Viết bởi red-apple » Ba T5 27, 2008 8:14 pm
trời,anhsiu đã nói lên điều em rất rất muốn nói,cảm ơn anh![wink]Chỉ là vì em là nữ nhi,lại không quá quan tâm vào chính trị,nên em không dám nói!Em cũng nghĩ rằng không thể tin hết vào báo chí dược,giống như la chuyện "chó cắn người là chuyện bình thường,chứ người cắn chó là chuyện lạ" vậy!báo chí đưa tin giật gân,1 dôi khi cũng chỉ là vì ...câu độc giả.
Dù la chuyện chẳng liên quan,em cũng muôn mời mọi người đọc 1 câu chuyện!
Haruki Murakami
Mộtngày tốt lành dểdi xem kanguru
Dịch giả Hoàng Long
Lời của người dịch: Cứ như một câu chuyện của trẻ con. Tôi và nàng đến xem con kanguru mới đẻ rồi đi về. Nhưng bảo đó là cái “anh nhi” của Lão Tử mà Cao Xuân Huy tán tụng cũng được, mà nói câu chuyện này là “lảm nhảm” cũng không sai. Nếu như Tô Đông Pha đã dùng “Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều”, Bùi Giáng trong Mưa nguồn dùng hình ảnh “bóng nai vàng” để tượng trưng cho chân lý, thì ta cũng có thể nói Murakami đã hình tượng chân lý như con kanguru. Giữa việc “tìm kiếm” và “nhận thấy”, “mặc khải” chân lý thì cũng như đã nhìn thấy Lô sơn, bóng con nai vàng, chú kanguru vậy thôi. “Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều, vị đáo bình sinh hận bất tiêu, đáo đắc bản lai vô biệt sự, Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều”.
Cái thể và cái dụng của Lô sơn là ở chỗ đó. Cũng như nước đun sôi để nguội và nước lạnh đều giống nhau nhưng chỉ khác ở chỗ một bên đã triệt sạch vi trùng. Cái “sở đắc” khi ta mặc khải được chân lý khó có thể diễn tả bằng lời. Thế nên Albert Camus mới viết, “một người là người bởi những điều mình yên lặng hơn là bởi những điều mình nói”. Hay diệu dụng hơn như Nagarjuna đã ví việc tranh luận về bản thân chân lý qua hình ảnh đám đông tranh cãi có thiên thần ở trong phòng kín hay không vậy. Bảo có hay không đều không có cơ sở. Bậc hiền giả “nhìn” thấy có thiên thần trong phòng kín bằng “thiên nhãn” thì không thể bảo cho đám đông biết được. Cho nên Tuệ Sĩ rất có lý khi bảo thành công lớn nhất của ngôn ngữ cũng chính là thất bại của nó trong việc diễn tả cái tuyệt đối. Chân lý không thể bị đóng khung trong ngôn ngữ. Con người cũng cũng không thể bị đóng khung trong những lời rao giảng kệ kinh mà quên đi bản chất người. Đó là tư tưởng chính yếu của Heiddeger qua ngữ ngôn Trần Đức Thảo “bản thể trong thế giới, như Heiddeger khẳng định, không phải là một tình huống khách quan được hiện thực các sự vật áp đặt, mà đúng ra là một cấu trúc bản thể học riêng thuộc về sinh vật người: con người không tồn tại bởi lẽ con người trong thế giới và bởi lẽ có vị trí của nó trong thế giới, mà vị trí con người trong thế giới chỉ đích thực có thể có được do con người tồn tại với tư cách là con người và do bản chất con người của nó”. Đó là lo âu, xao xuyến, hãi sợ và cô đơn.
Thế nên chân lý có thể hiển bày trong bóng dáng con nai vàng, chuồn chuồn, châu chấu như Bùi Giáng: “không tự mình bước tới bờ hương chín thì mật không về tụ trong trái” hay con kanguru như Murakami đều “siêu tuyệt”. Ai bảo rằng câu chuyện này nhảm nhí. Đúng quá chứ còn gì nữa. Ai bảo rằng nó vui tươi, nó buồn bã cô đơn như đời sống thì cũng đâu có sai. Điều sai biệt có lẽ nằm ở chính thế nhìn của mỗi chúng ta.
Kanguru bị nhốt trong chuồng còn chúng ta bị giam giữ trong đời sống tẻ nhạt thường ngày. Chúng ta nhìn ngắm kanguru hay chính chúng ta là kanguru. Điều này không thể biết.
Phía sau hàng rào có bốn con kanguru: một đực, hai cái, và một chú kanguru con mới sinh.
Trước hàng rào, chỉ có tôi và nàng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, đây cũng không phải là sở thú nổi tiếng nhất, lại còn tệ hơn nữa khi hôm nay là thứ hai. Cũng vì giá vé đắt nên lượng thú ở đây còn nhiều hơn cả khách tham quan.
Mục tiêu của hai đứa tôi tất nhiên là con kanguru sơ sinh. Tôi và nàng không nghĩ tới việc xem thứ gì khác nữa. Chúng tôi đọc được trên báo trong mục tin tức địa phương rằng có một con kanguru con mới sinh tháng trước. Vì vậy, cả tháng nay chúng tôi luôn mong đợi để đến một ngày có thể được tận mắt nhìn thấy con kanguru mới. Nhưng buổi sáng đầu tiên trời lại mưa. Buổi sáng hôm sau, trời vẫn tiếp tục mưa. Những ngày sau đó, mặt đất cực kỳ lầy lội và những cơn gió khó chịu thổi qua trong đôi ba ngày tiếp nữa. Rồi bạn gái của tôi bị đau mũi, còn tôi thì ngập chìm trong những công việc ở văn phòng.
Một tháng đã trôi qua trong tình cảnh đó.
Không hiểu sao tôi đã bỏ mất cả một tháng. Khi tôi cố gắng nghĩ xem đã có điều gì đã xảy ra, tôi không thể nhớ được gì cả. Có cảm giác mình đã làm được rất nhiều việc nhưng tôi cũng cảm thấy như mình chưa làm được gì. Chỉ khi người lấy báo đến vào cuối tháng, tôi mới nhận ra là một tháng đã trôi qua.
Nhưng cuối cùng thì buổi sáng đẹp trời để xem kanguru cũng tới. Chúng tôi thức dậy lúc sáu giờ, mở rèm cửa và ngay lập tức nhận ra rằng ngày hôm nay là một ngày tuyệt vời để đi xem kanguru. Chúng tôi rửa mặt, ăn sáng, cho mèo ăn, giặt quần áo, đội mũ và bước ra khỏi nhà.
“Anh này, không biết con kanguru con còn sống không nhỉ?” - nàng hỏi tôi khi chúng tôi đang đi tàu điện.
“Anh nghĩ là còn chứ. Nếu nó chết thì báo đã đưa tin rồi”.
“Em cá rằng nó đang bị ốm và người ta đã mang nó đến một bệnh viện nào đó”.
“Nếu vậy thì báo cũng phải đưa tin thôi”.
“Có thể nó bị đau thần kinh đấy”.
“Con kanguru con ấy hả?”
“Tất nhiên là không. em nói con kanguru mẹ ấy. Chắc người ta nhốt cả hai mẹ con nó trong một căn phòng tối tăm”.
Tôi luôn bị ấn tượng bởi những ý nghĩ xuất hiện bất chợt của nàng.
“Em luôn có cảm giác rằng nếu chúng ta bỏ qua dịp này thì không còn cơ hội nào để xem con kannguru con nữa”.
“Em thật sự nghĩ vậy à?”
“Vâng, còn anh thì sao? anh đã từng nhìn thấy con kanguru sơ sinh lần nào chưa?”
“Vẫn chưa”.
“Đến bây giờ anh có tin là anh sẽ được xem chứ?”
“Anh cũng không biết nữa, anh chưa bao giờ nghĩ tới chuyện đó”.
“Vì vậy mà em mới lo”.
“Nhưng em à”, tôi phản đối, “Vậy nếu mọi điều em nói là đúng thì chắc anh đã chẳng xem được một con hươu cao cổ mới đẻ hay một con cá voi đang bơi giữa biển bao giờ. Vậy thì tại sao chỉ có con kanguru con là có vấn đề?”
“Bởi vì nó là một con kanguru con,” nàng nói.
Tôi chịu thua, và liếc qua tờ báo. Tôi chưa bao giờ chiến thắng được con gái trong các cuộc tranh luận tay đôi.
Con kanguru con tất nhiên vẫn còn sống. Nó lớn hơn nhiều so với bức hình trên báo và đang nhảy xung quanh chuồng một cách hăng hái. Nó không còn là một con kanguru sơ sinh nữa mà đã trở thành một con kanguru nhỏ. Dường như nàng hơi thất vọng về điều này.
“Có vẻ như nó không còn là một con kanguru sơ sinh nữa rồi”.
“Nó vẫn là một con sơ sinh đấy chứ,” tôi cam đoan với nàng.
“Lẽ ra chúng ta nên đến đây sớm hơn”.
Tôi đến một cửa hàng bán đồ ăn nhanh mua kem sôcôla. Khi tôi quay lại, nàng vẫn còn đứng bên hàng rào mà ngắm chú kanguru con.
“Nó không còn là con kanguru sơ sinh nữa rồi,” nàng lặp lại.
“Thật sao?” - tôi vừa nói vừa đưa cho nàng cây kem.
“Nếu mới sinh, nó phải ở trong túi của mẹ nó chứ”.
Tôi gật đầu đồng ý và liếm cây kem.
“Nhưng nó thì không”.
Chúng tôi đã phải mất một ít thời gian để phân biệt xem con nào là con mẹ. Con kanguru bố thì chúng tôi xác định được ngay. Nó là con lớn nhất và trầm lặng nhất trong số các con kanguru ở đây. Khi nó nhìn vào đống lá trong máng ăn, vẻ mặt nó giống như một nhạc sĩ thất bại chua cay vậy. Hai con còn lại là hai con cái, chúng có hình dáng rất giống nhau, da cùng màu, vẻ mặt cũng giống nhau. Để xác định con nào là con mẹ thật không phải dễ.
“Có một con không phải là kanguru mẹ”, tôi nói
“Đúng vậy”.
“Vậy thì con nào là con kanguru mẹ đây?”
“Em cũng không biết nữa”.
Dù sao đi nữa, đứa con của con kanguru không mến khách đó cũng đang chạy khắp nơi, dùng chân trước để đào những cái lỗ vô nghĩa trên mặt đất ở đây và cả ở kia nữa. Dường như đời nó không hề biết đến nỗi buồn là gì. Nó chạy vòng vòng xung quanh bố nó, gặm những miếng thức ăn nhỏ, đào những cái lỗ trên mặt đất, trách móc hai con kanguru cái, rồi nằm dài trên đất, sau đó lại tỉnh dậy và chạy vòng vòng.
“Tại sao những con kanguru lại nhảy nhanh quá vậy hả anh?” - nàng hỏi.
“Để trốn chạy kẻ thù em ạ”.
“Kẻ thù? kẻ thù nào vậy anh?”
“Con người,” tôi trả lời. “Con người giết kanguru bằng bumerang và ăn thịt chúng”.
“Tại sao kanguru con lại nằm trong túi của con mẹ?”
“Để chúng có thể chạy cùng nhau. Những con kanguru nhỏ không thể nào chạy nhanh được”.
“Để bảo vệ à?”
“Đúng vậy,” tôi nói. “Mọi loài đều bảo vệ con nhỏ của mình”.
“Vậy chúng bảo vệ trong bao lâu?”
Tôi đã thu thập những thông tin liên quan đến kanguru từ một cuốn sách động vật.Và tôi có thể biết được tất cả tường tận.
“Khoảng một đến hai tháng”.
“Ả, vậy con này chỉ khoảng một tháng tuổi,” nàng vừa nói vừa chỉ tay vào con kanguru con. “Nó chắc vẫn phải ở trong túi của mẹ nó”.
“Ừ,” tôi nói.”Chắc chắn là vậy”.
“Chà, ở trong cái túi đó chắc tuyệt lắm nhỉ”.
“Ừ, anh đoán vậy”.
“Em đánh cuộc rằng nó cũng giống như là ở trong tử cung vậy”.
“Anh thấy hơi lạ”.
“Thật đấy”.
Trời nóng nực quá. Tôi nghe thấy những tiếng reo hò của bọn trẻ đang chơi đùa ở hồ bơi gần đó. Những đám mây hình gợn sóng lờ lững trôi trên nền trời mùa hạ.
“Em có muốn ăn gì không?”, tôi hỏi nàng
“Một cái xúc xích nóng, ”nàng nói, ”và một chai côca nữa”.
Người bán xúc xích là một cô gái trẻ tuổi đôi mươi, nàng mang theo một cái loa ở trong cái xe đẩy thức ăn. Trong lúc chờ cô gái nấu xúc xích, tôi nghe một bản nhạc do Stevie Wonder và Billy Joel song ca.
Khi tôi trở lại chuồng kanguru, nàng nói “nhìn kìa”, chỉ tay về phía con kanguru cái.
“Nhìn kìa, nó đang ở trong túi của mẹ nó”.
Thật vậy, con kanguru con đang rúc đầu vào túi của mẹ nó. Cái túi trước bụng mẹ nó căng ra, chỉ có một mẩu tai và đuôi của con kaguru con lòi ra ngoài thôi.
“Em nghĩ là nó phải nặng lắm”.
“Kanguru rất khỏe”.
“Thật sao?”
“Vì thế chúng mới sống lâu đến vậy”.
Con kanguru mẹ đang đứng dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời mà không hề đổ một giọt mồ hôi nào. Nó gợi cho tôi nhớ đến hình ảnh một bà mẹ đang mua hàng tạp phẩm ở một siêu thị khu Aoyama-dori, sau đó thì dừng chân nơi tiệm cà phê để nghỉ ngơi chốc lát.
“Bởi vì chúng chăm sóc những con non của chúng phải không?”
“Ừ”.
“Em nghĩ nó đang ngủ”.
“Có thể”.
Chúng tôi ăn xúc xích, uống coca và thò đầu vào trước chuồng kanguru. Khi tới giờ đóng cửa, con kanguru bố đang tìm quanh máng ăn để tìm chút thức ăn còn lại. Hai mẹ con kanguru thì đang nằm nghỉ cùng nhau. Điều kỳ lạ là con kanguru cái còn lại đang nhảy vòng vòng ở giữa chuồng như đang kiểm tra tình trạng cái đuôi của mình.
Đó là ngày nóng nhất mà chúng tôi gặp trong một khoảng thời gian dài.
“Này, anh muốn uống bia không?”, nàng hỏi.
“Tuyệt đấy”, tôi trả lời.
Đúng là chuyện chẳng có gì,nhưng mà em nghĩ là ở VN cũng đang nhiều người mong ngóng vào những người ra nước ngoài du học lắm!Dĩ nhiên la cũng có nói cả những chuyện bê bối nữa!Nên tự dưng em nghĩ hoàn cảnh cũng giống như trong câu chuyện trên vậy!
Em nói không được tốt lắm,hy vọng không làm phật ý ai cả!Chỉ là vì có người gửi cho em bài viết này tới 7 lần,bất đắc dĩ em mới dám mạo muội nói thế!Có gì không phải nhất định đừng chấp trẻ con nhé![smile]
chúc mọi người 1 buổi tối vui vẻ
trời,anhsiu đã nói lên điều em rất rất muốn nói,cảm ơn anh![wink]Chỉ là vì em là nữ nhi,lại không quá quan tâm vào chính trị,nên em không dám nói!Em cũng nghĩ rằng không thể tin hết vào báo chí dược,giống như la chuyện "chó cắn người là chuyện bình thường,chứ người cắn chó là chuyện lạ" vậy!báo chí đưa tin giật gân,1 dôi khi cũng chỉ là vì ...câu độc giả.
Dù la chuyện chẳng liên quan,em cũng muôn mời mọi người đọc 1 câu chuyện!
Haruki Murakami
Mộtngày tốt lành dểdi xem kanguru
Dịch giả Hoàng Long
Lời của người dịch: Cứ như một câu chuyện của trẻ con. Tôi và nàng đến xem con kanguru mới đẻ rồi đi về. Nhưng bảo đó là cái “anh nhi” của Lão Tử mà Cao Xuân Huy tán tụng cũng được, mà nói câu chuyện này là “lảm nhảm” cũng không sai. Nếu như Tô Đông Pha đã dùng “Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều”, Bùi Giáng trong Mưa nguồn dùng hình ảnh “bóng nai vàng” để tượng trưng cho chân lý, thì ta cũng có thể nói Murakami đã hình tượng chân lý như con kanguru. Giữa việc “tìm kiếm” và “nhận thấy”, “mặc khải” chân lý thì cũng như đã nhìn thấy Lô sơn, bóng con nai vàng, chú kanguru vậy thôi. “Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều, vị đáo bình sinh hận bất tiêu, đáo đắc bản lai vô biệt sự, Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều”.
Cái thể và cái dụng của Lô sơn là ở chỗ đó. Cũng như nước đun sôi để nguội và nước lạnh đều giống nhau nhưng chỉ khác ở chỗ một bên đã triệt sạch vi trùng. Cái “sở đắc” khi ta mặc khải được chân lý khó có thể diễn tả bằng lời. Thế nên Albert Camus mới viết, “một người là người bởi những điều mình yên lặng hơn là bởi những điều mình nói”. Hay diệu dụng hơn như Nagarjuna đã ví việc tranh luận về bản thân chân lý qua hình ảnh đám đông tranh cãi có thiên thần ở trong phòng kín hay không vậy. Bảo có hay không đều không có cơ sở. Bậc hiền giả “nhìn” thấy có thiên thần trong phòng kín bằng “thiên nhãn” thì không thể bảo cho đám đông biết được. Cho nên Tuệ Sĩ rất có lý khi bảo thành công lớn nhất của ngôn ngữ cũng chính là thất bại của nó trong việc diễn tả cái tuyệt đối. Chân lý không thể bị đóng khung trong ngôn ngữ. Con người cũng cũng không thể bị đóng khung trong những lời rao giảng kệ kinh mà quên đi bản chất người. Đó là tư tưởng chính yếu của Heiddeger qua ngữ ngôn Trần Đức Thảo “bản thể trong thế giới, như Heiddeger khẳng định, không phải là một tình huống khách quan được hiện thực các sự vật áp đặt, mà đúng ra là một cấu trúc bản thể học riêng thuộc về sinh vật người: con người không tồn tại bởi lẽ con người trong thế giới và bởi lẽ có vị trí của nó trong thế giới, mà vị trí con người trong thế giới chỉ đích thực có thể có được do con người tồn tại với tư cách là con người và do bản chất con người của nó”. Đó là lo âu, xao xuyến, hãi sợ và cô đơn.
Thế nên chân lý có thể hiển bày trong bóng dáng con nai vàng, chuồn chuồn, châu chấu như Bùi Giáng: “không tự mình bước tới bờ hương chín thì mật không về tụ trong trái” hay con kanguru như Murakami đều “siêu tuyệt”. Ai bảo rằng câu chuyện này nhảm nhí. Đúng quá chứ còn gì nữa. Ai bảo rằng nó vui tươi, nó buồn bã cô đơn như đời sống thì cũng đâu có sai. Điều sai biệt có lẽ nằm ở chính thế nhìn của mỗi chúng ta.
Kanguru bị nhốt trong chuồng còn chúng ta bị giam giữ trong đời sống tẻ nhạt thường ngày. Chúng ta nhìn ngắm kanguru hay chính chúng ta là kanguru. Điều này không thể biết.
Phía sau hàng rào có bốn con kanguru: một đực, hai cái, và một chú kanguru con mới sinh.
Trước hàng rào, chỉ có tôi và nàng. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, đây cũng không phải là sở thú nổi tiếng nhất, lại còn tệ hơn nữa khi hôm nay là thứ hai. Cũng vì giá vé đắt nên lượng thú ở đây còn nhiều hơn cả khách tham quan.
Mục tiêu của hai đứa tôi tất nhiên là con kanguru sơ sinh. Tôi và nàng không nghĩ tới việc xem thứ gì khác nữa. Chúng tôi đọc được trên báo trong mục tin tức địa phương rằng có một con kanguru con mới sinh tháng trước. Vì vậy, cả tháng nay chúng tôi luôn mong đợi để đến một ngày có thể được tận mắt nhìn thấy con kanguru mới. Nhưng buổi sáng đầu tiên trời lại mưa. Buổi sáng hôm sau, trời vẫn tiếp tục mưa. Những ngày sau đó, mặt đất cực kỳ lầy lội và những cơn gió khó chịu thổi qua trong đôi ba ngày tiếp nữa. Rồi bạn gái của tôi bị đau mũi, còn tôi thì ngập chìm trong những công việc ở văn phòng.
Một tháng đã trôi qua trong tình cảnh đó.
Không hiểu sao tôi đã bỏ mất cả một tháng. Khi tôi cố gắng nghĩ xem đã có điều gì đã xảy ra, tôi không thể nhớ được gì cả. Có cảm giác mình đã làm được rất nhiều việc nhưng tôi cũng cảm thấy như mình chưa làm được gì. Chỉ khi người lấy báo đến vào cuối tháng, tôi mới nhận ra là một tháng đã trôi qua.
Nhưng cuối cùng thì buổi sáng đẹp trời để xem kanguru cũng tới. Chúng tôi thức dậy lúc sáu giờ, mở rèm cửa và ngay lập tức nhận ra rằng ngày hôm nay là một ngày tuyệt vời để đi xem kanguru. Chúng tôi rửa mặt, ăn sáng, cho mèo ăn, giặt quần áo, đội mũ và bước ra khỏi nhà.
“Anh này, không biết con kanguru con còn sống không nhỉ?” - nàng hỏi tôi khi chúng tôi đang đi tàu điện.
“Anh nghĩ là còn chứ. Nếu nó chết thì báo đã đưa tin rồi”.
“Em cá rằng nó đang bị ốm và người ta đã mang nó đến một bệnh viện nào đó”.
“Nếu vậy thì báo cũng phải đưa tin thôi”.
“Có thể nó bị đau thần kinh đấy”.
“Con kanguru con ấy hả?”
“Tất nhiên là không. em nói con kanguru mẹ ấy. Chắc người ta nhốt cả hai mẹ con nó trong một căn phòng tối tăm”.
Tôi luôn bị ấn tượng bởi những ý nghĩ xuất hiện bất chợt của nàng.
“Em luôn có cảm giác rằng nếu chúng ta bỏ qua dịp này thì không còn cơ hội nào để xem con kannguru con nữa”.
“Em thật sự nghĩ vậy à?”
“Vâng, còn anh thì sao? anh đã từng nhìn thấy con kanguru sơ sinh lần nào chưa?”
“Vẫn chưa”.
“Đến bây giờ anh có tin là anh sẽ được xem chứ?”
“Anh cũng không biết nữa, anh chưa bao giờ nghĩ tới chuyện đó”.
“Vì vậy mà em mới lo”.
“Nhưng em à”, tôi phản đối, “Vậy nếu mọi điều em nói là đúng thì chắc anh đã chẳng xem được một con hươu cao cổ mới đẻ hay một con cá voi đang bơi giữa biển bao giờ. Vậy thì tại sao chỉ có con kanguru con là có vấn đề?”
“Bởi vì nó là một con kanguru con,” nàng nói.
Tôi chịu thua, và liếc qua tờ báo. Tôi chưa bao giờ chiến thắng được con gái trong các cuộc tranh luận tay đôi.
Con kanguru con tất nhiên vẫn còn sống. Nó lớn hơn nhiều so với bức hình trên báo và đang nhảy xung quanh chuồng một cách hăng hái. Nó không còn là một con kanguru sơ sinh nữa mà đã trở thành một con kanguru nhỏ. Dường như nàng hơi thất vọng về điều này.
“Có vẻ như nó không còn là một con kanguru sơ sinh nữa rồi”.
“Nó vẫn là một con sơ sinh đấy chứ,” tôi cam đoan với nàng.
“Lẽ ra chúng ta nên đến đây sớm hơn”.
Tôi đến một cửa hàng bán đồ ăn nhanh mua kem sôcôla. Khi tôi quay lại, nàng vẫn còn đứng bên hàng rào mà ngắm chú kanguru con.
“Nó không còn là con kanguru sơ sinh nữa rồi,” nàng lặp lại.
“Thật sao?” - tôi vừa nói vừa đưa cho nàng cây kem.
“Nếu mới sinh, nó phải ở trong túi của mẹ nó chứ”.
Tôi gật đầu đồng ý và liếm cây kem.
“Nhưng nó thì không”.
Chúng tôi đã phải mất một ít thời gian để phân biệt xem con nào là con mẹ. Con kanguru bố thì chúng tôi xác định được ngay. Nó là con lớn nhất và trầm lặng nhất trong số các con kanguru ở đây. Khi nó nhìn vào đống lá trong máng ăn, vẻ mặt nó giống như một nhạc sĩ thất bại chua cay vậy. Hai con còn lại là hai con cái, chúng có hình dáng rất giống nhau, da cùng màu, vẻ mặt cũng giống nhau. Để xác định con nào là con mẹ thật không phải dễ.
“Có một con không phải là kanguru mẹ”, tôi nói
“Đúng vậy”.
“Vậy thì con nào là con kanguru mẹ đây?”
“Em cũng không biết nữa”.
Dù sao đi nữa, đứa con của con kanguru không mến khách đó cũng đang chạy khắp nơi, dùng chân trước để đào những cái lỗ vô nghĩa trên mặt đất ở đây và cả ở kia nữa. Dường như đời nó không hề biết đến nỗi buồn là gì. Nó chạy vòng vòng xung quanh bố nó, gặm những miếng thức ăn nhỏ, đào những cái lỗ trên mặt đất, trách móc hai con kanguru cái, rồi nằm dài trên đất, sau đó lại tỉnh dậy và chạy vòng vòng.
“Tại sao những con kanguru lại nhảy nhanh quá vậy hả anh?” - nàng hỏi.
“Để trốn chạy kẻ thù em ạ”.
“Kẻ thù? kẻ thù nào vậy anh?”
“Con người,” tôi trả lời. “Con người giết kanguru bằng bumerang và ăn thịt chúng”.
“Tại sao kanguru con lại nằm trong túi của con mẹ?”
“Để chúng có thể chạy cùng nhau. Những con kanguru nhỏ không thể nào chạy nhanh được”.
“Để bảo vệ à?”
“Đúng vậy,” tôi nói. “Mọi loài đều bảo vệ con nhỏ của mình”.
“Vậy chúng bảo vệ trong bao lâu?”
Tôi đã thu thập những thông tin liên quan đến kanguru từ một cuốn sách động vật.Và tôi có thể biết được tất cả tường tận.
“Khoảng một đến hai tháng”.
“Ả, vậy con này chỉ khoảng một tháng tuổi,” nàng vừa nói vừa chỉ tay vào con kanguru con. “Nó chắc vẫn phải ở trong túi của mẹ nó”.
“Ừ,” tôi nói.”Chắc chắn là vậy”.
“Chà, ở trong cái túi đó chắc tuyệt lắm nhỉ”.
“Ừ, anh đoán vậy”.
“Em đánh cuộc rằng nó cũng giống như là ở trong tử cung vậy”.
“Anh thấy hơi lạ”.
“Thật đấy”.
Trời nóng nực quá. Tôi nghe thấy những tiếng reo hò của bọn trẻ đang chơi đùa ở hồ bơi gần đó. Những đám mây hình gợn sóng lờ lững trôi trên nền trời mùa hạ.
“Em có muốn ăn gì không?”, tôi hỏi nàng
“Một cái xúc xích nóng, ”nàng nói, ”và một chai côca nữa”.
Người bán xúc xích là một cô gái trẻ tuổi đôi mươi, nàng mang theo một cái loa ở trong cái xe đẩy thức ăn. Trong lúc chờ cô gái nấu xúc xích, tôi nghe một bản nhạc do Stevie Wonder và Billy Joel song ca.
Khi tôi trở lại chuồng kanguru, nàng nói “nhìn kìa”, chỉ tay về phía con kanguru cái.
“Nhìn kìa, nó đang ở trong túi của mẹ nó”.
Thật vậy, con kanguru con đang rúc đầu vào túi của mẹ nó. Cái túi trước bụng mẹ nó căng ra, chỉ có một mẩu tai và đuôi của con kaguru con lòi ra ngoài thôi.
“Em nghĩ là nó phải nặng lắm”.
“Kanguru rất khỏe”.
“Thật sao?”
“Vì thế chúng mới sống lâu đến vậy”.
Con kanguru mẹ đang đứng dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời mà không hề đổ một giọt mồ hôi nào. Nó gợi cho tôi nhớ đến hình ảnh một bà mẹ đang mua hàng tạp phẩm ở một siêu thị khu Aoyama-dori, sau đó thì dừng chân nơi tiệm cà phê để nghỉ ngơi chốc lát.
“Bởi vì chúng chăm sóc những con non của chúng phải không?”
“Ừ”.
“Em nghĩ nó đang ngủ”.
“Có thể”.
Chúng tôi ăn xúc xích, uống coca và thò đầu vào trước chuồng kanguru. Khi tới giờ đóng cửa, con kanguru bố đang tìm quanh máng ăn để tìm chút thức ăn còn lại. Hai mẹ con kanguru thì đang nằm nghỉ cùng nhau. Điều kỳ lạ là con kanguru cái còn lại đang nhảy vòng vòng ở giữa chuồng như đang kiểm tra tình trạng cái đuôi của mình.
Đó là ngày nóng nhất mà chúng tôi gặp trong một khoảng thời gian dài.
“Này, anh muốn uống bia không?”, nàng hỏi.
“Tuyệt đấy”, tôi trả lời.
Đúng là chuyện chẳng có gì,nhưng mà em nghĩ là ở VN cũng đang nhiều người mong ngóng vào những người ra nước ngoài du học lắm!Dĩ nhiên la cũng có nói cả những chuyện bê bối nữa!Nên tự dưng em nghĩ hoàn cảnh cũng giống như trong câu chuyện trên vậy!
Em nói không được tốt lắm,hy vọng không làm phật ý ai cả!Chỉ là vì có người gửi cho em bài viết này tới 7 lần,bất đắc dĩ em mới dám mạo muội nói thế!Có gì không phải nhất định đừng chấp trẻ con nhé![smile]
chúc mọi người 1 buổi tối vui vẻ