Viết bởi Cao Minh Viet » Bảy T5 17, 2003 7:12 am
Sau hơn một tháng triển khai nghiên cứu, chiều 14-5 nhóm tư vấn gồm TEWET (nhóm chuyên gia giao thông vận tải Đông Tây - CHLB Đức) và Trung tâm Nghiên cứu phát triển giao thông vận tải phía Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cùng một số chuyên gia quốc tế đã chính thức báo cáo dự án tiền khả thi hệ thống giao thông đô thị bánh sắt (metro) cho UBND TP Hồ Chí Minh.
Hệ thống gồm hai tuyến đường sắt với tổng chiều dài 21 km. Tuyến 1 chạy từ chợ Bến Thành đến cổng Khu công nghiệp Tân Bình (P 15, Q Tân Bình), đi qua địa bàn các quận 1, 10, 3, Tân Bình. Tuyến này trừ một đoạn cuối tuyến (quận Tân Bình) đi trên cao và mặt đất, còn lại phần lớn đi ngầm.
Tuyến 2 cũng đi từ chợ Bến Thành đến bến xe miền Tây qua địa bàn các quận 1, 5 , 11, 6. Khác với tuyến 1, tuyến 2 chủ yếu đi trên cao, trừ đoạn thuộc địa bàn quận 1 đi ngầm.
Theo tiến sĩ Trịnh Văn Chính, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển GTVT phía Nam, đến tháng 8-2003 nhóm tư vấn sẽ hoàn thành nghiên cứu khả thi. Sau đó là giai đoạn thiết kế, giải tỏa, đàm phán vay vốn, thi công với kinh phí đầu tư (bao gồm chi phí đền bù giải tỏa) lên đến trên 800 triệu USD.
Dự kiến năm 2010 đưa vào khai thác. Năm đầu có thể vận chuyển 50 triệu lượt hành khách, những năm sau sẽ đạt 70 - 100 triệu lượt khách/năm.
Sau hơn một tháng triển khai nghiên cứu, chiều 14-5 nhóm tư vấn gồm TEWET (nhóm chuyên gia giao thông vận tải Đông Tây - CHLB Đức) và Trung tâm Nghiên cứu phát triển giao thông vận tải phía Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cùng một số chuyên gia quốc tế đã chính thức báo cáo dự án tiền khả thi hệ thống giao thông đô thị bánh sắt (metro) cho UBND TP Hồ Chí Minh.
Hệ thống gồm hai tuyến đường sắt với tổng chiều dài 21 km. Tuyến 1 chạy từ chợ Bến Thành đến cổng Khu công nghiệp Tân Bình (P 15, Q Tân Bình), đi qua địa bàn các quận 1, 10, 3, Tân Bình. Tuyến này trừ một đoạn cuối tuyến (quận Tân Bình) đi trên cao và mặt đất, còn lại phần lớn đi ngầm.
Tuyến 2 cũng đi từ chợ Bến Thành đến bến xe miền Tây qua địa bàn các quận 1, 5 , 11, 6. Khác với tuyến 1, tuyến 2 chủ yếu đi trên cao, trừ đoạn thuộc địa bàn quận 1 đi ngầm.
Theo tiến sĩ Trịnh Văn Chính, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển GTVT phía Nam, đến tháng 8-2003 nhóm tư vấn sẽ hoàn thành nghiên cứu khả thi. Sau đó là giai đoạn thiết kế, giải tỏa, đàm phán vay vốn, thi công với kinh phí đầu tư (bao gồm chi phí đền bù giải tỏa) lên đến trên 800 triệu USD.
Dự kiến năm 2010 đưa vào khai thác. Năm đầu có thể vận chuyển 50 triệu lượt hành khách, những năm sau sẽ đạt 70 - 100 triệu lượt khách/năm.