Thư Thầy gửi sinh viên

Gửi bài trả lời

Mã xác nhận
Nhập vào đoạn mã xác nhận mà bạn thực sự nhìn thấy trong hình. Tất cả chữ cái đều được phân biệt với chữ số và không có số O.

Nếu bạn muốn đính kèm một hay nhiều tập tin trong bài viết, hãy sử dụng công cụ bên dưới.

Kích thước tệp tối đa cho mỗi tệp đính kèm: 1 MiB.

Xem toàn bộ Xem lại chủ đề: Thư Thầy gửi sinh viên

Thư Thầy gửi sinh viên

Viết bởi Nguyễn Tuấn Anh » Năm T6 14, 2012 7:41 am

Thầy vừa từ Nhật về.


Mọi sự tốt lành.


Thầy cảm ơn tất cả các em đã giúp đỡ Thầy trong thời gian làm việc tại Nhật.


Vì thời gian có hạn, Thầy không thể gặp đông đủ các em, và những chuyện đột xuất khiến Thầy phải cắt bỏ 1 phần kế hoạch ( như đi thăm KANAZAWA, TOYAMA). Ngoài ra Thầy cũng ghi nhận nhiều địa phương khác, anh em cũng muốn Thầy đến thăm, tương lai thầy sẽ cố gắng thực hiện.


Thầy rất vui được gặp lại các em sinh viên Đông Du thân thương, những khuôn mặt thông minh, những ánh mắt sáng ngời, được nghe những chuyện kể về trường và thành tích học tập của các em. Thầy rất tự hào và tin tưởng nơi các em.


 



 


Thầy nhắc lại 1 số điều đã dặn dò khi gặp các em, đó là : cần học hết sức căn bản, dồn hết tâm trí vào học ngay từ năm 1, năm 2 vì đây là nền tảng của những kiến thức Đại học. Đừng bao giờ nghĩ rằng mình đã học các kiến thức này rồi. Cấp 3 có học chăng nữa chỉ là học công thức và áp dụng công thức trong thực tế. Những kiến thức, lý thuyết, nền tảng của những công thức này chỉ được dạy ở năm 1 năm 2 Đại học. Nếu không học nó sẽ không hiểu được những kiến thức sẽ được dạy năm 3 năm 4 và cao học. Đó là nguyên nhân thất bại của 1 số bạn quá coi thường các nội dung năm học đầu để cuối cùng không lên nổi năm 3 năm 4 hay không thể tốt nghiệp. Việc học cẩn thận ngay từ ngày đầu Đại học còn ảnh hưởng đến việc có được xét miễn giảm học phí hay có được nhận học bổng hay không. Vì vậy Thầy nhấn mạnh lại một lần nữa là việc học ngay từ những năm đầu Đại học là rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em.


 


Ngoài ra, 1 yếu tố rất quan trọng giúp các em có thể tập trung học ngay từ đầu khi vào Đại học, đó là vấn đề : tiền bạc. Vì sự quan trọng này Thầy cũng mong các sinh viên của Đông Du hãy dè sẻn chi tiêu, có thể để dành được 1 số tiền nhỏ khi học tiếng Nhật để có thể học 6 tháng Đại học mà không cần đi làm. Có như vậy em sẽ bước chân vào quỹ đạo của cái vòng tròn thành công :


Học tốt => được miễn giảm học phí, được học bổng => ít phải đi làm => học tốt


 


Ngược lại nếu không thì các em sẽ không thoát ra khỏi cái vòng tròn lun qun thất bại :


Học kém =>không được miễn giảm học phí, không được học bổng => phải đi làm nhiều => học kém


 


Điều thứ 2 Thầy muốn nhắc là ngoài nội dung học tại Đại học, ngoài kiến thức học tại trường cần phải nhìn, nhận xét các chuyện xảy ra quanh mình liên quan tới xã hội, văn hóa, phong tục của Nhật Bản, tới kinh tế, công nghiệp, chính trị của Nhật v.v… Đây là những kiến thức phải có nếu muốn làm việc tại Nhật và cũng cần khi về Việt Nam (mình đi du học Nhật mà chẳng biết gì về xã hội Nhật thì kỳ quá). Những bài học về kỹ thuật, kinh tế, thương mại … ở trường cần được kiểm nghiệm qua các hiện tượng quanh mình. Các thắc mắc cần được hỏi lại các thẩy cô hay tự hiểu tìm hiểu qua sách vở.


 


Khoa học kỹ thuật ngày càng mở rộng và đào sâu, cần phải biết càng nhiều càng tốt về nhiều lĩnh vực bởi tất cả đều liên hệ mật thiết với nhau. Người biết về khoa học không thể tách rời kinh tế xã hội, người biết về xã hội cũng không thể không biết các hiện tượng chính trị xung quanh. Người học về cơ khí cũng phải biết tường tận về IT v.v…


 


Ngoài các chuyện về Nhật cũng cần phải biết tình hình Việt Nam về mọi lĩnh vực vì các công ty Nhật mượn mình vì các kiến thức của mình về Việt Nam; và khi về Việt Nam chúng ta lại càng phải nắm rõ tình hình đất nước nếu muốn được xã hội Việt Nam chấp nhận. Điều này khiến nhiều bạn phải trả giá rất đắt vì chỉ biết các kiến thức trong sách vở mà không biết kiến thức ngoài đời. Để rồi bị đánh giá thấp so với năng lực thực sự, bị coi thường khi ở Nhật và không có chỗ đứng khi về Việt Nam.


 


Thầy cũng nhắc nhở anh em đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, kỳ này có 2 bạn đang gặp khó khăn : bạn Nguyệt ở Hiroshia và bạn Trung ở Tokyo. Bạn Trung tuy bị tai nạn oto khá nặng nhưng đang phục hồi tốt và có bảo hiểm chi trả tất cả. Nhưng Nguyệt bị lao cần phải chữa trị tới nơi tới chốn, có thể mất khoảng 6 tháng. Trong thời gian này không được đi làm, nhưng vẫn phải đóng tiền học tiền nhà và chi trả các chi phí sinh hoạt. Thầy mong tất cả các em hãy nhiệt tình tham gia đóng góp quỹ tương trợ ( do Ban đại diện viết tắt là BDD Đông Du sẽ phát động). Số tiền này trước hết sẽ dùng để giúp đỡ bạn Nguyệt lúc khó khăn, nếu còn dư sẽ để lại dùng cho các bạn khác trong những trường hợp tương tự.


 


Thầy cũng rất muốn tập thể sinh viên Đông Du có 1 tổ chức tự quản. Theo Thầy cộng đồng sinh viên Đông Du gồm có các thành phần :


-          Sinh viên mới sang, đang học Nhật ngữ chuẩn bị đi Đại học, cao học


-          Sinh viên đã vào và đang học tại Đại học, cao học


-          Sinh viên đã học xong Đại học tiếp tục học lên cao học hay nghiên cứu sinh


-          Sinh viên đã tốt nghiệp Đại học hay cao học, đang thực tập hoặc làm tại các xí nghệp Nhật Bản


-          Sinh viên đã tốt nghiệp và về nước làm việc


 


Tất cả đều là sinh viên Đông Du thuộc nhiều giai đoạn có liên đới trách nhiệm với nhau. Người đi trước giúp đỡ người đi sau và liên quan với nhau về danh dự, nguồn gốc, hỗ trợ cho nhau trong các giai đoạn của cuộc đời, từ khi đi học, đến khi ra đời... Tất cả phải ngồi lại trong 1 tổ chức gọi là cộng đồng sinh viên Đông Du. Tuy nhiên vì yếu tố không gian nên tổ chức theo từng khu vực : cộng đồng sinh viên Đông Du tại Nhật, cộng đồng cựu sinh viên Đông Du tại Việt Nam. Và chia nhỏ hơn nữa như : cộng đồng sinh viên tại 関東, 中部, 関西, 中国, 九州, 北陸, 東北 v.v… hay chia nhỏ hơn nữa theo các tỉnh. Mỗi cộng đồng sẽ có 1 BDD riêng. Bắt đầu từ 1 mô hình đơn lẻ đầu tiên là BDD tập thể Đông Du được thành lập tại Tokyo và vùng 関東, BDD có tổ chức như sau:


-          Ban tư vấn gồm các sempai đã tốt nghiệp Đại học đang học cao học đang nghiên cứu hay đi làm …


-          BDD gồm 1 trưởng và 1 phó đại diện cho tập thể trong các hoạt động đối ngoại với người Nhật và người Việt. Người trưởng và phó đại diện của tập thể nên là những người lớn tuổi có địa vị cao, tối thiểu là đang học cao học.


-           Ngoài ra còn có các ban phụ trách như ban học tập, ban thông tin, ban liên lạc, ban tổ chức hội thảo, ban tổ chức các hoạt động khác... Mỗi ban sẽ có trưởng ban và phó ban, nhiệm kỳ là 1 năm, phó khóa này là trưởng khóa sau, luôn luôn kế thừa thành quả của người đi trước. Trong mỗi ban có thể có nhiều thành viên.


Hoạt động của BDD là đối ngoại, đối nội. Đối nội gồm chăm lo học hành cho các em (ban học tập), ban thông tin lo trang web Đông Du với mục đích củng cố tình thân hữu các anh em trong 1 vùng, giữa các vùng và với Việt Nam. Cổ súy cho lý tưởng Đông Du, cho các gương thành đạt. Ban liên lạc củng cố liên lạc với BDD các vùng, cố gắng kết nối liên lạc giữa người phụ trách của các vùng để thông báo cho nhau tình hình hoạt động giữa các vùng và duy trì quan hệ này để sử dụng trong các tình huống cấp bách. Ban hội thảo sẽ mời các chuyên viên, học giả trong và ngoài nước đến nói chuyện để mở rộng kiến thức ngoài những kiến thức học được trong sách vở để nắm bắt được tình hình kinh tế xã hội ở Nhật Bản và Việt Nam. Ngoài ra nên có những hoạt động giao lưu giữa các bạn đang học bên Nhật và các em đang chuẩn bị đi du học ở Việt Nam . Các hoạt động khác : gồm các hoạt động nhỏ : nhóm chụp hình vào các dịp thích hợp như : Hanami , Momiji, … thi ảnh, tổ chức đá bóng, tổ chức tất niên v.v… Thầy rất mong các ý kiến này được bàn thảo trong ngày 24 tháng 6.


 


Buổi họp 24 tháng 6 các em sẽ thảo luận các hoạt động của chính mình. Bầu ra BDD làm việc cho cộng đồng. Rất mong tất cả các thành viên xuất thân từ Đông Du, tự hào là người Đông Du, sẽ gắn bó với Đông Du lâu dài nên có mặt tham gia buổi họp nói trên. Theo thông tin Thầy nhận được về thời gian tổ chức buổi họp là: 1h chiều 24 tháng 6 tại ABK. Hy vọng chúng ta sẽ có 1 BDD xứng đáng hoạt động vì tập thể.


 


BDD tại Tokyo sẽ thành lập trước, tiếp theo sẽ thành lập các BDD các vùng. Mỗi vùng có trên 20 thành viên Đông Du có thể xin thành lập BDD của riêng mình để những nơi thành viên còn ít nên kết hợp với các vùng xung quanh để thành lập BDD. Các BDD hoạt động bình đẳng với nhau nhưng tương thân tương trợ thông báo với nhau hoạt động của từng vùng. Và ban liên lạc của BDD Tokyo có trách nhiệm thông báo cho các BDD của các vùng khác được rõ.


 


Thầy đã già đây là cơ hội để học trò của Thầy tiếp nối sự nghiệp chương trình du học Đông Du,  mong tất cà các em ý thức sẵn sàng đảm nhiệm các việc cần thiết cho tập thể


Chào tất cả các em, hy vọng sẽ nhận được các tin tức vui từ tập thể và cộng đồng gửi Thầy.