Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Sáu T9 14, 2012 7:37 am
--- Sempai của chúng tôi – thế hệ một năm lại sắp sửa lên đường sang Nhật du học. Và thế hệ Kohai mới chúng tôi gia nhập vào mái nhà chung Đông Du đã hơn một tháng rồi. Chính vì vậy, ngày 09/09 vừa qua, Trường tổ chức Lễ tiễn Sinh viên du học khóa 10/2012 & Lễ nhập môn sinh viên du học khóa 2012 – 2013.
--- Cũng như mọi năm, đầu tiên là sẽ đi Lễ Đền Hùng. Xe chúng tôi lăn bánh chầm chậm ra khỏi ngã ba Bình Mỹ dưới tiết trời oi bức và cái nắng chói chang của Sài Gòn rồi chạy bon bon để đến Thảo Cầm Viên cho kịp giờ. Tưởng như bầu không khí ấy sẽ khiến cho mọi người cảm thấy mệt mỏi. Nhưng không! Tất cả đều rạng ngời, háo hức. Các Sempai nam thật đường hoàng, chững chạc trong bộ vest, các Sempai nữ cũng thật dịu dàng, thướt tha trong tà áo dài màu hồng phấn. Kohai chúng tôi vẫn trong bộ đồng phục Đông Du như mọi ngày.
--- Một tiếng sau, xe chúng tôi đã đến Thảo Cầm Viên. Mọi người nhanh chóng bước xuống xe, di chuyển đến trước Đền Hùng xếp hàng ngay ngắn để tập dượt lại lần cuối trước khi vào Lễ. Thời tiết Sài Gòn quả là nắng mưa thất thường. Trời đang nắng chang chang bỗng đổ cơn mưa. Cơn mưa bất chợt đã làm dịu đi không khí oi bức lúc này. Thầy trò chúng tôi vào Lễ rồi mà trời vẫn mưa không ngớt. Ngoài trời mưa như vậy nhưng không khí bên trong rất trang nghiêm. Đứng trước bàn thờ các vị vua Hùng, đôi tay Thầy run run cầm nén nhang, giọng nói Thầy ấm áp, truyền cảm đọc lời khấn vái. Đó cũng chính là lời tâm nguyện của Thầy cho những đứa con của mình lên đường gặp nhiều may mắn và thành công. Sau đó, tất cả mọi người đi Lễ đều thắp nhang để thể hiện lòng thành kính và chụp ảnh kỷ niệm. Khoảng 15h30, chúng tôi lên xe về Bình Mỹ để chuẩn bị sẵn sàng cho Lễ tiễn và Lễ nhập môn vào buổi tối.
--- Về đến nơi được một lúc thì đã sắp đến giờ nhập tiệc. Tiệc được tổ chức tại Sân đá phía sau nhà Thầy với sự tham dự của cô Đàm Lê Đức cùng các thầy cô trong Ban giám hiệu Cơ sở bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng, các quan chức địa phương, các thầy cô trong trường và hơn 150 Sempai, Kohai. Đến 19h thì buổi lễ được bắt đầu đúng như kế hoạch. Mở màn là tiết mục hợp xướng “Giai điệu Tổ quốc” được thể hiện với khí thế hào hùng và tinh thần yêu nước nồng nàn của tập thể sinh viên du học mới khóa 2012 – 2013. Tiếp theo chương trình là tiết mục múa “Dòng máu Lạc Hồng” của nhóm nam sinh viên du học đi phát báo Asahi. Với những động tác khỏe khoắn, mạnh mẽ có thể xem đây như một bài múa truyền thống không thể thiếu trong mỗi lần Lễ tiễn. Phần thứ hai là Lễ nhập môn sinh viên du học khóa 2012 – 2013. Kohai chúng tôi học ở đây đã được một tháng rồi, đã được khoác trên mình đồng phục của Đông Du nhưng đến hôm nay mới được đứng trên bục để ra mắt quý quan khách và thầy cô. Tất cả nghiêm trang đứng trên bục nghe bạn Trần Thị Tuyết Minh – đại diện sinh viên du học mới khóa 2012 – 2013 phát biểu cảm nghĩ về một tháng sinh hoạt và học tập ở Đông Du mà lòng đứa nào cũng xúc động. Bởi mỗi đứa con chúng tôi đều biết rằng: “Thương lắm cái hình ảnh Thầy gõ cửa từng nhà từng nhà, kiên trì tìm người bảo lãnh chúng con sang Nhật. Thầy dành tất cả những gì tốt nhất cho du học sinh. Thầy cho chúng con học, chúng con chơi, dạy nhiều hơn những gì chúng con nghĩ…” Tiếp nối phần Lễ tiễn là tiết mục múa “Hương sen” của sinh viên du học nữ khóa 10/2012. Điệu múa đã kết thúc nhưng vẫn không ngớt lời trầm trồ, khen ngợi.
--- Phần quan trọng kế tiếp là Lễ tiễn. Mở đầu phần này là các du học sinh khóa 10/2012 được xướng tên, lần lượt bước lên bục trên khán đài, được các cô cài hoa lên áo và trao Giấy phái cử. Nhìn các anh chị như vậy, Kohai chúng tôi đứa nào cũng sẽ tự nhủ lòng mình phải cố gắng thật nhiều hơn nữa. Sau đó, Thầy có đôi lời dặn dò các anh chị. Nhưng có lẽ những lời dặn dò ấy Thầy còn dành cho cả chúng tôi – lứa Kohai mới nữa: “Các con phải sống trung thực, ngay thẳng, đối xử với với mọi người đúng phép, đúng đạo lý. Các con có nghĩ tốt và đối xử tốt với mọi người, mới mong được người nghĩ tốt và đối xử tốt với mình. Phải biết cám ơn không những bằng lời mà cả trong suy tư khi được người khác giúp đỡ, phải nhớ ơn này và nhớ giúp đỡ người khác…” Đó cũng chính là những bài học làm người mà chúng tôi đã được Thầy dạy từ những ngày đầu tiên sinh hoạt và học tập ở Đông Du. Có lẽ sau này dù ở đâu, làm gì đi chăng nữa chúng tôi cũng không sẽ chẳng thể nào quên được những điều mà Thầy đã dạy.
--- Nghi thức truyền lửa đã trở thành truyền thống của Đông Du. Lễ tiễn nào cũng vậy, Thầy – thế hệ thứ nhất sẽ là người thắp lên ngọn lửa thiêng ấy để truyền cho những thế hệ sau. “Ngọn lửa” ấy là ngọn lửa của ý chí, lòng kiên trì, nghị lực, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách phía trước để đến được đỉnh cao vinh quang. Ngọn lửa ấy đã được Thầy và thế hệ Đại Sempai, Sempai của chúng tôi giữ và làm cho nó cháy sáng rực rỡ đến được ngày hôm nay. Trong tương lai không xa, chúng tôi chắc chắn sẽ là thế hệ tiếp nối ngọn lửa ấy. Chúng tôi hiểu mình cần phải sống và học tập như thế nào để không hổ thẹn với công lao của Thầy. Sau lời phát biểu của Thầy, cô Đàm Lê Đức cũng có vài lời nhắn nhủ vô cùng chân thành và sâu sắc đến các anh chị trước khi lên đường. Kết thúc buổi lễ là tiết mục hát múa “Xinh tươi Việt Nam” của các sinh viên du học mới.
--- Buổi lễ đã khép lại với một ấn tượng khó phai trong lòng các vị quan khách tham dự với hình ảnh tà áo dài tím thướt tha, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Tuy rằng Thầy trò chúng tôi ai cũng đã thấm mệt nhưng thật là vui và hạnh phúc biết mấy khi buổi lễ đã thành công tốt đẹp. Dầu vậy, thiếu sót là điều không thể tránh khỏi nhưng đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu để những buổi lễ sau tổ chức được thành công hơn nữa.
Đoàn Minh Thuận
-Du học sinh
--- Sempai của chúng tôi – thế hệ một năm lại sắp sửa lên đường sang Nhật du học. Và thế hệ Kohai mới chúng tôi gia nhập vào mái nhà chung Đông Du đã hơn một tháng rồi. Chính vì vậy, ngày 09/09 vừa qua, Trường tổ chức Lễ tiễn Sinh viên du học khóa 10/2012 & Lễ nhập môn sinh viên du học khóa 2012 – 2013.
--- Cũng như mọi năm, đầu tiên là sẽ đi Lễ Đền Hùng. Xe chúng tôi lăn bánh chầm chậm ra khỏi ngã ba Bình Mỹ dưới tiết trời oi bức và cái nắng chói chang của Sài Gòn rồi chạy bon bon để đến Thảo Cầm Viên cho kịp giờ. Tưởng như bầu không khí ấy sẽ khiến cho mọi người cảm thấy mệt mỏi. Nhưng không! Tất cả đều rạng ngời, háo hức. Các Sempai nam thật đường hoàng, chững chạc trong bộ vest, các Sempai nữ cũng thật dịu dàng, thướt tha trong tà áo dài màu hồng phấn. Kohai chúng tôi vẫn trong bộ đồng phục Đông Du như mọi ngày.
--- Một tiếng sau, xe chúng tôi đã đến Thảo Cầm Viên. Mọi người nhanh chóng bước xuống xe, di chuyển đến trước Đền Hùng xếp hàng ngay ngắn để tập dượt lại lần cuối trước khi vào Lễ. Thời tiết Sài Gòn quả là nắng mưa thất thường. Trời đang nắng chang chang bỗng đổ cơn mưa. Cơn mưa bất chợt đã làm dịu đi không khí oi bức lúc này. Thầy trò chúng tôi vào Lễ rồi mà trời vẫn mưa không ngớt. Ngoài trời mưa như vậy nhưng không khí bên trong rất trang nghiêm. Đứng trước bàn thờ các vị vua Hùng, đôi tay Thầy run run cầm nén nhang, giọng nói Thầy ấm áp, truyền cảm đọc lời khấn vái. Đó cũng chính là lời tâm nguyện của Thầy cho những đứa con của mình lên đường gặp nhiều may mắn và thành công. Sau đó, tất cả mọi người đi Lễ đều thắp nhang để thể hiện lòng thành kính và chụp ảnh kỷ niệm. Khoảng 15h30, chúng tôi lên xe về Bình Mỹ để chuẩn bị sẵn sàng cho Lễ tiễn và Lễ nhập môn vào buổi tối.
--- Về đến nơi được một lúc thì đã sắp đến giờ nhập tiệc. Tiệc được tổ chức tại Sân đá phía sau nhà Thầy với sự tham dự của cô Đàm Lê Đức cùng các thầy cô trong Ban giám hiệu Cơ sở bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng, các quan chức địa phương, các thầy cô trong trường và hơn 150 Sempai, Kohai. Đến 19h thì buổi lễ được bắt đầu đúng như kế hoạch. Mở màn là tiết mục hợp xướng “Giai điệu Tổ quốc” được thể hiện với khí thế hào hùng và tinh thần yêu nước nồng nàn của tập thể sinh viên du học mới khóa 2012 – 2013. Tiếp theo chương trình là tiết mục múa “Dòng máu Lạc Hồng” của nhóm nam sinh viên du học đi phát báo Asahi. Với những động tác khỏe khoắn, mạnh mẽ có thể xem đây như một bài múa truyền thống không thể thiếu trong mỗi lần Lễ tiễn. Phần thứ hai là Lễ nhập môn sinh viên du học khóa 2012 – 2013. Kohai chúng tôi học ở đây đã được một tháng rồi, đã được khoác trên mình đồng phục của Đông Du nhưng đến hôm nay mới được đứng trên bục để ra mắt quý quan khách và thầy cô. Tất cả nghiêm trang đứng trên bục nghe bạn Trần Thị Tuyết Minh – đại diện sinh viên du học mới khóa 2012 – 2013 phát biểu cảm nghĩ về một tháng sinh hoạt và học tập ở Đông Du mà lòng đứa nào cũng xúc động. Bởi mỗi đứa con chúng tôi đều biết rằng: “Thương lắm cái hình ảnh Thầy gõ cửa từng nhà từng nhà, kiên trì tìm người bảo lãnh chúng con sang Nhật. Thầy dành tất cả những gì tốt nhất cho du học sinh. Thầy cho chúng con học, chúng con chơi, dạy nhiều hơn những gì chúng con nghĩ…” Tiếp nối phần Lễ tiễn là tiết mục múa “Hương sen” của sinh viên du học nữ khóa 10/2012. Điệu múa đã kết thúc nhưng vẫn không ngớt lời trầm trồ, khen ngợi.
--- Phần quan trọng kế tiếp là Lễ tiễn. Mở đầu phần này là các du học sinh khóa 10/2012 được xướng tên, lần lượt bước lên bục trên khán đài, được các cô cài hoa lên áo và trao Giấy phái cử. Nhìn các anh chị như vậy, Kohai chúng tôi đứa nào cũng sẽ tự nhủ lòng mình phải cố gắng thật nhiều hơn nữa. Sau đó, Thầy có đôi lời dặn dò các anh chị. Nhưng có lẽ những lời dặn dò ấy Thầy còn dành cho cả chúng tôi – lứa Kohai mới nữa: “Các con phải sống trung thực, ngay thẳng, đối xử với với mọi người đúng phép, đúng đạo lý. Các con có nghĩ tốt và đối xử tốt với mọi người, mới mong được người nghĩ tốt và đối xử tốt với mình. Phải biết cám ơn không những bằng lời mà cả trong suy tư khi được người khác giúp đỡ, phải nhớ ơn này và nhớ giúp đỡ người khác…” Đó cũng chính là những bài học làm người mà chúng tôi đã được Thầy dạy từ những ngày đầu tiên sinh hoạt và học tập ở Đông Du. Có lẽ sau này dù ở đâu, làm gì đi chăng nữa chúng tôi cũng không sẽ chẳng thể nào quên được những điều mà Thầy đã dạy.
--- Nghi thức truyền lửa đã trở thành truyền thống của Đông Du. Lễ tiễn nào cũng vậy, Thầy – thế hệ thứ nhất sẽ là người thắp lên ngọn lửa thiêng ấy để truyền cho những thế hệ sau. “Ngọn lửa” ấy là ngọn lửa của ý chí, lòng kiên trì, nghị lực, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thử thách phía trước để đến được đỉnh cao vinh quang. Ngọn lửa ấy đã được Thầy và thế hệ Đại Sempai, Sempai của chúng tôi giữ và làm cho nó cháy sáng rực rỡ đến được ngày hôm nay. Trong tương lai không xa, chúng tôi chắc chắn sẽ là thế hệ tiếp nối ngọn lửa ấy. Chúng tôi hiểu mình cần phải sống và học tập như thế nào để không hổ thẹn với công lao của Thầy. Sau lời phát biểu của Thầy, cô Đàm Lê Đức cũng có vài lời nhắn nhủ vô cùng chân thành và sâu sắc đến các anh chị trước khi lên đường. Kết thúc buổi lễ là tiết mục hát múa “Xinh tươi Việt Nam” của các sinh viên du học mới.
--- Buổi lễ đã khép lại với một ấn tượng khó phai trong lòng các vị quan khách tham dự với hình ảnh tà áo dài tím thướt tha, duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam. Tuy rằng Thầy trò chúng tôi ai cũng đã thấm mệt nhưng thật là vui và hạnh phúc biết mấy khi buổi lễ đã thành công tốt đẹp. Dầu vậy, thiếu sót là điều không thể tránh khỏi nhưng đó sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu để những buổi lễ sau tổ chức được thành công hơn nữa.
Đoàn Minh Thuận
-Du học sinh