu. Vậy mình sẽ viết ra những sai sót trong khi thi dễ mắc phải ( thực tế anh em trong Đông Du đã mắc phải) mà mình đuợc biết, hi vọng giúp cho các bạn chút ít trong kì thi sắp tới.
1. Chọn sai Toán コース1 và コース2.
Toán コース1 dành cho những bạn thi bên 文系, còn コース2 dành cho những ai thi bên 理系。 Việc giải nhầm đề cần giải rất nghiêm trọng vì điểm thi toán sẽ không đuợc tính.
2. Không đánh lựa chọn khi giải bài:
Về toán có chọn 1 trong 2 コース1 và コース2, trong 3 môn Lí Hoá Sinh thì chọn 2 trong 3 môn để làm. Khi chọn môn thi không những phải khoanh tròn quanh tên của môn thi mà còn phải tô đen vào vòng tròn nhỏ ( để máy đọc). Nếu không làm đầy đủ những việc trên dù có hoàn thành bài thi cũng không đuợc tính điểm.
3. Nhầm về thời gian:
Ngoài các truờng hợp đi trễ ( đã từng xảy ra), thì việc mình muốn nói đến là thời gian thi 2 trong 3 môn Lí, Hoá và Sinh. Đề của 3 môn này đuợc đưa cùng 1 lúc, tổng thời gian để giải là 80 phút. Đã có nhiều nguời nhầm rằng mỗi đề Lí hay Hoá đuợc giải trong 80 phút. Những bạn thi lần đầu tiên hay nhầm chuyện này, những ai thi đến lần thứ 2 chắc chắn không bao giờ bị nhầm [cry].
4. Khi bạn không làm đuợc 1 câu, bạn để cách ra để làm câu tiếp theo. Thế nhưng câu tiếp theo bạn lại đánh chèn vào ô đáng lẽ phải để cách ra. Việc này dẫn đến sai theo cả dây chuyền cho những câu về sau, đến lúc sửa lại rất mất thời gian. Cái này hay gặp phải khi thi môn tiếng Nhật, nhất là môn nghe.
Ngoài ra khi tô vào các ô chọn lựa phải tô thật kín và đậm, nếu tô quá nhạt máy chấm điểm sẽ không đọc được.
Trong những lỗi mình vừa nếu ra có lỗi chính mình đã mắc phải. Các anh chị sempai và các bạn đã từng trải qua kì thi ryu nếu có những kinh nghiệm nào xin hãy chia sẻ để giúp cho các em kohai trong lần thi sắp tới.
Thời gian gần đây xuất hiện rất nhiều topic hỏi về vấn đề thi Ryu.Qua những câu hỏi của mọi người,có thể thấy 1 điều,song song với việc sự quan tâm,đầu tư cho kì thi đang được nâng cao là việc những kiến thức,thông tin về kì thi còn khá nhiều thiếu xót. Những điều quan trọng nhất thì anh Hoàng đã nói hết rồi,mình chỉ xin có 1 vài ý kiến,góp ý về những điều cần lưu ý trong khi thi. 1.Việc xin ra ngoài trong khi thi:Nhìn chung hạn chế tối đa chuyện này.Đặc biệt trong giờ thi 聴解 thì việc này là 禁止. còn những phần thi khác thì tùy theo hướng dẫn của giám thị. 2.Mang dụng cụ vào phòng thi:Bút chì và tẩy(gôm) là đương nhiên.Tùy từng năm có cho phép mang thước kẻ hoặc ko.Nếu có thể thì nên mang theo,rất có lợi khi làm bài tập hình học và Vật lý cơ học Nên mang theo đồng hồ vì phần lớn các trường đại học ko có đồng hồ treo tường 3.Có thể nói đây là vấn đề tế nhị,nhưng có lẽ ít người ko mắc phải.Đó là khi ko có đáp án,mọi người thường nói vui là "đánh lôtô".Trong những tình huống này,ko nên quá do dự,bạn nên quyết đoán để đỡ tốn thời gian."tham khảo" người bên cạnh cũng ko phải là 1 ý kiến quá tồi. 4.Việc học đều tất cả các môn thì quả là 完璧,nhưng phần lớn khá cả Lý và Hóa là hơi khó.Vì vậy,trước khi thi Ryu các bạn cũng nên phần nào định hướng trước mình sẽ thi trường đại học nào,ngành nào là chính.Ứng với từng ngành,vai trò của Lý và Hóa sẽ khác nhau,bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư thời gian học,cũng như thời gian làm bài thi. Trên đây là 1 vài ý kiến của mình.Chúc tất cả đạt được kết quả cao nhất. Chờ tin chiến thắng của các bạn!!!
Mình quên mất,còn 1 điều muốn nói. Có nhiều bạn nghĩ rằng thi tháng 11 mới là chính,thi tháng 6 kết quả ko tốt cũng ko sao.Những ai đã "chót" nghĩ như thế thì nên ngẫm lại 1 chút. Đã có rất nhiều bằng chứng sống về việc điểm thi tháng 11 thấp hơn tháng 6.Hơn nữa,nếu kết quả tháng 6 ko tốt,khi bước vào kì thi tháng 11 bạn sẽ bị sức ép tâm lý rất lớn,khó có thể phát huy hết khả năng của mình. Chúc mọi người thành công!!!
3.Có thể nói đây là vấn đề tế nhị,nhưng có lẽ ít người ko mắc phải.Đó là khi ko có đáp án,mọi người thường nói vui là "đánh lôtô".Trong những tình huống này,ko nên quá do dự,bạn nên quyết đoán để đỡ tốn thời gian."tham khảo" người bên cạnh cũng ko phải là 1 ý kiến quá tồi.
Năm nay mình thi, nhiều những kinh nghiệm như thế này rất hữu ích! Tuy nhiên "tham khảo" những người xung quanh - mình nghĩ đây là điều không thể. Trao đổi trong kỳ thi là điều không thể tưởng tượng tại Nhật Bản! Anyway - thankyou!
Trao đổi trong kỳ thi là điều không thể tưởng tượng tại Nhật Bản!
Mình đã nói đây là 1 vấn đề tế nhị mà.Bạn cũng đã hiểu lầm ý của mình."Tham khảo" ko nhất thiết là trao đổi,nếu ko muốn nói là bạn ko thể có cơ hội để làm việc đó. Trong những tình huống như thế này,mỗi bạn sẽ có cách giải quyết cho riêng mình,nhưng điều quan trọng nhất là có được kết quả chính xác với xác xuất cao nhất.Mình chỉ có thể nói như thế thôi...
Kinh nghiệm của mình là thi thật tốt kỳ thi tháng 6, để dành thời gian làm nhiều thứ khác chứ hơi đâu mà học đi học lại ... chỉ để thi 留学試験!
Các bạn đừng tưởng cái việc nhầm thi toán course 1 và 2 là không có nhé! Cái này năm nào cũng xảy ra, mà đã nhầm rồi là khốn khổ vì nó đó! Ở shizuoka chỗ mình cũng có 1 sempai ngày xưa nhầm course, năm ngoái khóa 2005 cũng có một cu thì phải!
Nếu may mắn các bạn đạt những điểm số đẹp ... nhiều khi nộp cho trường cũng nhiều thuận lợi lắm. Ví dụ người ta có thể nhìn nhầm 308 thành 380 nhé! Các bạn có tin không???!!
Bon chen với anh em tí (ặc ặc, đầu óc ngu lâu thi vài lần mới đậu nên cái này tớ nhạy cảm lắm)
-Chuẩn bị "Tâm thế" khi đi thi.
Pà con nhà ta vốn chăm học, có khi học tới tận sáng hôm đi thi.Cái này không tốt ở chỗ là kiến thức sẽ bị ở trạng thái "bay bay" tưởng như đang nhớ mà không thể lôi ra được.
Anh em hãy cố gắng hoàn thành chương trình học ôn trước ngày thi 1 tuần.Sau đó dành 3 ngày để ôn lại toàn bộ,2 ngày để xắp sếp, hệ thống lại kiến thức và 2 ngày cuối cùng để "Quên" .Hành động "quên" này sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều đấy (Thử thì biết,không biết được thì. ráng chịu)[wink]
Trong cái ngày Quên đó hãy bình tĩnh nằm 1 chỗ và chuẩn bị tư thế vào phòng thi ngày hôm sau. ( Trong dầu làm vài cái simulation xem không khí phòng thi ít hay nhiều người,đề ra có mấy bài,phân phối thời gian như thế nào với mỗi môn,mỗi chủng loại câu hỏi, thậm chí giám thị xinh hay xấu..vân vân và vân vân..).Cái này giúp bạn sẽ không bị "bồn chồn" khi bước vào chiến trường vào ngày hôm sau, hay ít ra là nhanh chóng bình tĩnh đưa mình vào tư thế chiến đấu tốt nhất.
Việc học kiến thức là quan trọng nhưng để phát huy toàn bộ năng lực khi đi thi cần một sự chuẩn bị về tinh thần, đẩy trạng thái con người mình vào độ thăng hoa cao nhất để có thể tạo một hiệu quả tuyệt đối thì dường như mọi người hay "lãng quên".
Chút kinh nghiệm nhỏ hi vọng có ích tí chút cho mọi người.
Nếu may mắn các bạn đạt những điểm số đẹp ... nhiều khi nộp cho trường cũng nhiều thuận lợi lắm. Ví dụ người ta có thể nhìn nhầm 308 thành 380 nhé! Các bạn có tin không???!!
Tin vịt ở đâu vậy anime_king?! Định làm quả Truyền thuyết Đông Du ah?! Đây là lỗi do giám thị chứ không phải lỗi hay mắc phải khi thi lưu... chú ý không nhầm topic đó! Kể ra đổi quả 306 của huynh thành 360 thì đúng là còn hơn trúng độc đắc còn gì! Hình như Đông Du mình cũng có người đạt tròn 380 điểm tiếng Nhật thi lưu thì phải?! Dễ sợ thật. Hậu sinh khả ái! [grin][grin][grin]